CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI VẬT LIỆU BAO QUẢ ĐẾN CHẤT LƯỢNG BƯỞI THANH TRÀ TẠI HUYỆN TIÊN PHƯỚC
3.3.1. Hiệu quả của các loại vật liệu bao quả đến khả năng bảo vệ quả do sâu bệnh
Ruồi đục quả (Bactrocera sp.) họ Tephritidae, bộ Diptera có trứng hình hạt gạo, màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển sang vàng nhạt. Ruồi trưởng thành nhìn nhỏ hơn con ruồi nhà một chút, màu vàng, giữa phần ngực và bụng có eo thắt, lưng ngực màu vàng nâu, có 3 vạch màu vàng sáng, tạo thành hình chữ U. Phần bụng tròn có nhiều đốt màu hung đỏ, ở con cái có ống đẻ trứng khá dài, nhìn bề ngoài chúng có vẻ giống con ong hơn là con ruồi. Con trưởng thành khá nhanh nhậy, cánh màng phát triển vì thế chúng bay rất khoẻ và xa, di động nhanh nhẹn trên tán cây, rất nhạy cảm với tiếng động. Thành trùng (ruồi trưởng thành) hoạt động vào ban ngày. Thành trùng hiện diện suốt năm, thời gian sống của thành trùng 1 - 3 tháng. Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ quả rồi đẻ một chùm 5 - 10 trứng (thường đẻ trứng lên quả phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả). Vỏ quả nơi ruồi đục vào có màu đen, mềm, ứ nhựa (mủ), tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối quả và có thể bị rụng hoặc vẫn đeo trên cây. Dòi nở ra đục ăn trong quả (ăn thịt quả). Một quả có thể bị nhiều đòi phá hại. Quả bị dòi đục thường bị bội nhiễm các loại vi sinh vật nên thối rất nhanh. Quả bị hại thường thối và rụng. Ruồi đục quả phá hại nặng từ khi quả già đến chín.
Ngoài cây bưởi, ruồi còn tấn công lên nhiều loại cây ăn quả khác, trái cây bị ruồi đục làm giảm giá trị thương phẩm, chất lượng và không xuất khẩu được [21]
Bảng 3.16. Tỷ lệ ruồi đục quả trên các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn phát triển của quả
Công thức
Giai đoạn quả phát triển
Bao quả Quả non Quả già Thu hoạch
Số quả (quả)
TL (%)
Số quả (quả)
TL (%)
Số quả (quả)
TL (%)
Số quả (quả)
TL (%) CT1
(ĐC) 0 0 6 6,67 19 21,11 19 21,11
CT2 0 0 1 1,11 4 4,44 4 4,44
CT3 0 0 0 0 3 3,33 3 3,33
CT4 0 0 0 0 3 3,33 3 3,33
CT5 0 0 0 0 0 0 0 0
LSD0,05 0,486019
Bao quả: Giai đoạn 30 ngày sau khi tắt hoa, quả đã hình thành và có đường kính 4 - 5 cm. Lúc này ruồi đục quả chưa xuất hiện gây hại.
Giai đoạn quả non: Giai đoạn 60 - 90 ngày sau khi bao quả, lúc này đường kính quả 8 - 10 cm. Giai đoạn này, ở công thức đối chứng ghi nhận tỷ lệ quả bị ruồi đục quả hại gây hại là 6,67%.
Giai đoạn quả già: Giai đoạn 90 - 120 ngày sau bao quả, đây là giai đoạn quả phát triển mạnh, ổn định kích thước, đường kính quả 11 - 13 cm.
Giai đoạn thu hoạch: Giai đoạn sau 120 ngày sau bao quả, quả chín và bắt đầu thu hoạch.
Trên vườn thực hiện thí nghiệm, giai đoạn quả già - thu hoạch là giai đoạn ghi nhận mức độ gây hại của ruồi đục quả mạnh nhất (21,11%). Về mặt lý luận, giai đoạn quả già dòi đã phát triển bên trong quả và biểu hiện thành triệu chứng ngoài vỏ quả:
chảy nhựa ở vết đục, có phân đùn ra. Các quả bị hại giai đoạn non thối, rụng; quả bị hại giai đoạn già thường biến dạng, mã quả xấu. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát sinh phát triển của ruồi đục quả.
Diễn biến ruồi đục quả gây hại theo kết quả Nghiên cứu về ảnh hưởng của bao quả đến tỷ lệ ruồi vàng gây hại quả, mẫu mã giống bưởi Hồng Quang Tiến [31], việc sử dụng vật liệu bao quả là túi bao quả màu vàng xám (bao xi măng) và túi bao quả chuyên dụng màu trắng cho tác dụng rõ rệt trong việc giảm tỷ lệ ruồi vàng hại quả.
Ngoài ra, các nghiên cứu trên cây bưởi Diễn cho thấy, bao quả là một biện pháp hiệu quả trong việc phòng trừ ruồi đục quả. Trong đó, theo Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến mức độ sâu bệnh hại và mẫu mã quả bưởi Diễn tại Vĩnh Phúc [12], bao quả thời điểm 30 ngày sau khi tắt hoa bằng bao quả chuyên dụng màu trắng cho hiệu quả phòng trừ cao nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu về vật liệu bao quả trên cây bưởi Thanh trà tại huyện Tiên Phước.
Kết quả nghiên cứu qua bảng cho thấy, việc sử dụng biện pháp bao quả có tác dụng đối với phòng trừ ruồi đục quả. Tất các các công thức thí nghiệm đều có hiệu quả cao hơn so với đối chứng, tuy nhiên tác dụng của từng loại vật liệu khác nhau là không giống nhau. Trong đó CT5 có hiệu quả phòng trừ ruồi đục quả rất tốt, ở công thức này không ghi nhận tình trạng ruồi đục quả bưởi Thanh trà.
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ quả bưởi Thanh trà bị ruồi đục
3.3.1.2. Hiệu quả của các loại vật liệu bao quả đến khả năng bảo vệ quả do sâu đục quả hại
Sâu đục quả (Citripestis sagittiferella) gây hại cả phần vỏ quả và thịt quả. Sâu non mới nở có màu vàng nhạt, đầu màu nâu đen, sau đó màu sậm dần. Sâu mới nở đục ngay vào vỏ trái (ở bên trong vỏ trái, sâu khoảng 3 - 5 mm), ăn vỏ trái sau đó sâu lớn dần, đục sâu vào bên trong để ăn thịt trái. Giai đoạn sâu non kéo dài khoảng 2 tuần.
Sâu đục và ăn rất nhanh, thải phân tạo thành lớp mùn cưa bên ngoài vỏ trái, gây xì mủ.
Đường đục của sâu vừa mở đường cho nấm bệnh vừa hấp dẫn ruồi đục trái đến gây hại
khiến trái bị thối và rụng sớm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của trái. Sâu thường đục từ vị trí giữa trái xuống đáy trái. Sâu có thể gây hại ở tất các giai đoạn phát triển của trái từ rất sớm sau đậu trái đến trái gần thu hoạch.
Bảng 3.17. Tỷ lệ sâu đục quả trên các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn phát triển của quả
Công thức
Giai đoạn quả phát triển
Bao quả Quả non Quả già Thu hoạch
Số quả (quả)
TL (%)
Số quả (quả)
TL (%)
Số quả (quả)
TL (%)
Số quả (quả)
TL (%) CT1
(ĐC) 0 0 8 8,89 17 18,89 17 18,89
CT2 0 0 2 2,22 3 3,33 3 3,33
CT3 0 0 0 0 0 0 0 0
CT4 0 0 0 0 0 0 0 0
CT5 0 0 0 0 0 0 0 0
LSD0,05 0,486109
Giai đoạn quả non: từ khi bao quả đến 1 tháng sau bao quả, chưa ghi nhận sự phát sinh của sâu đục quả. Tuy nhiên, đến giai đoạn quả già, thời điểm 60 ngày sau bao quả sâu đục quả bắt đầu phát sinh gây hại. Sâu gây hại liên tục đến lúc thu hoạch (120 ngày sau bao quả). Sâu đục quả đục qua lớp vỏ quả, hại nặng ở những chùm có nhiều quả tiếp giáp với nhau. Quả bị hại sớm ở giai đoạn quả non chuyển màu vàng, dễ bị thối rụng, bị hại ở giai đoạn quả già chất lượng quả rất kém, mất giá trị thương phẩm.
Về mặt lý luận, các tài liệu đã công bố cho biết sâu đục quả thường gây hại nặng 2 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là khi trái 2-3 tháng tuổi và giai đoạn thứ 2 khi trái lớn chuẩn bị thu hoạch [21], [30], [37]. Quy luật phát triển gây hại của sâu đục quả tại vườn thực hiện thí nghiệm phù hợp với sự phát sinh gây hại của sâu đục quả. Trong đó, càng về giai đoạn quả già sâu đục quả gây hại càng mạnh hơn. Đây là loại sâu hại nguy hiểm trên cây có múi nói chung, bưởi Thanh trà nói riêng.
Bao quả được cho là một trong những biện pháp có tác dụng hạn chế sự gây hại của sâu đục quả đến quả bưởi. Đây là biện pháp cho hiệu quả rõ rệt và được áp dụng
tại các vùng trồng bưởi chuyên canh lớn của nước ta. So với các biện pháp hóa học và sinh học, việc bao quả để phòng trừ sâu đục quả còn có tác dụng đảm bảo chất lượng quả cũng như bảo vệ môi trường. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm được các quốc gia đặt ra rất khắt khe.
Việc áp dụng biện pháp sản xuất mang tính bền vững rất quan trọng, nhất là đối với những sản phẩm có hướng xuất khẩu.
Kết quả nghiên cứu qua bảng đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng bao quả để phòng trừ sâu đục quả gây hại. Các công thức CT3, CT4, CT5 không ghi nhận sự phát sinh gây hại của sâu đục quả bưởi. So với đối chứng có tỷ lệ quả bị sâu đục 18,89%, các công thức thí nghiệm thể hiện bao quả có tác dụng tốt trong bảo vệ quả tránh sâu đục.
Kết quả này phù hợp với các tài liệu đã công bố và thực tế sản xuất của địa phương.
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ quả bưởi Thanh trà bị sâu đục
3.3.1.3. Hiệu quả của các loại vật liệu bao quả đến khả năng bảo vệ quả do nhện hại Nhện là loài sinh vật gây hại phổ biến trên cây có múi, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng và khô là thích hợp cho nhện phát triển và gây hại mạnh. Trên cây bưởi ghi nhận 3 loài nhện hại: nhện đỏ, nhện trắng và nhện vàng. Nhện đỏ (Parnonychus cirti) gây hại trên lá là chính, nhện đỏ chích hút làm cho lá bị héo vàng. Nhện trắng (Poliphagotar sonemus latus) và nhện vàng (Phyllocoptruta oleivora) có kích thước rất nhỏ, gây hại trên phần vỏ quả bưởi. Vết nhện hại có màu vàng bạc hay màu chì lan rộng khắp bề mặt quả. Nhện tấn công làm quả nhỏ, méo mó, quả bị nhện hại có chất lượng kém do tỷ lệ nước trong phần múi bị mất đi rất nhiều, múi bưởi khô, xơ, tỷ lệ quả thương phẩm giảm.
Bảng 3.18. Tỷ lệ nhện hại trên các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn phát triển của quả
Công thức
Giai đoạn phát triển quả
Bao quả Quả non Quả già Thu hoạch
Số quả (quả)
TL (%)
Số quả (quả)
TL (%)
Số quả (quả)
TL (%)
Số quả (quả)
TL (%) CT1
(ĐC) 0 0 6 6,67 12 13,33 16 17,78
CT2 0 0 4 4,44 7 7,78 8 8,89
CT3 0 0 4 4,44 8 8,89 8 8,89
CT4 0 0 2 2,22 6 6,67 7 7,78
CT5 0 0 1 1,11 3 3,33 4 4,44
LSD0,05 1,03119
Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.18 cho thấy, các công thức thí nghiệm đều cho hiệu quả trừ nhện hại cao hơn hẳn so với công thức đối chứng.
Ở thời điểm bao quả: khi quả mới hình thành có đường kính từ 4 - 5 cm, trên các công thức thí nghiệm nhện chưa gây hại.
Giai đoạn quả non (30 ngày sau bao quả): nhện đã phát sinh gây hại trên tất cả các công thức. Do nhện có kích thước rất nhỏ, có thể chui xuyên qua kẽ trống phía miệng túi bao quả để xâm nhập gây hại. Trong đó, các công thức CT5 có tỷ lệ quả bị nhện gây hại thấp nhất (1,11%).
Giai đoạn quả già - thu hoạch: khi kích thước quả tăng, tỷ lệ nhện hại cũng tăng ở các công thức. Thời điểm thu hoạch, các công thức thí nghiệm đều có tỷ lệ quả bị nhện hại thấp hơn so với đối chứng, giảm từ 8,89 - 13,34%. Kết quả này có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Các vật liệu bao quả đã cho thấy hiệu quả trong việc bảo vệ quả tránh nhện hại. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng quả bưởi Thanh trà khi thu hoạch mà còn làm cho mẫu mã quả đẹp hơn, thu hút người tiêu dùng hơn.
Về mặt lý luận, theo Lê Thị Khánh, 2016 [21], nhện phát sinh chủ yếu ở trong những thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bóng bởi các cây khác). Nhện chích hút dịch ở lớp biểu bì trái non làm vỏ trái bị biến màu và các vết thương khô lại tạo nên những vết sần sùi gọi là da lu, da cám…ảnh hưởng đến mẫu mã của trái. Trên những vườn cam, bưởi già tỉ lệ quả bị nhện hại cao hơn so với các vườn mới bước vào thu hoạch. Trong một cây, mật độ nhện trắng trong tán luôn cao hơn ngoài tán; mật độ nhện trắng ở tán cây phía Bắc và phía Nam thường cao hơn ở phía Đông và phía Tây. Nhìn chung, nhện trắng ưa ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ.
Vụ quả bưởi Thanh trà năm 2017 có thời tiết nắng nóng, ít mưa ở giai đoạn đầu vụ. Đây là điều kiện thích hợp để nhện phát sinh gây hại. Đến giai đoạn gần thu hoạch, thời tiết có mưa nhiều hơn đã làm giảm số lượng nhện hại trên vườn. Tuy nhiên, những quả bưởi Thanh trà đã bị nhện hại trước đó không thể phục hồi. Do vậy, tỷ lệ quả bị nhện hại trong thí nghiệm không thay đổi. Kết quả về diễn biến tỷ lệ quả bị nhện hại trên các công thức thí nghiệm phù hợp với quá trình phát sinh gây hại của nhện cũng như điều kiện thời tiết địa phương.
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nhện hại quả bưởi Thanh trà