CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Vạn Ninh
3.3.1. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện
Trên cơ sở nghiên cứu tại địa bàn huyện Vạn Ninh nói chung và các điểm nghiên cứu nói riêng cho thấy, các công thức luân canh cây trồng rất đa dạng và phong phú. Qua thực tế điều tra, có các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính sau: Chuyên lúa, Lúa – màu, chuyên màu, cây lâu năm. Đất nông nghiệp huyện Vạn Ninh được chia thành 3 vùng chính có địa hình, tính chất đất và tập quán canh tác khác nhau bao gồm:
* Tiểu vùng 1: Đất đồng bằng
Đây là vùng có nhóm đất phù sa với diện tích 5.217 ha, chiếm 9,43 % diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó: đất phù sa không được bồi, chua có diện tích 1.165 ha;
Đất phù sa có tầng gley có diện tích 3.536 ha; Đất phù sa ngòi suối có diện tích 132 ha; Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng có diện tích 384 ha; Nhóm đất phù sa chủ yếu phân bố ven các sông, suối chính trên địa bàn huyện, tập trung nhiều tại khu vực sản xuất lúa nước hai bên quốc lộ 1A. Đây là vùng đất tốt nhất và là nơi sản xuất nông nghiệp (canh tác lúa, hoa màu...) của huyện.
Địa hình xã Vạn Bình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình bị phân cách rõ rệt bởi sông Đồng Điền. Phía Đông Bắc sông Đồng Điền là gò đồi cao và rừng núi, phần đất này phát triển chủ yếu là rừng, hoa màu và một phần ruộng có diện tích khoảng 4.500 ha chiếm khoảng 80% tổng diện tích tự nhiên của xã. Phía Tây Nam sông là phần địa hình bằng, thấp, khu dân cư và đất đai vụ lúa, các sông suối đều chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đất nông nghiệp bằng phẳng, ít chia cắt, có diện tích khoảng 1.165 ha chiếm khoản 20% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Cây trồng chủ yếu trong vùng này là cây rau màu, cây lương thực. Chúng tôi chọn xã Vạn Bình làm điểm nghiên cứu. Các loại hình sử dụng đất của vùng được thể hiện trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 (xã Vạn Bình) Loại hình
sử dụng đất
Diện tích (Ha)
Tỷ lệ
(%) Kiểu sử dụng
Tổng diên tích đất sản
xuất nông nghiệp 845,91 100,00
1. Chuyên lúa 214,87 25,40 1. Lúa đông xuân – lúa hè thu
2.Lúa – màu 469,20 55,47
2. Lúa đông xuân – lúa hè thu – lạc 3. Lúa đông xuân – lạc – sắn
4. Lúa đông xuân – lúa hè thu –ngô 5. Lúa đông xuân - lúa hè thu – bí đỏ
3. Chuyên màu 56,19 6,64
6. Lạc – sắn 7. Rau
8. Lạc xuân - sắn hè thu - ngô 4. Cây ăn quả 105,65 12,49 9. Xoài
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2015) Số liệu bảng 3.8 cho thấy: Loại hình sử dụng đất chính của xã chủ yếu là chuyên lúa, chuyên màu, lúa – màu và cây ăn quả. Loại hình sử dụng đất lúa – màu chiếm diện tích lớn nhất trong khu vực với 469,20 ha khoảng 55% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã, chủ yếu là lúa 2 vụ xen lạc, sắn, ngô đông. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa vẫn chiếm diện tích khá cao với 25,40% diện tích sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa 2 vụ (đông xuân - hè thu). Ngoài ra, ở xã còn chiếm diện tích khá nhỏ cho loại hình sử dụng đất chuyên màu với 6,64%. Với đặc điểm đất đai thích hợp với trồng cây ăn quả đặc biệt là cây xoài nên diện tích loại hình này chiếm khá lớn với 105,65 ha khoảng 12% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã.
* Tiểu vùng2: Đất vùng ven biển
Đây là vùng có nhóm đất bãi cát, cồn cát và đất cát ven biển: Diện tích 5.871 ha, chiếm 10,62 % tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất mặn: Diện tích 777 ha, chiếm 1,41 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Vạn Khánh, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Thọ, Vạn Thắng. Hiện nay vùng đất mặn đã được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản.
Địa hình xã Vạn Thắng tương đối khá bằng phẳng riêng chỉ có phía đông Bắc có mỏ đá Tân Dân. Mỏ đá với xung quanh là địa hình không được bằng phẳng thì chiếm khoảng 20% diện tích toàn xã còn lại 80% là phần diện tích bằng phẳng bao gồm khu dân cư và đất đai vụ lúa. Vùng 2, xã Vạn Thắng được chọn làm điểm nghiên cứu. Các loại hình sử dụng đất của vùng được thể hiện trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 (xã Vạn Thắng)
Loại hình sử dụng đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ
(%) Kiểu sử dụng đất
Tổng diên tích đất
sản xuất nông nghiệp 880,85 100,00
1. Chuyên lúa 288,54 32,76 1. Lúa đông xuân - lúa hè thu
2. Cây hàng năm 328,34 37,28
2. Lúa đông xuân – dưa hấu 3. Lạc - sắn
4. Lạc - sắn - đậu xanh 5. Lạc – ngô
6. Chuyên lạc 7. Chuyên rau 3. Cây ăn quả 263,97 29,97 8. Xoài
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2015) Qua số liệu bảng 3.9 cho thấy: Loại hình sử dụng đất chính của xã chủ yếu là chuyên lúa, cây hàng năm và cây ăn quả. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa là 2 vụ lúa (lúa đông xuân - lúa hè thu) với tổng diện tích là 288,54 ha chiếm 32,76% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã, do đặc điểm địa hình khá thấp cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây lúa, vì thế diện tích dành cho loại hình này chiếm tỷ lệ khá lớn.
Loại hình sử dụng đất cây hàng năm với kiểu sử dụng đất lúa màu và chuyên màu chiếm diện tích lớn nhất trong khu vực với hơn 37% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Ngoài ra, địa phương còn trồng cây ăn quả (xoài) với diện tích 263,97 ha chiếm gần 30% diện tích sản xuất nông nghiệp của xã.
* Tiểu vùng 3: Đất đồi núi
Đây là vùng có nhóm đất đỏ vàng có diện tích 34.097,32 ha, chiếm 61,66 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, đất có tầng dày mỏng, độ dốc lớn, thảm thực vật chủ yếu là cây rừng, cây bụi xen gỗ rải rác. - Nhóm đất xám bạc màu có diện tích 2.431 ha, chiếm 4,4% diện tích tự nhiên toàn huyện và phân bố chủ yếu ở khu vực địa hình sườn đồi, hiện nay vùng đất này được sử dụng trồng cây màu hàng năm (ngô, sắn...) và cây lâu năm. Tập trung ở xã Vạn Thạnh và xã Xuân Sơn.
Địa hình xã Xuân Sơn thấp dân từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía tây Bắc có Núi Hòn Chùa diện tích rừng núi của xã chiếm gần tới 70% diện tích tự nhiên của xã còn lại phía Đông Nam là phần địa hình bằng, thấp, khu dân cư và đất hai vụ lúa và hồ Xuân Sơn. Đất nông nghiệp bằng phẳng có diện tích khoảng 1.089 ha chiếm khoản 30% tổng diện tích tự nhiên của xã. Vùng 3, xã Xuân Sơn được chọn làm điểm nghiên cứu
Bảng 3.10. Tình hình chung sử dụng đất theo các cấp độ dốc khác nhau
Độ dốc Loại cây Diện tích
(ha) Loại đất
0-30 Lúa 297,83 Đất phù sa, đất xám bạc màu
3-80
Sắn 29,17
Đất đỏ vàng
Mía 200,00
8-150
Chuối 21,71
Đất đỏ vàng
Điều 97,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài nguyên và môi trường huyện Vạn Ninh, năm 2015 ) Qua bảng 3.10 cho thấy, Ở xã Xuân Sơn ở độ dốc 0 - 30 chủ yếu trồng lúa trên đất phù sa với diện tích 99,69 ha. Đối với độ dốc 3 - 80, đất mía chiếm diện tích lớn nhất với 280 ha. Còn độ dốc từ 8 - 150 chủ yếu trồng điều trên đất đỏ vàng với diện tích lớn nhất cây điều 277 ha, ngoài ra còn trồng chuối với diện tích 45 ha.
Như vậy, nhìn chung đất của khu vực miền núi tập trung chủ yếu ở độ dốc từ 0 – 150 được sử dụng phần lớn cho cây hàng năm chiếm 31,51% diện tích đất tự nhiên,.
Cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày được trồng với độ dốc 8-150, trên đất đỏ vàng .Với các loại đất khác nhau, độ cao khác nhau của khu vực đã bố trí hợp lý các loại cây trồng để từ đó thu lại được hiệu quả khá cao trong mỗi vụ thu hoạch.
Các loại hình sử dụng đất của vùng được thể hiện trong bảng 3.11 sau:
Bảng 3.11. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 (xã Xuân Sơn)
Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha)
Tỷ lệ
(%) Kiểu sử dụng đất Tổng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp 645,71 100,00
1. Chuyên lúa 297,83 46,12 1. Lúa đông xuân - lúa hè thu 2. Cây hàng năm 229,17 35,49 2. Sắn
3. Mía 3. Cây lâu năm khác 118,71 18,38
4. Chuối 5. Điều
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2015) Qua số liệu bảng 3.11 cho thấy: Loại hình sử dụng đất chính của xã chủ yếu là chuyên lúa, cây hàng năm và cây lâu năm. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa là 2 vụ lúa (lúa đông xuân - lúa hè thu) với tổng diện tích là 297,83 ha chiếm 46,12% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã, do đặc điểm là một xã thuần nông cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây lúa, vì thế diện tích dành cho loại hình này chiếm tỷ lệ lớn.
Loại hình sử dụng đất cây hàng năm với cây trồng chủ yếu là sắn và mía có diện tích khá lớn trong khu vực là 229,17 ha chiếm 35,49 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Loại hình sử dụng đất này đa số phân bố trên đất phù sa, đất xám bạc màu và đất đỏ vàng.
Loại hình sử dụng đất cây lâu năm với cây chuối và cây điều được trồng chủ yếu với diện tích là 118,71 ha chiếm 18,38% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã, kiểu sử dụng đất này được phân bố trên loại đất đỏ vàng.
Kết quả điều tra cho thấy: ở vùng 1 có 4 LUT chính và vùng 2, vùng 3 có 3 LUT chính, gồm có LUT chuyên lúa, các LUT chuyên màu, lúa – màu, LUT cây lâu năm có kiểu sử dụng đất đa dạng. Các kiểu sử dụng đất đa dạng tập trung ở vùng 1 và vùng 2 trên diện tích đất địa hình đất đồng bằng, ven biển. Vùng 3 kiểu sử dụng đất kém đa dạng hơn. Cụ thể:
+ Vùng 1 hệ thống cây trồng đa dạng với cây rau màu, cây hàng năm (lạc, đậu xanh) và cây lâu năm (trên diện tích chuyển đổi và diện tích vườn tạp). Toàn vùng có 4 loại hình sử dụng đất với 9 kiểu sử dụng đất.
+ Vùng 2, chủ yếu là cây công nghiệp như ngô, lạc, đậu xanh, dưa hấu, sắn… cây xoài. Toàn vùng có 3 loại hình sử dụng đất và 8 kiểu sử dụng đất và diện tích vườn tạp
+ Vùng 3 hệ thống cây trồng không đa dạng bằng vùng 1 và vùng 2 chủ yếu trồng cây hàng năm như cây sắn (mỳ), mía, cây lâu năm như điều, chuối.. cũng góp phần đem lại hiệu quả rất cao cho bà con tại địa phương. Toàn vùng có 3 loại hình sử dụng đất với 5 kiểu sử dụng đất.
Như vậy, qua quá trình tìm hiểu về các mô hình canh tác và các kiểu sử dụng đất ở các tiểu vùng nghiên cứu của huyện Vạn Ninh nhận thấy rằng mức độ hợp lý của các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất ở khu vực là khá cao, do các loại hình này chiếm diện tích sản xuất lớn và cho lại hiệu quả kinh tế cao trong khu vực. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, thì việc nhân rộng các kiểu sử dụng đất như trên là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ, cần phải đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất với nhiều chủng loại cây trồng khác nhau để tạo thị trường nông sản đa dạng. Theo đó, vấn đề tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm, sử dụng đất không làm ảnh hưởng đến môi trường là vấn đề cốt lõi để các kiểu sử dụng đất trên được bền vững.