Các công trình đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 34)

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đánh giá đất và việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.3.2. Các công trình đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Ngay từ những năm 1960, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến cải tiến bố trí cây trồng và tăng vụ trên từng loại đất. Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu và đánh giá đất, phát triển hệ thống cây trồng đa dạng, tăng đầu tư và phát triển nông nghiệp hàng hóa. Các nhà

nghiên cứu ở khắp cả nước nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng đã nhấn mạnh hơn về bố trí cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả cao ở từng vùng.

Đoàn Công Qùy (2006) sử dụng hệ thống chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, giá trị sản xuất/lao động, giá trị gia tăng/lao động để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây [16].

Lê Văn Hải (2006) đã thực hiện Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng Phúc Thọ có tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên lớn nhưng chưa được khai thác sử dụng triệt để. Qũy đất chưa sử dụng còn nhiều, lao động nông thôn còn thiếu việc làm nên thu nhập bình quân đầu người thấp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những loại hình cho hiệu quả kinh tế, xã hội cao như cây ăn quả, lúa - màu [10].

Nguyễn Ngọc Châu, Mai Chiếm Tuyến (2009) cho rằng nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác là một trong những mục tiêu quan trọng của các hộ gia đình ở miền núi. Nghiên cứu cho thấy có nhiều kết quả khả quan trọng việc sử dụng đất của các hộ dân. Tình hình sử dụng đất ngày càng chặt chẽ và tiến bộ hơn, cơ cấu cây trồng đa dạng, hiệu quả đất canh tác cao đặc biệt là lúa, ngô, rau, sắn; hệ số sử dụng đất khá cao. Từ đó đề xuất các giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền vận động bà con thay đổi cách làm ăn thông qua tập huấn, xây dựng mô hình, củng cố hệ thống khuyến nông [4].

Đinh Tài Nhân (2009) đã tiến hành phân vùng và đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho ba vùng sản xuất, trên cơ sở đó đánh giá khái quát chung cho toàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân giá trị sản xuất đạt 78,03 triệu đồng/ha; giá trị gia tăng đạt 51,44 triệu đồng/ha; giá trị gia tăng/công lao động đạt 66,62 nghìn đồng. Nếu xét hiệu quả tính trên một đơn vị diện tích, vùng 2 cho hiệu quả cao nhất với bình quân giá trị sản xuất là 96,05 triệu đồng/ha. Còn xét hiệu quả trên một đơn vị lao động thì vùng 1 cho giá trị cao nhất với bình quân giá trị gia tăng/lao động là 75,74 nghìn đồng. Một số kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao như cây ăn quả, chuyên rau màu, màu - lúa. Xu hướng phát triển là mở rộng diện tích rau màu, phát triển tập trung và xây dựng các vùng chuyên canh [14].

Xuân Thị Thu Thảo (2010) cho thấy huyện Ứng Hòa có 5 loại hình sử dụng đất, chia thành 16 kiểu sử dụng, bình quân giá trị sản xuất đất trồng trọt là 108,83 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng đất trồng trọt là 74,69 triệu đồng. Trong đó, cây ăn quả có giá trị sản xuất bình quân cao nhất, tiếp theo là nuôi trồng thủy sản, và chuyên lúa là thấp nhất. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy sản xuất nông nghiệp của huyện đã góp phần đáng kể bào việc giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng chỉ ra những hạn chế trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp của huyện

như: thị trường tiêu thụ sản phẩm, giống cây trồng, vốn đầu tư sản xuất và chưa khai thác hết các tiềm năng của huyện vào sản xuất nông nghiệp [17].

Bùi Nữ Hoàng Anh (2013) cho rằng để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái ngoài sử dụng các phương pháp thông thường như:

thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp,…, để phân tích thông tin tác giả sử dụng nhiều phương pháp mới và mang tính tối ưu hơn như: phương pháp phân tích dãy số thời gian, phương pháp phân tích xu thế phát triển cơ bản của hiện tượng, phương pháp dự báo, phương pháp có sự tham gia. Đặc biệt, trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, ngoài các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sử dụng đất như năng suất bình quân, giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng,… tác giả còn sử dụng một số chỉ tiêu nhằm phản ánh hiệu quả tài chính của cây lâu năm như: giá trị hiện tại thuần, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ [1].

Vũ Thị Thương, Cao Việt Hà (2013), bằng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế để tính hiệu quả sử dụng đất tại huyện Lục Ngạn. Kết quả cho thấy, các kiểu sử dụng đất hai lúa và lúa màu cho hiệu quả kinh tế không cao nhưng có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực. Với kiểu sử dụng đất này mỗi năm chỉ mang lại cho người trồng 24,66 triệu sau khi trừ chi phí trung gian, giá trị ngày công là 107.000 đồng và hiệu quả đồng vốn là 1,63 lần. Kiểu sử dụng đất lúa - màu tuy mang lại giá trị sản xuất cao (80,5 triệu/ha/năm) với thu nhập hỗn hợp là 45,1 triệu đồng/năm nhưng do sử dụng nhiều công lao động nên giá trị ngày công lại thấp chỉ là 82.000 đồng. Hiệu quả đồng vốn đạt 1,27 lần. Hiệu quả kinh tế của cây vải là 76,8 triệu/ha/năm, 51,3 triệu đồng thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công là 128.000 đồng và hiệu quả đồng vốn là 2,01 lần. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, huyện tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường công tác phát triển thị trường, mở rộng các kênh phân phối nông sản, đầu tư nhiều hơn công nghệ chế biến nông sản và tăng cường hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn cho người dân [20].

Hoàng Thị Thái Hòa và cộng sự (2014), nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã (Bình Thạnh, Bình Khương, Bình Dương) đại diện cho 3 vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển tại huyện Bình Sơn, trong năm 2012 - 2013 nhằm mục đích đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa cho giá trị gia tăng thấp nhất tại cả 3 vùng nghiên cứu, loại hình sử dụng đất chuyên màu cho giá trị gia tăng cao nhất, đặc biệt tại vùng đồng bằng và vùng ven biển với 407.302 nghìn đồng/ha ở loại hình ớt - ngô - dưa chuột và 196.870 nghìn đồng/ha ở loại hình dưa hấu - đậu xanh - ngô. Các loại hình chuyên màu cũng là loại hình giải

quyết nhiều công lao động nhất (>1000 công/ha tại vùng đồng bằng). Mức đầu tư phân bón và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân cho cây trồng tại điểm nghiên cứu chưa hợp lý. Trong thời gian tới cần duy trì các loại hình có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường và áp dụng các giải pháp đồng bộ để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Bình Sơn [12].

Kiều Như Hiền (2009) đã đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng huyện Hương Trà giai đoạn 2003 - 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình sử dụng đất chuyên rau có tỷ số VA/IC cao nhất (3,45 lần), trồng lúa là thấp nhất (1,22 lần); loại hình cho giá trị sản xuất cao nhất là trồng lạc và thấp nhất là trồng sắn. Về hiệu quả xã hội, loại hình cần nhiều công lao động nhất là chuyên rau (230 cộng/ha/vụ), ít nhất là sắn (100 cộng/ha/vụ). Về hiệu quả môi trường, hệ số sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cao nhất là xã Hương Xuân (2,17 lần), thấp nhất là Tứ Hạ (1,64 lần) [11].

Võ Thị Quỳnh Trang (2010) đã đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở cả 3 tiểu vùng sinh thái thuộc huyện Hương Trà và kết quả cho thấy rằng tại vùng đồng bằng kiểu sử dụng đất lạc - đậu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thấp nhất là kiểu sử dụng đất lạc - khoai. Xét về hiệu quả xã hội, khả năng giải quyết việc làm tại các tiểu vùng là tương đương nhau và được đánh giá ở mức khá, kiểu sử dụng đất thu hút được nhiều lao động nhất là chuyên rau, ít nhất là lạc - khoai. Nếu xét về hiệu quả môi trường, tại vùng hệ số sử dụng đất của kiểu sử dụng đất chuyên rau, màu cao hơn chuyên lúa [22].

Bên trên là các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại một số vùng ở nước ta. Các công trình đều đưa ra được những kết quả phù hợp với địa phương nghiên cứu. Theo thời gian, các công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất (đặc biệt là đối với đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp) ngày càng chi tiết, đánh giá được tổng quát địa phương, sau đó đi sâu vào hiệu quả sử dụng đất đai của từng hộ nông dân. Cùng với sự tiến bộ về tư duy, công nghệ - kỹ thuật, các công trình nghiên cứu vào những năm gần đây nhất cho thấy được tính xác thực, cũng như đảm bảo được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

Tại thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có một số công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước năm 2010. Giai đoạn sau này (2011 - 2015) vẫn chưa có công trình nào nổi trội trong mảng đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Một phần do quy hoạch sử dụng đất được xây dựng 5 năm một lần nên dù đã được nghiên cứu trước đó, thậm chí một số công trình đã được ứng dụng vào thực tiễn nhưng đến nay kế hoạch sử dụng đất thay đổi cho nên việc tiếp tục ứng dụng các công trình này vào thực tiễn hiện nay là không còn phù hợp. Mặt khác, với

sự tiến bộ về nghiên cứu khoa học hiện nay, hệ thống chỉ tiêu đánh giá trước đó được xem là những chỉ tiêu truyền thống. Có nghĩa là những chỉ tiêu ấy vẫn được dùng để tiến hành tính toán, đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn áp dụng các chỉ tiêu mới nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên nhiều khía cạnh khác nhau của mỗi loại hình. Đồng thời cũng cho ra được kết quả chi tiết, phù hợp với địa phương nghiên cứu cũng như thời điểm nghiên cứu.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)