Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 23 - 28)

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Theo Tài liệu khoa học và công nghệ chuyên đề 106 (2002) (được trích dẫn bởi Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013) như sau: Hiện nay, toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền.

Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%, những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới mới chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên (1.500 triệu ha), trong đó, 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Kết quả đánh giá đất nông nghiệp của thế giới cho thấy: chỉ có 14% đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất trung bình nhưng có tới 58% lại có năng suất thấp và rất thấp.

Hằng năm, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp khó khăn, mặt khác chất lượng đất trồng đang suy giảm nghiêm trọng do một số nguyên nhân như sự gia tăng dân số nhanh chóng, đất bị nhiễm mặn, sự gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,… Riêng trong thập niên 80, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở các nước như: Indonesia, Pakistan, Philippin, Srilanca đã tăng hơn 10%/năm. Theo ước lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 3% lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25 triệu người) bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Như vậy, có thể thấy rằng việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người.

Cũng trong tài liệu này có nhắc tới hiện tượng mất rừng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đất nông nghiệp. Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ ha rừng, nhưng mỗi năm thì mất khoảng trên 15 triệu ha, tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2%/năm.

Diện tích rừng bị mất nhiều nhất tại vùng châu Mỹ - Latinh và châu Á. Bên cạnh đó, hiện tượng hoang mạc hóa đang đe dọa 1/3 diện tích Trái Đất. Khoảng 30% diện tích Trái Đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang đứng trước nguy cơ hoang mạc hóa. Hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hóa, mất khả năng canh tác.

Xói mòn rửa trôi cũng gây thoái hóa đất nghiêm trọng. Trung bình đất đai trên thế giới xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng dinh dưỡng bị xói mòn rửa trôi hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên, mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái cũng như đối diện nhiều nguy cơ khác [1], [24].

Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái. Khoảng 40% diện tích đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% sa mạc hóa do biến đổi khí hậu và khai thác sử dụng không hợp lý. Thoái hóa môi trường đất, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong khoảng 25 năm tới [24].

Trong khi chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 với nhiều thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái,… thì nông nghiệp - với tư cách là ngành sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Bên cạnh hiện tượng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp đô thị hóa và suy giảm chất lượng nông nghiệp do suy giảm chất lượng đất làm cho tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng trầm trọng hơn và đi theo vòng luẩn quẩn: suy thoái đất - mất đa dạng sinh học - biến đổi khí hậu - hiệu quả sử dụng đất thấp - tăng cường khai thác đất - suy thoái đất. Cho nên, nếu tiếp cận quản lý đất đai không bền vững sẽ mang lại nhiều thất bại [1].

Như vậy, đất nông nghiệp trên thế giới đã không còn nhiều so với tổng diện tích tự nhiên mà còn bị suy thoái nghiêm trọng. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân và đã có dẫn chứng ở trên. Để khắc phục phần nào tình trạng này vẫn có nhiều giải pháp và qua nghiên cứu nhận thấy rằng tăng cường quản lý, sử dụng đất theo hướng nâng cao hiệu quả là một trong những giải pháp rất cần thiết hiện nay.

1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, với hơn 70% lao động nông nghiệp và sống ở nông thôn. Có thể khẳng định rằng, đối với Việt Nam, nông nghiệp là ngành sản xuất then chốt, là động lực thúc đẩy tất cả các ngành kinh tế khác. Mặc dù thực tế nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa mạnh mẽ, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò chủ đạo của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, việc sử dụng đất nông nghiệp nói chung của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng đang giảm xuống đáng kể, tình trạng suy thoái đất diễn ra phức tạp,… do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do con người gây ra. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản cũng như kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam tính đến ngày 01/01/2014 là 33.096,7 nghìn ha, trong đó đất đã giao cho các đối tượng sử dụng chiếm đến 77,01% so với tổng diện tích tự nhiên. Mặc dù tổng diện tích tự nhiên khá lớn (xếp thứ 59 trong hơn 200 nước trên thế giới) nhưng diện tích đất canh tác của Việt Nam lại thấp vào bậc nhất trên thế giới [21].

Với tổng diện tích tự nhiên như vậy, đất rừng chiếm 28 - 29%, đất nông nghiệp 19 - 22%, đất chưa sử dụng chiếm tới 42 - 45% so với tổng diện tích tự nhiên. Như vậy, quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn rất lớn. Một phần do 3/4 diện tích đất đai của nước ta là rừng núi nên khó khai thác sử dụng, một phần khác do phân bổ đất đai không hợp lý dẫn đến việc lãng phí tài nguyên đất, trong khi tổng diện tích đất đưa vào sản xuất nông nghiệp lại chưa tới 25%.

Diện tích đất đai phân bố giữa các vùng không đồng đều. Ở những vùng đất đai rộng lớn thì dân cư lại ít và thưa thớt. Những vùng này có điều kiện sản xuất khó khăn, do đó đời sống của người dân cũng gặp nhiều khó khăn. Vùng Trung du Bắc bộ chiếm 31,1% so với tổng diện tích tự nhiên nhưng chỉ chiếm 16,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của nước ta. Trong khi đó, đồng bằng sông Hồng chiếm 3,78% so với tổng diện tích tự nhiên nhưng chiếm 8,7% tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 11,95% tổng diện tích tự nhiên nhưng lại chiếm 34,3% tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước.

Diện tích đất đai, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp tính trên đầu người rất thấp, 10 người mới được 1 ha đất nông nghiệp. Có vùng quá thấp như đồng bằng sông Hồng,duyên hải miền Trung tương ứng là 506,69 m2/người và 720 m2/người - thấp hơn mức bình quân chung cả nước.

Diện tích đất chưa được sử dụng đều có ở tất cả 7 vùng kinh tế - sinh thái của nước ta nhưng tập trung nhiều nhất là ở trung du miền núi Bắc bộ và Tây Nguyên. Đây cũng là 2 vùng có mật độ dân cư thấp nhất nước. Đất chưa sử dụng phần lớn là đất rừng và đồi núi trọc, điều kiện sản xuất khó khăn. Do đó, việc khai thác sử dụng đất đai ở những vùng này có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội to tới trên phạm vi cả nước nhưng đòi hỏi phải có những đầu tư lớn, kể cả trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng để hình thành các vùng kinh tế mới [7].

Năm 2000, cả nước có 4.268 nghìn ha đất lúa, trong 5 năm (2001 - 2005) diện tích đất lúa bị giảm đi 318,4 nghìn ha; tính đến năm 2014, tổng diện tích đất lúa của cả nước là 4.078,6 nghìn ha. Nhìn bề ngoài đất lúa giảm không nhiều, nhưng so với các loại đất khác (do khai hoang, vốn không dùng trồng lúa) chuyển sang để bù vào đất lúa nước thì chưa thể nói có thể đảm bảo an ninh lương thực trong những thập kỷ tới [35].

Việt Nam là quốc gia hiếm đất, với địa hình “tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”

thì đất trồng lúa nước lại càng hiếm. Để hình thành được hơn 4 triệu ha đất lúa, người

nông dân Việt Nam đã trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm phải lao động cải tạo làm giàu chất lượng đất và xây dựng hệ thống thủy lợi. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi đất lúa cho các mục đích khác rồi thì không thể quay trở lại. Hơn thế, với tổng số hơn 70 triệu thửa đất nông nghiệp đã nói lên sự manh mún của nền kinh tế tiểu nông.

Việc thu hồi 318,4 ha đất lúa trong 5 năm từ 2001 - 2005 để chuyển sang các mục đích sử dụng khác đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nông thôn, có tới 2,5 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp do bị thu hồi đất. Diện tích bình quân đất ở nông thôn năm 2005 là quá thấp (chỉ 59,1 m2/người) [35].

Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) do Chính phủ trình Quốc hội ngày 20/10/2011, được Uỷ ban kinh tế Quốc hội thông qua, đất nông nghiệp của cả nước đến năm 2020 là 26.732 nghìn ha, tăng 506 nghìn ha so với năm 2010. Đến thời điểm hiện nay, đất trồng lúa đang giảm đi.

Quốc hội đã nhất trí phương án giữ diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 là 3,81 triệu ha.

Với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu, Chính phủ đã đề ra 3 mục tiêu cơ bản đó là: đáp ứng yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, công nghiệp và đô thị để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đảm bảo an ninh quốc phòng và an sinh xã hội; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu [1].

1.2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013

1 Loại đất Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 503.320,53 100

1 Đất nông nghiệp NNP 392.463,29 77,97

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 60.816,22 12,08

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 43.944,04 8,73

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 31.934,83 6,34

1.1.1.2 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi COC 4,48 0,00 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 12.004,73 2,39

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 16.872,18 3,35

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 325.208,83 64,61

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 134.954,28 26,81

1 Loại đất Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 101.120,03 20,09

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 89.134,52 17,71

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 6.027,47 1,20

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 410,77 0,08

2 Đất phi nông nghiệp PNN 91.396,09 18,16

2.1 Đất ở OTC 18.082,25 3,59

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 12.648,32 2,48

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 5.433,93 1,11

2.2 Đất chuyên dùng CDG 32.160,57 6,39

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 282,02 0,06

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1.436,56 0,29

2.2.3 Đất an ninh CAN 1.724,66 0,34

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 3.638,47 0,72 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 25.078,86 4,98

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1.024,27 0,20

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 9.460,84 1,88 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 30.582,17 6,08

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 85,99 0,02

3 Đất chưa sử dụng CSD 19.461,15 3,87

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5.168,52 1,03

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 13.573,93 2,70

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 718,70 0,14

(Nguồn: [29])

Diện tích tự nhiên năm 2013 toàn tỉnh là 503.320,53 ha, không thay đổi so với tổng diện tích tự nhiên năm 2012. Diện tích đất nông nghiệp đến cuối năm 2013 là 39.2463,29 ha chiếm 77,97 % tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 81,1% diện tích đất đã khai thác đưa vào sử dụng. Trong khi đó, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 18,16% và 3,87% so với tổng diện tích tự nhiên.

Hình 1.1. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất đất nông nghiệp Thừa Thiên Huế năm 2013 (Nguồn: [29]) Diện tích đất nông nghiệp năm 2013 (392.463,29 ha) tăng 1.563,52 ha so với năm 2012 (390.899,77 ha). Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn (82,86%) so với tổng diện tích đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 15%, còn lại đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)