2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đất sản xuất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành tại 3 xã bao gồm xã Vạn Bình, Vạn Thắng và Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Phạm vi thời gian: số liệu đề tài được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2015.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Hiện trạng sử dụng đất và tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại 3 xã nghiên cứu thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý tại 3 xã nghiên cứu của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu
- Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thứ cấp từ các niên giám thống kê cấp huyện và xã, các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội và các báo cáo liên quan khác tại các cơ quan như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Vạn Ninh, Phòng Thống kê, UBND 3 xã nghiên cứu.
- Số liệu sơ cấp:
Chọn 3 xã nghiên cứu đại diện cho 3 vùng sinh thái bao gồm:
+ Vùng đồi núi: Xã Xuân Sơn + Vùng đồng bằng: Xã Vạn Bình + Vùng ven biển: Xã Vạn Thắng
Thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra: Điều tra 30 hộ/xã, tổng số 90 hộ điều tra. Hộ điều tra được chọn ngẫu nhiên từ danh sách hộ của xã. Nội dung điều tra theo phiếu như trình bày ở phần phụ lục.
2.4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê so sánh
- Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: Loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ... Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu:
* Hiệu quả kinh tế: Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha đất của các loại hình sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:
- Giá trị sản xuất (GTSX): Là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất).
- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ chi phí vật chất quy ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ, nhiên liệu, nguyên liệu,…)
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả:
- Giá trị gia tăng (GTGT): Là giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất được xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian
GTGT = GTSX – CPTG
- Hiệu quả kinh tế tính trên ngày công lao động thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng loại hình sử dụng đất và từng loại cây trồng, để so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động.
GTNC = GTGT/LĐ
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành. Các chỉ tiêu đạt giá trị càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
* Hiệu quả xã hội: Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau: mức thu hút lao động giải quyết việc làm, giá trị ngày công lao động của từng kiểu sử dụng đất.
* Hiệu quả môi trường:
Trên cơ sở phiếu điều tra, tính mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bình quân và nhận xét về khả năng ảnh hưởng của nó đến môi trường.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong huyện nhằm đưa ra những đánh giá chung về tình hình phát triển nông nghiệp cũng như tình hình sử dụng đất hiện nay.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu và biểu đồ.
2.4.5. Phương pháp minh họa bằng sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh
Sử dụng sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh minh họa các kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 3