CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá hiện trạng và tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Vạn Ninh
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015
STT Loại đất Mã Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 56183,16 100
1 Đất nông nghiệp NNP 35410,51 63,03
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8603,57 15,31
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6576,83 11,71
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2026,74 3,61
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 25488,22 45,37
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 8050,59 14,33
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 17437,63 31,04
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1244,73 2,22
1.4 Đất làm muối LMU 59,05 0,11
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 14,95 0,03
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3487,58 6,21
2.1 Đất ở OCT 646,84 1,15
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 557,96 0,99
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 88,87 0,16
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2104,17 3,75
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 62,04 0,11
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 9,11 0,02
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 119,34 0,21
2.6 Đất sông , ngòi, kênh, rạch, suối dùng
SON 337,89 0,60
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 204,56 0,36
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,63 0,01
3 Đất chưa sử dụng CSD 17285,07 30,77
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 654,94 1,17
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 16630,13 29,60
(Nguồn: Thống kê Đất đai huyện Vạn Ninh, năm 2015)
Theo số liệu thống kê năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của huyện 56183,16 ha. Trong đó:
Đất nông nghiệp 35410,51 ha, chiếm 63,03% tổng diện tích tự nhiên;
Đất phi nông nghiệp là 3487,58 ha, chiếm 6,21% tổng diện tích tự nhiên;
Đất chưa sử dụng là 17285,07 ha, chiếm 30,77% tổng diện tích tự nhiên.
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp năm 2015 là 35410, 51 ha. Trong đó:
+ Diện tích đất lúa nước là 4646, 45 ha, chiếm 8,27% diện tích đất nông nghiệp + Diện tích đất lúa nước, gồm diện tích đất chuyên lúa là 3.432,81 ha, diện tích đất trồng lúa nước còn lại là 1.213,64 ha, tập trung nhiều nhất tại xã Đại Lãnh, Vạn Thọ, Vạn Long, Vạn Phước, Vạn Bình, Vạn Thắng, Xuân Sơn.
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015
STT Loại đất Mã Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%) 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 35410,51 63,03 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8603,57 15,31
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6576,83 11,71
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4646,45 8,27
1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 3,432,81 6,11 1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 1,213,64 2,16 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1930,38 3,44
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2026,74 3,61
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 25488,22 45,37
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 8050,59 14,33
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 17437,63 31,04
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1244,73 2,22
1.4 Đất làm muối LMU 59,05 0,11
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 14,95 0,03
(Nguồn: Thống kê đất đai huyện Vạn Ninh, năm 2015)
+ Đất trồng cây lâu năm có diện tích 8050,59 ha, chiếm 3,61% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu tại các xã Đại Lãnh, Vạn Bình, Vạn Long, Vạn Khánh.
+ Đất rừng phòng hộ có diện tích 17437,63 ha chiếm 31,04% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu tại các xã Vạn Phú, Vạn Bình, Vạn Long, Vạn Khánh, Vạn Phước, Xuân Sơn.
+ Đất rừng sản xuất có diện tích 9.461,65 ha chiếm 14,33% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu tại các xã Vạn Phú, Vạn Bình, Vạn Long, Vạn Khánh, Vạn Phước, Xuân Sơn, Vạn Thọ.
+ Đất nuôi trồng thủy sản là 1244,73 ha, chiếm 2,22% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu tại các xã Vạn Long, Vạn Khánh, Vạn Phước, Vạn Thọ, Thị trấn Vạn Giã.
3.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Trong những năm qua, nông nghiệp vẫn được xác định là thế mạnh của Vạn Ninh, huyện đã triển khai nhiều chương trình, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tích cực chỉ đạo đổi mới cơ cấu giống lúa, trà lúa, xây dựng vùng lúa chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Người dân trên địa bàn huyện đã thực hiện có hiệu quả việc đổi mới cơ cấu giống, mùa vụ, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với thị trường vào sản xuất.
3.2.3.1. Trồng trọt
Bảng 3.5. Tình hình sản xuất lương thực của huyện Vạn Ninh từ 2010 – 2015
TT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2015 Tốc độ tăng
bình quân DT
(ha)
NS (tạ/ha)
SL (tấn)
DT (ha)
NS (tạ/ha)
SL (tấn)
DT (ha)
NS (tạ/ha)
SL (tấn) 1 Cây lương thực 11.295 92,4 53.948 11.579 105,7 64.294 284 14,56 10.283,6 - Lúa 9.853 49,2 47.459 9.987 55,9 56.428 134 8,86 8.825,1 - Ngô 1.442 43,2 6.489 1.592 49,8 7.866 140 5,7 1.458,5 2 Cây có củ 2.619 345,7 48.430 2.753 430,4 62.616 77 81,2 14.186 - Khoai các loại 378 143,9 2.520 282 184,3 2.345 - 125 38,9 - 262,0 - Sắn 2.241 201,8 45.910 2.471 246,1 60.271 202 42,3 14.448,0
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vạn Ninh, năm 2010, 2015)
Trong giai đoạn 2010-2015, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đến năm 2015 là 14332 ha. Trong đó: Diện tích cây lương thực tăng 284ha; diện tích rau màu tăng 441 ha; diện tích các loại đậu tăng 515 ha; diện tích cây có củ tăng 77 ha.
+ Cây lương thực có hạt:
Trong những năm qua, sản xuất lương thực vẫn ổn định và phát triển. Cây lúa giữ vai trò chủ đạo trong nhóm cây lương thực có hạt, với diện tích gieo trồng năm 2015 là 9.987 ha, sản lượng đạt 56.428 tấn. Cây ngô có diện tích là 1.592 ha và sản lượng đạt 7.866 tấn. Trong giai đoạn 2010 - 2015, diện tích gieo trồng lúa tăng 134 ha, sản lượng lúa năm 2015 tăng 8.969 tấn so với năm 2010. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 288 kg/người (năm 2010) và đến năm 2015 đạt 354,9 kg/người.
Bảng 3.6. Tình hình phát triển cây thực phẩm và cây công nghiệp
TT Loại cây trồng
Năm 2010 Năm 2015 Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2010 - 2015 DT
(ha)
NS (tạ/ha)
SL (tấn)
DT (ha)
NS (tạ/
ha)
SL (tấn)
DT (ha)
NS (tạ/ha)
SL (tấn) I Rau các loại, đậu các loại
1 Rau 1.202 114,0 13.559 1.643 146,5 24.398,6 441 34,58 10.834,8 2 Đậu đỗ 369 28.0 522 884 34,7 1.486,5 515 5,69 963,5 II Cây công nghiệp ngắn ngày
1 Mía 811 526,0 42.524 782 562,8 43.789,0 - 29 36,4 1.283,0 2 Lạc 1.245 17,8 2.234 1.335 23,0 2.965,8 78 4,6 742,8
4 Vừng 182 3,9 64 179 4,3 82,1 7 0,9 16,5
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vạn Ninh, năm 2010, 2015) + Cây thực phẩm: Diện tích rau các loại 1.643 ha, năng suất trung bình đạt 146,5 tạ/ha; sản lượng đạt 24.398,6 tấn tăng khoảng 10.834,8 so với năm 2010. Đậu các loại diện tích khoảng 884 ha, năng suất trung bình đạt 34,7 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1.486,5 tấn tăng 608,9 tấn so với năm 2010. Đậu xanh diện tích khoảng 278 ha, năng suất trung bình đạt 16,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 453,2 tấn tăng 354,4 tấn so với năm 2010. Bước đầu đã hình thành vùng chuyên canh rau ở Vạn Bình và một số khu vực khác có chân đất bằng cho giá trị sản xuất cao hơn.
+ Cây công nghiệp ngắn ngày:
Hiện nay, tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày trên toàn huyện là 2.296 ha; tổng sản lượng ước đạt 46.833,19 tấn. Trong đó, diện tích trồng lạc là lớn nhất với 1.335 ha; diện tích trồng mía là 782 ha; diện tích trồng vừng là 179 ha.
3.2.3.2. Thực trạng sản xuất ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu và tạo nguồn thu nhập cho các hộ nông dân trong huyện. Vật nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện là trâu, bò, lợn và gia cầm. Những năm gần đây, với phong trào thực hiện chương trình “nạc hóa” đàn lợn,
“Sind hóa” đàn bò, hình thành các hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp nên tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi khá và ổn định cả về số lượng và chất lượng. Bước đầu có sự chuyển dịch về cơ cấu giống theo hướng chất lượng, năng suất, hiệu quả cao, phát triển mạnh đàn lợn, đàn bò. Năm 2015, sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 15.854 tấn; bò là 112 tấn; trâu là 315 tấn.
Bảng 3.7. Tình hình phát triển chăn nuôi qua các năm
TT Chỉ tiêu ĐVT
Tình hình phát triển qua các năm 2011 2012 2013 2014 2015
1 Đàn trâu Con 1.858 1.737 1.784 1.875 1.979
2 Đàn bò Con 58.226 49.917 49.378 50.417 51.041 3 Đàn lợn Con 54.414 51.878 49.241 47.721 47.012
4 Đàn dê Con 567 628 611 526 431
5 Đàn gia cầm 1000 con 271.584 280.718 327.789 359.911 329.522 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vạn Ninh, năm 2015) Phát triển mạnh chăn nuôi tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực. Kết quả mà ngành chăn nuôi đạt được chẳng những nâng cao thu nhập của người nông dân mà còn nâng cao mức sống chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, chăn nuôi trên địa bàn huyện phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế nói chung, vào thị trường và các giải pháp kỹ thuật tổ chức sản xuất trong ngành.
Theo đánh giá của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, hiện nay sản phẩm phụ của ngành trồng trọt mà có thể cung cấp cho ngành chăn nuôi sử dụng làm thức ăn vẫn còn thiếu. Đối với trâu, bò thiếu khoảng 35% (tương đương với 22
ngàn tấn), đối với gia cầm thiếu khoảng 22% (tương đương với 17,7 ngàn tấn), còn đối với lợn thì thiếu khoảng 7% (tương đương với 6,4 ngàn tấn).