CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY PHÁT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY PHÁT
3.2.3 Giải pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề và tổn thất tín dụng
Cho vay thêm
Khi khách hàng thực sự gặp khó khăn trong hoạt động phát triển NTTS do thiếu vốn và thẩm định thấy phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì chi nhánh có thể xét cấp thêm hạn mức tín dụng, bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Đến thời điểm thu hoạch, các hộ NTTS sẽ không xuất bán nếu giá thu mua thủy sản trên thị trường thấp, chưa đạt đến mức lợi nhuận mong đợi của họ. Để có thể đợi đến thời điểm thích hợp bán ra thị trường và thu hồi vốn hoàn trả cho NH, các hộ nuôi lại cần thêm vốn để cung cấp thức ăn hàng ngày cho thủy sản nuôi. Tình trạng thiếu vốn thường xuyên xảy ra với nhóm khách hàng vay vốn tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu để phát triển NTTS .
Để quyết định có cho vay thêm hay không, nhân viên tín dụng của chi nhánh cần xem xét khách quan và xác định rõ mục đích vay vốn của khách hàng, tránh tình trạng khách hàng vay để đảo nợ, che giấu nợ xấu.
Chuyển nợ quá hạn
Khi những lý do xin gia hạn nợ không hợp lệ hoặc đã gia hạn nợ đối với nhóm khách hàng vay vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu để phát triển NTTS, mà những khách hàng này vẫn không có khả năng trả được nợ thì phải chuyển sang nợ quá hạn, đồng thời lập thông báo gửi cho khách hàng, bám sát nguồn thu để thu nợ khi đến kì hạn trả nợ gốc hoặc lãi. Chi nhánh cần chú ý phải chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn trong trường hợp nhóm khách hàng này không trả đúng hạn, không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi cũng như gia hạn nợ gốc hoặc lãi.
Xử lý nợ có vấn đề
Nợ xấu luôn tồn tại ở bất kì một NH nào do đặc điểm kinh doanh của ngành. Thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một yêu cầu khách quan. Để giảm thiểu rủi ro xảy ra, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng, để chi nhánh vừa có thể thu hồi được vốn vay, vừa không ảnh hưởng đến mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là phân khúc lớn các khách hàng phát triển NTTS, vốn đã có mối quan hệ lâu năm với chi nhánh NHNo
& PTNT thị xã Sông Cầu.
Tìm hiểu rõ thực trạng sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo, thái độ trả nợ của khách hàng, phân tích về tình hình phục hồi sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng, tình trạng và khả năng xử lý tài sản đảm bảo.
Lựa chọn phương pháp xử lý cần phải uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù và khả năng của chi nhánh tại từng thời kỳ nhằm đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý. Xử lý TSĐB là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp khác để thu hồi nợ.
Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay
Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ những nguyên nhân mà khách hàng không lường trước được.Đặc biệt rủi ro nghề nghiệp với nhóm khách hàng phát triển NTTS là vô cùng lớn. Vì vậy, NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu cần sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay nhằm hạn chế tối đa tổn thất khi rủi ro xảy ra đối với việc cho khách hàng vay vốn phát triển NTTS.
Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho TSĐB trong suốt thời gian vay nếu tài sản đó thuộc diện bắt buộc mua bảo hiểm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đa số người dân chưa có thói quen mua bảo hiểm cũng như chưa thấy được lợi ích khi sử dụng các dịch vụ bảo hiểm, chính vì vậy, nhân viên tín dụng của chi nhánh cần tư vấn cụ thể cho khách hàng biết được các lợi ích có được từ bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra.
Khởi kiện
NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu sẽ tiến hành khởi kiện khi khách hàng vay vốn để phát triển NTTS có những đặc điểm sau:
Khoản vay khó đòi, tồn đọng, mặc dù NH đã áp dụng các biện pháp xử lý, tổ chức khai thác, xử lý tài sản thế chấp nhưng không đạt hiệu quả.
Khách hàng có dấu hiệu lừa đảo không có thành ý trong trả nợ, mặc dù NH đã thực hiện các biện pháp thu nợ thông thường nhưng không đạt kết quả.
NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu sẽ tiến hành khởi kiện khách hàng theo đúng trình tự tố tụng của pháp luật để thu hồi nợ.