CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY PHÁT THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY PHÁT
2.4. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay phát triển nuôi trồng thủy sản của
2.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu
2.4.4.1 Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay tại NHNo & PTNT thị
Kinh doanh NH là ngành kinh doanh rủi ro. Sau những thành công về lợi nhuận rất lớn luôn tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro. Và một trong những rủi ro mà các NHTM đặc biệt quan tâm, đó là rủi ro tín dụng trong cho vay.
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng nguồn vốn huy động Triệu
VND 361.890 387.607 581.589 660.018 693.690 Dư nợ cho vay Triệu
VND 245.993 239.656 212.215 221.842 239.340
Nợ quá hạn Triệu
VND 5.879 8.865 6.303 4.725 3.423
Nợ xấu Triệu
VND 3.828 5.172 5.302 2.715 2.439
Dư nợ/Tổng vốn huy động % 67,97% 61,83% 36,49% 33,61% 34,50%
Nợ quá hạn/Dự nợ % 2,39% 2,61% 2,97% 2,13% 1,43%
Nợ xấu/Dư nợ % 1,56% 2,16% 2,50% 1,22% 1,02%
Nguồn: NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu
Dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào cho vay. Nếu chỉ số này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động tín dụng của NH, khi đó nguồn vốn
huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu ngược lại thì vốn huy động vẫn còn thừa.
Tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu, bình quân vốn huy động tham gia vào hoạt động cấp tín dụng chiếm trên 46%.Có thể thấy vốn huy động ngày càng tăng; tuy nhiên, NH chỉ sử dụng khoảng gần một nửa vốn huy động để cho vay. Nếu so sánh với trung bình ngành NH Việt Nam thì quy mô hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu chưa cao, có thể nói là thấp. Theo Dragon Capital, trung bình ngành NH, tỉ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động trên 60%. Năm 2012 và năm 2013, tỷ lệ này đạt trên 60%, chi nhánh đã sử dụng nguồn vốn huy động vào cho vay rất hiệu quả.Từ năm 2014 trở về sau, tỷ lệ này giảm và duy trì ổn định khoảng 35%. Nền kinh tế chưa thật sự hồi phục, nhu cầu vay vốn tăng chậm, cùng với các quy định chặt chẽ của NHNN trong hoạt động cho vay tại các tổ chức tín dụng là các nguyên nhân khiến việc sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu giảm.
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
Hình 2.5. Tình hình nợ quá hạn tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu Nguồn: NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu
Đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá về chất lượng dư nợ cho vay cũng như rủi
ro tín dụng trong cho vay, phản ánh trực tiếp công tác thẩm định của NH. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu đã có sự cải thiện đáng kể trong thời gian qua, cụ thể: Tỷ lệ nợ quá hạn cuối năm 2016 chỉ khoảng 1,43% so với mức 2,39% tại thời điểm cuối năm 2012.
Nợ xấu trên tổng dư nợ:
Hình 2.6. Tình hình nợ xấu tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu Nguồn: NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu
Tỷ lệ nợ xấu của NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu hiện duy trì khá ổn định ở mức dưới 2,5%. Cụ thể, năm 2012 tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,56%, đến năm 2016 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn là 1,02%. Trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thu nhập của các thành phần kinh tế giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay NH dẫn đến tình trạng tỷ lệ nợ xấu tại các TCTD ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu trong thời gian qua được kiểm soát ổn định ở mức thấp cho thấy NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu đã có định hướng, chính sách tín dụng đúng đắn, chất lượng hoạt động cấp tín dụng được kiểm soát tốt.
2.4.4.2 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay phát triển nuôi trồng thủy sản tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu
Bảng 2.8. Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh tế NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng dư nợ 245.993 239.656 212.215 221.842 239.340
Nuôi trồng và phát triển thủy sản 194.254 192.557 177.211 186.756 172.875 78,97% 80,35% 83,51% 84,18% 72,23%
Ngành nghề kinh tế khác 51.739 47.099 35.004 35.086 66.465 21,03% 19,65% 16,49% 15,82% 27,77%
Dư nợ xấu 3.828 5.172 5.302 2.715 2.439
Nuôi trông và phát triển thủy sản 2.954 4.513 4.732 1.874 1.856
Ngành nghề kinh tế khác 874 659 570 841 583
Tỷ lệ nợ xấu 1,56% 2,16% 2,50% 1,22% 1,02%
Tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay nuôi trồng và phát triển thủy sản so với
tổng dư nợ cho vay
1,20% 1,88% 2,23% 0,84% 0,78%
Tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay phát triển ngành nghề kinh tế khác so với
tổng dư nợ cho vay
0,36% 0,27% 0,27% 0,38% 0,24%
Nguồn: NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu
Theo bảng 2.8, có thể thấy, NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu tập trung cho vay chủ yếu ở ngành nghề phát triển NTTS. Dư nợ cho vay để phát triển NTTS tại NHNo
& PTNT thị xã Sông Cầu chiếm tỷ lệ gần 80% so với tổng dư nợ cho vay bình quân qua các năm từ 2012-2016.
Trong giai đoạn 2012-2016, nếu nợ xấu của chi nhánh cao nhất vào năm 2014 với tỷ lệ là 2,5%, thì nợ xấu của các khoản vay phát triển NTTS so với tổng dư nợ cho vay có tỷ lệ lên đến 2,23%. Các khoản nợ xấu tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu tập trung chủ yếu ở các khoản vay phát triển NTTS. Các loại hình phát triển NTTS tại địa phương rất đa dạng: nuôi bè, nuôi ao đìa, nuôi hồ chứa…Điều kiện để bắt đầu NTTS như tôm hùm, ốc hương hay các loại thủy sản khác vô cùng đơn giản. Hộ gia đình chỉ cần có bè, lồng, giống và vốn để mua thức ăn. Với bờ biển dài kết hợp các điều kiện sinh thái của đầm vịnh, việc lựa chọn địa điểm để NTTS không có gì khó.Bất kỳ ai cũng có thể NTTS nếu muốn. Các vùng nuôi thường tập trung với mật độ nuôi dày đặc, lượng thức ăn dư thừa được thải trực tiếp vào nước biển.
Nhưng không phải ai cũng có đủ vốn để đầu tư cho phát triển NTTS theo quy mô lớn. Đa phần họ đều vay vốn để trang trải chi phí đóng bè, làm lồng, mua giống và duy trì thức ăn cho việc NTTS. Họ vay mượn với nhiều hình thức, từ bạn bè, gia đình, những người cho vay nặng lãi, từ phía NH. Trong đó, vay vốn NH mà cụ thể là tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu được rất nhiều hộ dân lựa chọn. Họ quyết định vay vốn mặc dù biết rằng việc phát triển NTTS gặp rất nhiều rủi ro không thể chủ động tránh được như thời tiết, dịch bệnh, thị trường. Tuy nhiên vì lợi nhuận mà việc NTTS là rất cao so với các ngành nghề khác nên họ vẫn quyết định vay vốn để NTTS,….
Thời gian từ khi bắt đầu nuôi cho đến khi thu hoạch thủy sản nuôi cần khoảng 12 tháng – 24 tháng tùy vào loại thủy sản và kỹ thuật nuôi trồng. Thường xuyên xảy ra tình trạng, vì không lên kế hoạch tài chính chi tiết, các khoản chi phí cần thiết bị vượt quá số tiền dự tính, khi chưa thể thu hoạch để thu hồi vốn trả gốc và lãi cho chi nhánh, thì các hộ nuôi trồng đã bị hụt vốn. Điều này dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh đối với các khoản vay phát triển NTTS luôn chiếm tỷ trọng cao trong nợ xấu của toàn chi nhánh.
Dựa trên kết quả phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay phát triển nuôi trồng thủy sản tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu, tác giả đưa ra những đánh giá như sau:
Về thành công đạt được:
Thứ nhất, hoạt động cho vay NTTS từ năm 2012-2016 mang lại cho NHNo &
PTNT thị xã Sông Cầu nguồn thu nhập rất lớn, do tỷ trọng dư nợ cho vay NTTS chiếm hơn 70% tổng dư nợ của chi nhánh. Điều này đến từ đặc điểm địa lý và kinh tế của địa phương là ở miền biển và kinh tế chính dựa vào đánh bắt, NTTS.
Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu được duy trì mở mức thấp, điều này cho thấy rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay phát triển NTTS tại NH được kiểm soát tốt.
Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được và tốt nhất là ở mức 1-3%. Từ năm 2012-2016 tỷ lệ nợ xấu luôn trong ngưỡng cho phép, giai đoạn 2012-2014 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng dao động tăng trên 1% có khi lên 2% nhưng từ năm 2015-2016 giảm xuống dưới mức 1%. Điều này thể hiện hoạt động cho vay NTTS tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu đạt được hiệu quả cao. Tỷ lệ nợ xấu thấp thể hiện khả năng thanh toán, hoàn trả nợ cho NH của khách hàng là nhanh chóng, đúng thời hạn.
Về những tồn tại, hạn chế:
Một là, mặc dù tỷ lệ nợ xấu của cho vay phát triển NTTS giảm trong tổng dư nợ của chi nhánh, nhưng nếu so sánh với chính dư nợ cho vay phát triển NTTS thì tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể, đến năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 1.02% thì tỷ lệ nợ xấu của riêng khoản cho vay phát triển NTTS là 1,07%. Điều này cho thấy rủi ro trong hoạt động tín dụng dành cho đối tượng NTTS cao hơn so với mức rủi ro tín dụng bình quân của chi nhánh.
Hai là, tỷ trọng dư nợ cho vay NTTS trong tổng dư nợ có xu hướng giảm, đồng thời quy mô dư nợ cho vay NTTS cũng giảm xuống kể từ năm 2014. Điều này thể hiện chi nhánh đang có sự sụt giảm trong cho vay phát triển NTTS. Nếu so sánh quy mô dư
nợ cho vay đang sụt giảm với sự tăng lên trong tỷ lệ nợ xấu thì đây cũng là một vấn đề đáng lo ngại về rủi ro tín dụng đối với hoạt động NTTS tại chi nhánh.
Ba là, mặc dù tỷ lệ nợ xấu ở mức chấp nhận được nhưng bên trong đó vẫn tiềm ẩn rủi ro mất vốn cao hơn so với các lĩnh vực cho vay khác của chi nhánh do đặc điểm riêng có của lĩnh vực NTTS. Cụ thể, hoạt động NTTS phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên và dễ chịu tác động bởi việc nuôi trồng của những chủ thể kinh doanh khác trong khu vực (như ô nhiễm, dịch bệnh), hiệu quả sản xuất có thể nằm ngoài dự tính của khách hàng vay và do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Hơn nữa, CBTD cũng khó có thể nhìn thấy và đánh giá đúng chất lượng của nguồn trả nợ (vốn là những vật nuôi nằm dưới biển), vì vậy việc kiểm soát rủi ro trở nên khó khăn hơn.
Bốn là, dư nợ cho vay NTTS chiếm tỷ trọng lớn, dẫn đến nguy cơ tập trung rủi ro tín dụng. Trong khi đó, với những đặc thù riêng của hoạt động NTTS là rủi ro tương quan lớn, một khi xảy ra rủi ro đối với một khách hàng thì khả năng rủi ro đối với các khách hàng khác là rất cao, làm ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ đối với toàn bộ khu vực mà NH cho vay.
Những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Thứ nhất, nguyên nhân từ môi trường tự nhiên.
Hoạt động NTTS chịu tác động lớn từ điều kiện thời tiết, trong khi đó địa bàn thị xã Sông Cầu thuộc khu vực miền Trung của Việt Nam, thường xuyên xảy ra mưa bão, trong khi đó một số loại thủy sản phải tiến hành nuôi trồng trong thời gian dài nên khó tránh được chu kỳ thời tiết.
Hơn nữa, hiện nay do việc mở rộng NTTS quá nhanh, nguồn nước NTTS bị ô nhiễm. Điều này không ảnh hưởng riêng đến một khách hàng nào mà ảnh hưởng chung đến toàn bộ khu vực, đe dọa đến khả năng thu hồi nợ của NH.
- Thứ hai, nguyên nhân từ môi trường vĩ mô
o Thủy sản là một trong những sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
Tuy nhiên, do Phú Yên là một tỉnh nghèo, kinh tế chưa phát triển so với các
khu vực khác trong cả nước, hoạt động xuất nhập khẩu còn hạn chế. Các hộ nuôi trồng do đó gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra. Tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn còn diễn ra ở địa phương.
o Việc NTTS hiện nay được thực hiện một cách tự phát, thiếu sự phân bổ và quy hoạch của các cơ quan hữu quan cũng như sự quan tâm của các hiệp hội nghề nghiệp. Vấn đề này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về ô nhiễm nguồn nước, chất lượng nuôi trồng, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cho NH.
o Hành lang pháp lý về TSĐB vẫn còn nhiều khó khăn cho NH trong việc xử lý nợ. Cho vay NTTS thuộc một trong các lĩnh vực cho vay ưu tiên theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo đó khách hàng có thể vay không có bảo đảm với số tiền tối đa là 500 triệu đồng dành cho hộ NTTS. Mặc dù nghị định này quy định khách hàng phải giao nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho NH nhưng trên thực tế việc xử lý tài sản rất khó khăn vì hai bên không ký kết hợp đồng bảo đảm cũng như không đăng ký giao dịch bảo đảm. Đối với những hợp đồng có tài sản bảo đảm, việc xử lý cũng không phải dễ dàng vì một số khách hàng không hợp tác, gây khó khăn cho NH trong việc bán tài sản bảo đảm. Hiện nay, pháp luật chỉ quy định NH được quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khách hàng nhưng không có hướng dẫn cũng như chế tài nào khi khách hàng không hợp tác.
- Thứ ba: Nguyên nhân từ phía NH.
o Việc thu thập thông tin trong một số trường hợp còn gặp khó khăn do đối tượng khách hàng chủ yếu ở khu vực nông thôn, giao thông chưa thuận tiện, địa bàn cho vay cách xa trụ sở của chi nhánh. Hơn nữa, thông tin tài chính của khách hàng nông thôn rất khó tin cậy do dựa vào chủ yếu kinh nghiệm của CBTD, quá trình phỏng vấn khách hàng, khảo sát thực tế và các thông tin này không có cơ quan nào xác nhận.
o Một vài trường hợp định giá tài sản bảo đảm chưa chính xác do kinh nghiệm của CBTD cũng như những yếu tố thay đổi từ môi trường bên ngoài mà CBTD không lường trước được. Hơn nữa, vẫn còn xảy ra một số trường hợp cho vay không đúng với mục đích trên hợp đồng tín dụng do CBTD tin vào khả năng hoàn trả của khách hàng cũng như ỷ lại vào tài sản bảo đảm.
- Thứ tư: Nguyên nhân từ phía khách hàng
o Trình độ NTTS của một số khách hàng còn thấp, dựa vào kinh nghiệm là chính và chưa áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật nuôi trồng, dẫn đến năng suất, hiệu quả kinh doanh thấp, từ đó làm ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cho ngân hàng.
o Hiểu biết về tài chính của khách hàng thấp, một số khách hàng còn có tâm lý chây ì trong việc trả nợ. Sống ở khu vực nông thôn, vốn là địa phương có nhiều hộ nghèo, nhiều khách hàng vẫn còn tâm lý ỷ lại và trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, hy vọng sẽ có chính sách hỗ trợ khi họ không trả được nợ vay. Điều này dẫn đến sự lơ là trong việc trả nợ cũng như nguy cơ mất vốn cho NH.
2.4.4.3. Ứng dụng mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng để đánh giá rủi ro tín dụng khi cho vay phát triển nuôi trồng thủy sản tại NHNo &
PTNT thị xã Sông Cầu.
a. Mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại NHNo & PTNT
Mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHNo & PTNT Việt Nam là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với NH, cụ thể là khách hàng không thể trả được lãi, gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác. Các tình huống này là các rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp vốn của NH. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang
điểm, dựa vào các thông tin tài chính, phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng.
Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được thực hiện nhằm hỗ trợ NH cấp vốn trong việc ra quyết định cấp tín dụng, xác định được hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay; giúp NH giám sát và đánh giá khách hàng khi còn dư nợ. Xếp hạng khách hàng cho phép NH cấp vốn lường trước được những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi để có những biện pháp đối phó kịp thời.
Do tính chất khác nhau giữa các khách hàng, để chấm điểm tín dụng được chính xác, khoa học, NHNo & PTNT Việt Nam phân chia các khách hàng vay thành hai nhóm: nhóm khách hàng doanh nghiệp và nhóm khách hàng cá nhân.
Do đặc thù khách hàng vay vốn để phát triển NTTS là hộ gia đình cá nhân là chủ yếu nên tác giả chỉ trình bày mô hình chấm điểm và xếp hạng khách hàng tại NHNo &
PTNT thị xã Sông Cầu đối với nhóm khách hàng cá nhân.
b. Cách chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại NHNo & PTNT thị xã Sông Cầu
Sau khi điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin của khách hàng qua hồ sơ khách hàng cung cấp, phỏng vấn trực tiếp khách hàng…, NH sẽ áp dụng bảng điểm chi tiết để chấm điểm thông tin cá nhân cơ bản của khách hàng. Nếu khách hàng đạt tổng điểm >0 thì NH sẽ tiếp tục áp dụng biểu điểm chi tiết để chấm điểm tiêu chí quan hệ với NH.Trên cơ sở đó, NH sẽ xếp hạng được khách hàng để ra những quyết định liên quan đến cho vay.
c. Kết quả ứng dụng mô hình
* Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Tác giả đã tiến hành khảo sát thông tin khách hàng thông qua bảng gồm 15 câu hỏi đóng dựa trên bảng chấm điểm thông tin cá nhân cơ bản của khách hàng và bảng chấm điểm tiêu chí quan hệ với NH quy định tại NHNo & PTNT Việt Nam (xem phụ lục)