Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Vạn Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Vạn Ninh

Trong 5 năm qua 2010 - 2015, mặc dù gặp không ít khó khăn do khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và tình hình thiên tai bão lụt đã tác động mạnh đến sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, kinh tế huyện vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá, trung bình đạt 7,11%/năm, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 16,30 %/năm; khu vực dịch vụ có bước tăng trưởng 8,15 %/năm, khu vực kinh tế nông nghiệp tăng 4,7%/năm. Do quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nên nông nghiệp có xu hướng giảm.

Bảng 3.2. Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu GTSX theo khối ngành huyện Vạn Ninh giai đoạn 2010 – 2015

ST

T Hạng mục ĐVT

Năm 2010

Năm 2015

Tốc độ tăng BQ (%)

1 Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn

a Theo giá so sánh năm 1994 Tr.đ 473.928 668.107 7,11 a1 Nông lâm nghiệp và thuỷ sản Tr.đ 363.642 457.530 4,70

- Nông nghiệp Tr.đ 91.999 120.027 5,46

+ Trồng trọt Tr.đ 60.454 85.881 7,27

+ Chăn nuôi Tr.đ 26.484 25.889 -0,45

+ Dịch vụ nông nghiệp Tr.đ 5.061 8.257 10,29

- Lâm nghiệp Tr.đ 583 3.014 38,90

- Thuỷ sản Tr.đ 271.060 334.489 4,29

a2 Công nghiệp - xây dựng Tr.đ 73.105 155.557 16,30 - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp 43.120 102.914 19,00

- Giá trị SX ngành XD 29.985 52.643 11,91

a3 Dịch vụ Tr.đ 37.181 55.020 8,15

b VA Theo giá hiện hành Tr.đ 440.908 725.885 + Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản 284.683 314.598

+ Công nghiệp - xây dựng 89.416 305.670

+ Dịch vụ 66.809 105.616

2 Cơ cấu GTSX theo ngành (ghh) % 100 100

+ Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản % 64,57 43,34 + Công nghiệp - xây dựng % 20,28 42,11

+ Dịch vụ % 15,15 14,55

(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Huyện Vạn Ninh từ năm 2010-2015)

b/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực hiện định hướng đầu tư theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực, do đó cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 20,28%, dịch vụ 15,15%, nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 64,57%. Đến năm 2015, công nghiệp - xây dựng chiếm 42,11 % (tăng 21,83% so với năm 2010), nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 43,34% (giảm 21,23% so với năm 2010), dịch vụ chiếm 14,55%.

Nhìn chung, trong những năm gần đây nhờ có chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện, kinh tế huyện Vạn Ninh đã có những bước chuyển biến tích cực mặc dù tốc độ tăng trưởng hàng năm chưa cao. Trong sản xuất nông nghiệp đã có chiều hướng phát triển tốt, coi trọng việc tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, sự chuyển dịch cơ cấu giữa cây trồng – vật nuôi cũng như sự thay đổi mùa vụ, biện pháp thâm canh,... ngày càng được chú trọng tạo, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho huyện.

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được đầu tư và phát triển, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Diện tích đất canh tác manh mún, nhỏ lẻ, nhưng chưa thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa; khó khăn trong nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả.

c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chú trọng tăng giá trị kinh tế trong trồng trọt và chăn nuôi; thực hiện sản xuất đa canh, thâm canh kết hợp với đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nên hiệu quả sản xuất ngày càng tăng. Năm 2010 giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt 457,53 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng bình quân 4,7%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015, sản lượng lương thực năm 2015 đạt 48.308 tấn, tăng 18.126 tấn so với năm 2005. Các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã triển khai rộng rãi.

+ Nông nghiệp:

- Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2015 đạt 8.993 ha, trong đó diện tích gieo trồng cây lúa có 8.403 ha, sản lượng 48.175 tấn. Trong giai đoạn vừa qua huyện đã đầu tư vốn ngân sách khoảng 400 triệu đồng/năm cho chương trình giống lúa, đáp ứng nhu cầu sản xuất với diện tích từ 1.800 - 2.000 ha vùng lúa tập trung. 5 năm qua huyện đã tiếp tục đầu tư gần 26,3 tỷ đồng để kiên cố hoá 59,49 km

kênh mương, nâng tổng chiều dài toàn hệ thống lên 149,49 km (đạt 81% tổng chiều dài kênh mương hiện có), phục vụ tưới cho 3.790 ha và xây dựng 02 hồ đập nhỏ tưới hỗ trợ cho 60 ha lúa vụ Mùa.

Toàn huyện có trên 80 trang trại sản xuất với số vốn đầu tư hơn 40 tỷ đồng, chủ yếu theo mô hình kinh tế nông nghiệp - vườn rừng, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản... trong đó có 12 trang trại được công nhận đạt chuẩn theo quy định của tỉnh.

- Chăn nuôi: Một số nghề chăn nuôi mới như heo rừng lai, đà điểu, kỳ nhông...

bước đầu phát triển tốt. Công tác phòng ngừa các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm nên ngành chăn nuôi đã được phục hồi và phát triển. Ngành chăn nuôi được khuyến khích phát triển theo chiều sâu, chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp góp phần nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp lên 36%. Đến năm 2015, đàn trâu có 2.110 con, tăng 13,85%/năm; đàn bò có 14.373 con, tăng 5,49%; đàn lợn có 8.376 con, giảm bình quân 15,68%/năm; đàn dê có 1.252 con, tăng 0,85%/năm;

đàn gia cầm có 500.537 con, tăng 25,51%/năm.

+ Lâm nghiệp. Công tác bảo vệ rừng được thực hiện hiệu quả. Đã đẩy mạnh thực hiện chủ trương giao khoán quản lý và bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, nhờ đó nạn phá rừng đã giảm đáng kể. 5 năm qua, đã đầu tư trồng mới 1.174 ha rừng tập trung, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 34,66%; chăm sóc 200.000 cây phân tán, khôi phục và phát triển rừng ngập mặn Tuần Lễ, hỗ trợ giống cây ăn quả... góp phần phát triển vốn rừng của huyện.

+ Thuỷ sản. Kinh tế thuỷ sản của huyện đã chuyển dịch theo hướng từ khai thác là chính, sang nuôi trồng các loại hải sản có giá trị kinh tế cao, hướng vào phục vụ xuất khẩu và được coi là một trong những thế mạnh kinh tế của huyện. Giá trị sản lượng nuôi trồng thuỷ sản hàng năm đạt trên 300 tỷ đồng. Sản lượng đánh bắt hải sản 5 năm qua đạt trên 30.500 tấn, trong đó có trên 500 tấn cá xuất khẩu, tăng 7%/năm. Diện tích đìa nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng ổn định khoảng 900 ha, sản lượng thu hoạch, sản lượng thủy sản năm 2015 đạt 9.571 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 7.200 tấn, tăng bình quân 6,23%/năm; sản lượng tôm nuôi đạt 2.063 tấn. Khai thác và đánh bắt xa bờ được khuyến khích đầu tư phát triển. Toàn huyện hiện có 2.708 tàu thuyền với tổng công suất 49.646 CV. Nghề nuôi cá lồng trên biển bước đầu tạo ra hướng đi mới góp phần tăng thu nhập cho ngư dân, năm 2015 có 9.250 lồng bè, sản lượng đạt 308 tấn. Đã hoàn thành dự án Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vịnh Vân Phong.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - xây dựng trên địa bàn huyện năm 2014 đạt 407,56 tỷ đồng, tắng gấp 3,2 lần so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 16,3%. Đến nay trên địa bàn huyện có 795 cơ sở công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó doanh nghiệp khai thác khoáng sản có 42 cơ sở, công nghiệp chế biến có 723 cơ sở, góp phần tạo việc làm cho hơn 3.100 lao động tại địa phương.

Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là các ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, chế biến thuỷ sản, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, mộc gia dụng v.v.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Thương mại - Dịch vụ - Du lịch là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng tạo động lực phát triển và là ngành có tiềm lực của huyện Vạn Ninh. Cơ sở hạ tầng du lịch - thương mại - dịch vụ tuy đã bước đầu được tập trung đầu tư xây dựng và không ngừng phát triển tuy nhiên hạ tầng phục vụ ngành dịch vụ vẫn còn yếu kém, chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của huyện.

3.1.2.2. Về xã hội a. Dân số:

Theo số liệu tổng điều tra dân số. Năm 2015, dân số trung bình toàn huyện có 127.593 người, trong đó dân số thành thị chiếm 14,98%. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 231 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thị trấn và các xã ven biển và ven các trục đường giao thông. Nơi có mật độ dân cư cao chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm huyện thuộc các xã, thị trấn: Vạn Giã, Đại Lãnh, Vạn Thắng, Vạn Long, Vạn Phước...

b. Lao động - việc làm:

Nguồn lao động của huyện năm 2015 có 70.176 người, trong đó có khả năng lao động là 65.710 người, chiếm 53% tổng dân số. Giải quyết việc làm mới cho lao động hàng năm đạt từ 2000 - 2.500 người/năm. Trong những năm qua cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần lao động nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - dịch vụ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề hiện nay chiếm tỷ lệ thấp (dưới 30%), đây chính là khó khăn trở ngại của huyện trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

Về công tác giải quyết việc làm, trong 5 năm 2010 - 2015 đã giải quyết và tạo việc làm mới cho khoảng 11.000 lao động (bình quân 2.200 lao động/năm), tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 30%, trong đó đào tạo nghề trên 20%.

Đã thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã phối hợp với chính quyền, đoàn thể vận động xây mới 469 nhà đại đoàn kết và sửa chữa nhà cho người nghèo (176 nhà), đối tượng chính sách (68 nhà) ổn định cuộc sống. Công tác đền ơn đáp nghĩa được toàn xã hội quan tâm, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ, trẻ em khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm, chăm sóc.

c. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, huyện được Tỉnh và Trung ương tập trung hỗ trợ giải quyết một số nhu cầu cần thiết về kết cấu hạ tầng.

+ Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật thị trấn Vạn Giã cũng được chú trọng đầu tư xây dựng như: Hệ thống điện chiếu sáng công cộng nội thị, đường bờ kè ven Sông thị trấn Vạn Giã cùng với việc mở rộng đường Quốc lộ 1A ngang qua địa bàn, chỉnh trang đô thị,…đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt trung tâm huyện.

+ Toàn huyện đã nhựa hóa và bê tông hóa được 80,2 km đường giao thông nông thôn, trong đó có: 40 km đường huyện và 40.2 km đường xã.

+ Hệ thống hồ đập thủy lợi được đầu tư, sửa chữa nâng cấp; kiên cố hóa kênh mương nội đồng được hơn 20 km.

* Giao thông

Giao thông vận tải đóng vai trò khá quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, là huyết mạch của nền kinh tế, vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là cầu nối giữa thành thị và nông thôn, vùng xuôi và vùng ngược, xóa cách biệt về mức sống. Hệ thống giao thông vận tải của huyện tương đối thuận lợi, tạo điều kiện để phát triển và giao lưu kinh tế.

Vạn Ninh là một trong những huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Khánh Hòa, là nơi hội tụ và đi qua của các trục đường giao thông quan trọng của đất nước như:

Quốc lộ 1A nối Vạn Ninh với mọi miền đất nước, tuyến đường sắt Thống Nhất chạy song song với Quốc lộ 1A nên có vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông của tỉnh Khánh Hòa thông thương với các tỉnh bạn.

Mạng lưới giao thông trong huyện Vạn Ninh có các loại hình giao thông:

Đường sắt, đường thủy, đường bộ. Đó là lợi thế để huyện có thể phát triển kinh tế toàn diện, giao lưu trong tỉnh và cả nước về các lĩnh vực thương mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa. Đến nay, mạng lưới đường giao thông đã đến được 13 xã, thị trấn trong huyện đảm bảo đường ôtô đi lại thuận tiện đến trung tâm xã. Phương thức vận tải chủ yếu trên địa bàn bằng đường bộ.

* Thủy lợi

Tính đến nay toàn huyện có 14 công trình hồ đập thuỷ lợi trong đó có 6 hồ chứa (Hoa Sơn, Đá Đen, Suối Luồng, Bà Bác, Cây Bứa, Suối Lớn) và 8 đập dâng với tổng diện tích tưới thiết kế là 4.042 ha, thực tế tưới được 2.638 ha lúa 2 vụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)