8. Kỹ thuật thu thập thông tin số liệu
1.5. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng
Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định.
Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công . . . vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.
Sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ.
Rủi ro tất yếu do quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế. Khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, có thể làm cho nợ xấu gia tăng, khiến hầu hết các doanh
nghiệp, những khách hàng thường xuyên của NH phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế cũng khiến cho các NH trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các NH nước ngoài thu hút.
Sự tấn công của hàng nhập lậu: Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình điạ lý phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới. Hàng lậu tràn lan tại các thành phố lớn với giá rẻ hơn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các NH đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm …là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình nhập lậu ở nước ta.
Thiếu sự quy hoạch, thiếu sự phân bổ đầu tư một cách hợp lý dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư một số ngành.Sự chuyển dịch vốn từ ngành không đem lại lợi nhuận qua ngành có lợi nhuận cao là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia.
Trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, tổ chức kinh tế ổn định, thu nhập của người lao động được đảm bảo sẽ tạo được nguồn lực kinh tế vững chắc để khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với NH.
Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập của mọi đối tượng thuộc các thành phần kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của NH.
Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi.
Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương: Thời gian gần đây, Quốc
hội và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động tín dụng NH xong việc triển khai lại hết sức chậm chạp. Một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ có quy định: Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì NH là tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao TSĐB cho NH để xử lý hoặc việc chuyển TSĐB nợ vay để Toà án xử lý qua con đường tố tụng …
Các cơ quan thực thi pháp luật hoạt động chưa thật hiệu quả: Một số cơ quan có thẩm quyền tương đối lỏng lẻo trong công tác cấp phép và quản lý doanh nghiệp. Sự yếu kém của các cơ quan tư pháp dẫn đến việc công chứng tài sản thế chấp sai pháp luật.
Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: Bên cạnh những cố gắng và hiệu quả đạt được, hoạt động thanh tra NH và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới, thanh tra NH còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm được đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa được phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu.
Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập. Hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng NH (CIC) của NHNN đã hoạt động hơn một thập niên và đã được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin tín dụng. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu..
1.5.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của NH:
Do NH tăng trưởng tín dụng mà không có sự kiểm soát rủi ro tín dụng: bỏ bớt các điều kiện tín dụng, thực hiện cho vay không đúng quy định, thiếu kiểm soát quản lý tín dụng trước, trong và sau khi giải ngân.
NH không có đủ thông tin để phân tích và đánh giá khách hàng dẫn đến xác định sai nhu cầu vay vốn, thời hạn trả nợ không phù hợp với vòng quay của vốn hoặc dòng đời dự án dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
NH thiếu thông tin về khách hàng nên không dự đoán được rủi ro đối với một khoản vay.
Do NH không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng: dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu bảo đảm thanh toán, từ đó sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn nhiều, hoặc dự trữ vốn quá nhiều gây ứ đọng vốn, lãng phí trong sử dụng vốn, hoặc dùng vốn ngắn hạn cho vay trung hạn quá mức quy định.
NH đánh giá không đúng về TSĐB
Do nhân viên tín dụng, cán bộ lãnh đạo yếu hoặc thiếu chuyên môn, chủ quan về khách hàng cũ, khách hàng quen biết hoặc do thiếu đạo đức nghề nghiệp.
Nguyên nhân thuộc về khách hàng
Năng lực của khách hàng là nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng. Khách hàng không đảm bảo được nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý vốn vay không hợp lý, vay vốn quá nhiều dẫn đến thiếu khả năng thanh toán. Năng lực cạnh tranh trên thị trường của khách hàng không có hoặc yếu hơn so với đối thủ. Khả năng quản trị điều hành kinh doanh của khách hàng không tốt, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý.
Có rất nhiều khách hàng không đủ năng lực pháp lý, cố tình lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích hoặc có ý định chiếm đoạt vốn NH, không có thiện chí trong việc trả nợ.
* Tóm lại, cần lưu ý rằng dù nguyên nhân từ phía khách hàng hay từ phía NH, nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều dẫn đến hậu quả là khách hàng không trả được nợ. Cần phân tích và phân định rõ nguyên nhân sẽ giúp cho NH có biện pháp xử lý thích hợp trong từng tình huống cụ thể để ngăn chặn rủi ro.