Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Vạn Ninh nằm về phía Bắc tỉnh Khánh Hoà, cách thành phố Nha Trang 60km, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây và Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp thị xã Ninh Hoà.

Vạn Ninh có một vị trí đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; Huyện có Vịnh Vân Phong, Vịnh có phần đất vươn ra biển Đông xa nhất Việt Nam, nơi đón ánh Mặt Trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nằm gần hải phận quốc tế nhất Việt Nam. Với độ sâu trung bình 20-27 mét và ưu thế kín gió, gần đường hàng hải quốc tế, vịnh được qui hoạch thành cảng nước sâu để giao thương quốc tế, đặc biệt như trung chuyển dầu khí của Việt Nam. Đồng thời với ưu điểm về sự trong sạch, yên tĩnh và nét sơ khai, hoang dã, vịnh cũng được phát triển thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng cho các du khách nước ngoài.Vịnh được Hiệp hội Du lịch thế giới (WTO) và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đánh giá là khu du lịch nhiệt đới phức hợp với bãi tắm đẹp.

Nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước như quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam, nối liền Vạn Ninh với các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Huyện có vị trí gần sân bay Đông Tác - Phú Yên (cách 50km), có giao thông đường biển thuận lợi,... đã tạo nên một Vạn Ninh tương đối hoàn chỉnh về lĩnh vực giao thông.

Vạn Ninh nằm trong quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Phong và Khu kinh tế Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hoà. Yếu tố này vừa là lợi thế trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tư, song nó cũng là một thách thức lớn đối với Vạn Ninh trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút chất xám, chiếm lĩnh thị trường trong vùng

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Vạn Ninh khá phức tạp, có vùng đồng bằng trũng ven quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.

Vạn Ninh có độ cao từ 0 m đến 1.370 m so với mặt nước biển, trong đó có những đỉnh núi cao như núi Hòn Chảo (Vạn Lương), núi Hòn Am (Vạn Bình), Hòn Vung (Vạn Long), Núi Đá Trãi, núi Dốc Rẽ (Vạn Phước)...

- Vùng địa hình bằng thấp, độ dốc dưới 3o: Đây là vùng tập trung đông dân cư, cơ sở hạ tầng xã hội và đất đai sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,.... Vùng địa hình này phân bố ở khu vực trung tâm huyện và các khu vực dọc quốc lộ 1A, có diện tích 15.100 ha, chiếm 27,31 % tổng diện tích tự nhiên.

- Vùng địa hình có độ dốc 3 –> 15o: Đây là khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi núi, có diện tích 11.500 ha, chiếm 20,80% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

- Vùng địa hình này tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam huyện, là nơi sản xuất cây lâu năm, cây lâm nghiệp và khai thác đất, đá xây dựng.

- Vùng địa hình có độ dốc trên 15o: Loại địa hình này chủ yếu là đồi núi, có diện tích 28.698,07 ha, chiếm 51,89% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và phân bố chủ yếu ở phía Tây - Tây Nam huyện. Hiện nay, trên dạng địa hình chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng và đất lâm nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Vạn Ninh thuộc tiểu vùng khí hậu II.2.1 của tỉnh Khánh Hòa (tiểu vùng khí hậu Vạn Ninh - Ninh Hoà). Nhiệt độ mùa hè và mùa đông của tiểu vùng này chênh lệch với tiểu vùng khí hậu Nha Trang - Diên Khánh khá rõ rệt: Mùa đông thì lạnh hơn từ 0,1-0,2OC/tháng, với hiện tượng gió mạnh khác biệt tại Tu Bông; mùa hè thì ngược lại nóng hơn từ 0,1-0,2OC/tháng, với chế độ gió Tây khô nóng và dông nhiệt nổi trội.

Lượng mưa năm trung bình ở Vạn Ninh từ 1.400 - 1.600mm, biên độ nhiệt độ hàng tháng dao động 5-7OC, bốc hơi khả năng dưới 1.500mm, bốc hơi thực tế 929mm, lượng dòng chảy 521mm, hệ số dòng chảy 0,46-0,48.

3.1.1.4. Thủy văn a. Sông, suối

Huyện Vạn Ninh có tổng diện tích lưu vực các sông suối nhỏ khoảng 240 km2 với tổng lượng nước đến trung bình là 91.106 m3 bao gồm một số sông như sau:

- Sông Cạn có diện tích lưu vực là 86 km2, chiều rộng bình quân lưu vực 6,1 km đổ ra biển Hải Triều, chiều dài 14 km, sông có nước quanh năm.

- Sông Đồng Điền có diện tích lưu vực 113 km2 dài 18 km, chiều rộng bình quân lưu vực là 6,3 km đổ ra biển tại xã Vạn Thắng.

- Sông Hiền Lương có diện tích lưu vực là 154 km2, chiều rộng bình quân lưu vực là 8,6 km, dài 18 km, sông có nước quanh năm.

b. Biển và thuỷ triều

- Thuỷ triều: thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ nhật triều trung bình lớn nhất từ 1,4 - 3,4 m.

- Độ mặn: Biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6%.

- Độ pH nước: vùng cửa sông và đầm có độ pH thay đổi từ 7,5 - 6,6.

- Mức nước biển dâng trung bình 1,28 m.

3.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, bổ sung bản đồ đất tỉnh Khánh Hoà, huyện Vạn Ninh có những nhóm đất sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích các loại đất huyện Vạn Ninh

STT LOẠI ĐẤT

HIỆU

DIỆN TÍCH (ha)

Tỷ lệ (%)

TỔNG 55.298,07 100,00

I NHÓM BÃI CÁT, CỒN CÁT VÀ ĐẤT

CÁT BIỂN C 5.871,00 10,62

1 Đất cát biển C 5.871,00 10,62

III NHÓM ĐẤT MẶN M 777,00 1,41

2 Đất mặn ít và trung bình M 777,00 1,41

IV NHÓM ĐẤT PHÙ SA P 5.217,00 9,43

3 Đất phù sa không được bồi chua Pc 1.165,00 2,11

4 Đất phù sa gley Pg 3.536,00 6,39

5 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 384,00 0,69

6 Đất phù sa ngòi suối Py 132,00 0,24

V NHÓM ĐẤT XÁM VÀ BẠC MÀU X; B 2.431,00 4,40

7 Đất xám trên phù sa cổ X 624,00 1,13

8 Đất xám trên trên Macma acid và đá cát Xa 1.807,00 3,27

VI NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG F 34.097,32 61,66

9 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 2.218,00 4,01

STT LOẠI ĐẤT HIỆU

DIỆN TÍCH (ha)

Tỷ lệ (%) 10 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 31.735,32 57,39

11 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 9,00 0,02

12 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 135,00 0,24

VII NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎ TRÊN NÚI H 4.838,00 8,75

13 Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit Ha 4.838,00 8,75

VIII NHÓM ĐẤT THUNG LŨNG D 21,00 0,04

14 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 21,00 0,04

IX NHÓM ĐẤT XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐÁ E 1.304,75 2,36

15 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 1.304,75 2,36

(Nguồn: UBND huyện Vạn Ninh, 2015) - Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát ven biển: Diện tích 5.871 ha, chiếm 10,62

% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các khu vực Đầm Môn - xã Vạn Thạnh. Hiện nay vùng đất cát khu vực Đầm Môn được khai thác làm vật liệu xây dựng và xuất khẩu.

- Nhóm đất mặn: Diện tích 777 ha, chiếm 1,41 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Vạn Khánh, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Thọ. Hiện nay vùng đất mặn đã được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản.

- Nhóm đất phù sa: diện tích 5.217 ha, chiếm 9,43 % diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó:

+ Đất phù sa không được bồi, chua có diện tích 1.165 ha.

+ Đất phù sa có tầng gley có diện tích 3.536 ha.

+ Đất phù sa ngòi suối có diện tích 132 ha.

+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng có diện tích 384 ha.

Nhóm đất phù sa chủ yếu phân bố ven các sông, suối chính trên địa bàn huyện, tập trung nhiều tại khu vực sản xuất lúa nước hai bên quốc lộ 1 A. Đây là vùng đất tốt nhất và là nơi sản xuất nông nghiệp (canh tác lúa, hoa màu...) của huyện.

- Nhóm đất xám bạc màu có diện tích 2.431 ha, chiếm 4,4% diện tích tự nhiên toàn huyện và phân bố chủ yếu ở khu vực địa hình sườn đồi, hiện nay vùng đất này được sử dụng trồng cây màu hàng năm (ngô, sắn...) và cây lâu năm.

- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 34.097,32 ha, chiếm 61,66 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, đất có tầng dày mỏng, độ dốc lớn, thảm thực vật chủ yếu là cây rừng, cây bụi xen gỗ rải rác.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 4.838 ha, chiếm 8,75 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, đất có tầng dày khá, thảm thực vật chủ yếu là cây rừng, cây bụi xen gỗ rải rác.

- Nhóm đất thung lũng dốc tụ có diện tích 21 ha, chiếm 0,04 % diện tích tự nhiên toàn huyện.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 1.304,75 ha, chiếm 2,36 % diện tích tự nhiên toàn huyện, hiện nay đã có một số doanh nghiệp khai thác đá làm vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)