Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Tỉnh Phú Yên
NHNo & PTNT Tỉnh Phú Yên cần hỗ trợ công tác cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh cho các chi nhánh cấp dưới, kịp thời có các văn bản làm căn cứ pháp lý và cơ sở nghiệp vụ để mở rộng các sản phẩm, dịch vụ.
NHNo & PTNT Tỉnh Phú Yênphải luôn bổ sung lao động đảm bảo đủ biên chế để chi nhánh cấp dưới hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh, hạn chế tình trạng quá tải, tạo thời gian và điều kiện cho cán bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Tăng cường cơ sở vật chất cho các chi nhánh, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các chi nhánh.
Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp, kiến nghị của các chi nhánh cấp dưới, từ đó đề ra các văn bản phù hợp với thực tế hiện nay.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát tại chi nhánh NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình cho vay để có biện pháp khắc phục tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra đối với ngân hàng.
5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Với những kiến thức trong quá trình học tập và nghiên cứu, tác giả đã hoàn thiện đề tài trong khả năng của mình. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn tồn tại một số hạn chế cụ thể như sau:
- Đề tài là chưa thể đi sâu phân tích, lượng hóa các chỉ tiêu để đánh giá rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu chính xác hơn.
- Đề tài còn hạn chế về phạm vi nghiên cứu và số liệu nghiên cứu.
- Đề tài thực hiện khảo sát thực tế với bảng câu hỏi tương đối đơn giản, chủ yếu thu thập thông tin về các hộ phát triển NTTS tại các vùng nuôi tập trung.
Do vậy, nếu có đủ điều kiện, tác giả sẽ đề xuất nghiên cứu theo hướng mở rộng phạm vi về thời gian và không gian, chú trọng việc áp dụng những mô hình đo lường rủi ro tín dụng để tăng độ tin cậy cho đề tài.
5.3 Kết luận nội dung nghiên cứu
Hậu quả của rủi ro tín dụng thường có tác động rất lớn, làm NH thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, tổn hại đến uy tín, hình ảnh của NH và lớn hơn có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia. Rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, nó tồn tại khách quan trong hoạt động kinh doanh của NH, chính vì vậy cần phải có những biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế tối đa những tác động có thể có khi rủi ro xảy ra đối với NH nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung.
Nuôi trồng và phát triển thủy sản đang là ngành nghề phổ biến trên địa bàn thị xã Sông Cầu. Thực tiễn khi cho vay phát triển NTTS, NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu đã xảy ra những rủi ro tín dụng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay phát triển NTTS, cả khách quan và chủ quan. Nhưng chi nhánh đã có những giải pháp kịp thời xử lý và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng. Chi nhánh luôn chú trọng phát triển hoạt động cho vay cả về số lượng và chất lượng. Việc cho vay để phát triển NTTS phụ thuộc rất nhiều vào xu hướng thị trường, mùa vụ, thời tiết và dịch bệnh. Do đó, để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi cho vay phát triển NTTS, chi nhánh NHNo &
PTNT thị xã Sông Cầu sẽ mở rộng cho vay nếu điều kiện thị trường, điều kiện thời tiết thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát và ngược lại chi nhánh sẽ thu hẹp cho vay.
Luận văn “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay phát triển nuôi trồng thủy sản tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu” đã giải quyết được 3 vấn đề cơ bản:
- Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng tại NHTM
- Thực trạng rủi ro tín dụng cũng như những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay phát triển NTTS của NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay phát triển NTTS tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu.
Do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh NH thay đổi và cạnh tranh hàng ngày, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong được sự góp ý chỉnh sửa của Thầy cô để luận văn hoàn chỉnh hơn và có thể được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt, các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng, trường đại học Kinh tế thành phốHồ Chí Minh, các anh chị cán bộ, nhân viên chi nhánh NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
1. Cục thống kê tỉnh Phú Yên, 2016. Niên giám thống kê 2016.
2. Chi cục thống kê thị xã Sông Cầu, 2016. Niên giám thống kê 2016.
3. Ngân hàng nhà nước, 2013. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà Nước V/v Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Ngân hàng nhà nước, 2014. Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
5. Ngân hàng NNo & PTNT thị xã Sông Cầu, 2012 – 2016. Báo cáo tài chính.
6. Nghị định 55/2015/NĐ-CP Ngày 06 tháng 06 năm 2015 Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
7. Ngân hàng NNo & PTNT thị xã Sông Cầu, 2012 – 2016..Báo cáo thường niên.
8. Nguyễn Văn Tiến, 2003. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
9. Sở kế hoạch và đầu tư, 2016. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn, vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
10. Trương Quang Thông, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính.
11. Trần Huy Hoàng, 2011. Quản trị ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản Lao động - xã hội.
12. Tô Ngọc Hưng, 2014. Giáo trình tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - xã hội.