Tình hình sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã Hương Trà

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 54)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã Hương Trà

3.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã Hương Trà

a. Ngành trồng trọt

Đối với vùng đồng bằng cũng như toàn thị xã Hương Trà, ngành trồng trọt là một thế mạnh và đặc biệt quan trọng trong cơ cấu kinh tế hiện nay. Với diện tích gieo trồng lớn, ngành đã cung cấp lượng lương thực thực phẩm không nhỏ cho địa phương cũng như thành phố Huế. Các cây trồng chủ yếu của vùng hiện nay là lúa, lạc, rau các loại và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác.

Năm 2014, tổng diện tích đất nông nghiệp tăng 1.129,34 ha so với năm 2010, điều này cho thấy, mặc dù toàn thị xã đang đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - dịch vụ nhưng vẫn rất chú trọng đến ngành nông nghiệp, do đó tổng diện tích đất nông nghiệp vẫn ổn định và còn tăng so với giai đoạn trước. Đồng thời, cùng với kỹ thuật và kinh nghiệm trồng trọt lâu đời của người dân, chính quyền địa phương còn mở các khóa tập huấn kỹ thuật trồng trọt mới, tiên tiến giúp người dân khắc phục những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất nên năng suất và sản lượng ngành trồng trọt cũng tăng lên, chất lượng nông sản cao hơn so với các năm khác. Tuy nhiên, do điều kiện đất đai cũng như kỹ thuật canh tác khác nhau nên năng suất, sản lượng giữa các xã phường trong vùng không đồng đều.

- Về sản xuất lúa

Lúa được xem là loại hình chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng thị xã Hương Trà, do lợi thế về mặt địa hình, chế độ nước và các điều kiện khác, vùng tập trung phát triển loại hình này với diện tích rộng, chú trọng đầu tư và áp dụng các giống lúa mới để cho năng suất cao. Tính đến năm 2014, tổng diện tích đất trồng lúa là 4.744,2 ha, năng suất trung bình vùng đạt được là 58,41 tạ/ha.

Bảng 3.3. So sánh năng suất lúa cả năm giữa năm 2014 với năm 2010 của các xã, phường vùng đồng bằng

ĐVT: Tạ/ha

STT Đơn vị

hành chính Năm 2014

So sánh năm 2010 Năng suất

năm 2010

Tăng (+) giảm (-)

1 Tứ Hạ 57,59 56,40 +1,19

2 Hương Toàn 62,01 57,40 +4,61

3 Hương Vân 58,63 54,90 +3,73

4 Hương Văn 58,47 52,00 +6,47

5 Hương Vinh 61,51 55,10 +6,41

6 Hương Xuân 59,40 54,60 +4,80

7 Hương Chữ 56,60 48,40 +4,30

8 Hương An 55,60 48,50 +8,10

9 Hương Hồ 55,90 47,40 +8,50

Trung bình 58,41 52,74 +1,67

(Nguồn: [5]) Từ bảng 3.3 cho thấy, nhìn chung năng suất lúa trung bình năm 2014 của vùng nghiên cứu tăng so với năm 2010 và tăng 1,67 tạ/ha. Trong đó xã có năng suất tăng nhiều nhất là Hương Hồ (tăng lên 8,50 tạ/ha), xếp thứ 2 là phường Hương An (tăng lên 8,10 tạ/ha) mặc dù năng suất trung bình cả năm của xã thuộc loại thấp nhất trong vùng.

Bên cạnh đó, Hương Toàn là xã có năng suất lúa trung bình cả năm cao nhất là 62,01 tạ/ha, xếp thứ 2 là xã Hương Vinh (61,51 tạ/ha) nhưng lại có mức tăng năng suất thấp hơn Hương An và Hương Hồ.

Như vậy, những xã phường có năng suất lúa cao năm 2014 không những giữ được năng suất lúa hằng năm mà còn tăng nhiều so với năm 2010. Có thể thấy rằng, hiệu quả trồng lúa nước của vùng nghiên cứu cao và ổn định, góp phần lớn vào việc nâng cao thu nhập người dân, đồng thời cũng thể hiện được mức độ đầu tư hợp lý của người nông dân trong vùng cho cây trồng này. Riêng phường Hương An, mặc dù mất một diện tích đất sản xuất nông nghiệp không hề nhỏ (trong đó có đất lúa) cho các dự án Đô thị hóa nhưng năng suất vẫn cao và tăng nhiều so với năm 2010. Đây được xem là dấu hiệu đáng mừng và đáp ứng được chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của toàn thị xã: giảm diện tích đất nông nghiệp nhưng vẫn tăng năng suất gieo trồng.

- Về sản xuất lạc

Lạc được xem là loại hình sử dụng đất chính của thị xã Hương Trà, mặc dù năng suất trồng lạc không cao nhưng vẫn ổn định và cho thu nhập đáng kể đối với người dân đặc biệt là nông dân vùng đồng bằng.

Toàn thị xã có diện tích gieo trồng lạc là 987,1 ha, tăng 7,1 ha, năng suất 18,21 tạ/ha, giảm 8,19 tạ/ha so năm trước. Riêng ở các xã, phường vùng đồng bằng năng suất bình quân trên một sào đạt từ 1 - 1,7 tạ/ha. Những phường có diện tích và năng suất trồng lạc cao nhất là Hương Vân, Hương An,... Nguyên nhân tại những xã này có năng suất cao chủ yếu do người dân có kinh nghiệm trồng trọt lâu đời, chăm bón hợp lý, sử dụng giống lạc cho năng suất ổn định (L14) và một phần do điều kiện đất đai tại đây thích hợp cho cây lạc. Tuy nhiên, trồng lạc năm 2013 - 2014 gặp một số khó khăn về dịch bệnh như bệnh chết ẻo, nấm rễ,... gây bất ổn cho người dân. Chính quyền địa phương đã đưa ra những biện pháp kịp thời như mời cán bộ khuyến nông về hướng dẫn người dân phòng dịch bệnh, đồng thời tập huấn giống lạc mới (TK10) để hạn chế những khuyết điểm của giống lạc cũ cũng như nâng cao năng suất.

- Về sản xuất rau

Sản xuất rau, đậu các loại của toàn thị xã năm 2014 có giá trị sản xuất đạt 56.390 triệu đồng/ha, tăng 4.048 triệu đồng/ha so với năm trước đó và tăng 35.276 triệu đồng/ha so với năm 2010. Chủ yếu tập trung ở các xã thuộc vùng đồng bằng, diện tích lớn nhất là phường Hương An với loại hình phổ biến là rau cải và hành. Năng suất bình quân của cây hành là 8 tạ/vụ/sào. Nhiều hộ dân còn đạt đến 1 tấn/vụ/sào. Như vậy, có thể thấy rau các loại là loại hình phổ biến, chiếm diện tích lớn và cho năng suất cao tại vùng nghiên cứu. Loại hình này hầu như được trồng quanh năm, chăm bón nhẹ nhàng, có thể tận dụng được nguồn lao động trong gia đình. Tuy nhiên với cây hành mặc dù cho năng suất cao và cải thiện đáng kể thu nhập cho người dân nhưng chi phí đầu tư rất lớn, thường xuyên sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh và chất lượng nông sản.

- Về sản xuất sắn

Cây sắn được trồng xen canh cùng với cây lạc, đây là hình thức trồng trọt vừa tận dụng quỹ đất vừa nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, việc lạm dụng đất để trồng sắn cũng không hoàn toàn mang lại lợi ích tổng thể. Về mặt kinh tế có thể nói cây sắn nâng cao thêm thu nhập cho các hộ dân, tạo ra một phần công ăn việc làm cho nông dân trong thời gian nông nhàn nhưng trồng sắn hàng loạt và trồng trong một thời gian dài làm cho chất đất càng ngày càng xấu đi, khó cải tạo hoặc nâng cao độ phì cho mùa sau.

Bảng 3.4. Diện tích, năng suất trồng sắn của các xã, phường vùng đồng bằng năm 2014

STT Đơn vị hành chính

Diện tích (ha)

Tỷ lệ so với diện tích sắn toàn thị xã

(%)

Năng suất (tạ/ha)

Tổng cộng 566,71 67,12 194,4

1 Tứ Hạ 59,48 7,04 180,4

2 Hương Toàn 20,30 2,40 196,5

3 Hương Vân 59,13 7,00 196,0

4 Hương Văn 170,0 20,13 195,0

5 Hương Vinh 11,80 1,40 193,1

6 Hương Xuân 165,0 19,54 195,0

7 Hương Chữ 40,00 4,74 195,0

8 Hương An 10,00 1,18 196,0

9 Hương Hồ 31,00 3,67 201,0

10 Thị xã Hương Trà 844,31 100,00 196,0

(Nguồn: [5]) Số liệu từ bảng 3.4 cho thấy, tổng diện tích đất trồng sắn năm 2014 tại vùng nghiên cứu là 566,71 ha… Hương Văn là xã có diện tích lớn nhất (170 ha, chiếm 20,13% tổng diện tích trồng sắn toàn thị xã) và Hương Hồ là xã cho năng suất lạc cao

nhất (đạt 197,0 tạ/ha); xã Hương Toàn, Hương An, Hương Vân có năng suất trồng sắn tương đương nhau là 196,0 tạ/ha. Nổi bật về năng suất trồng sắn là xã Hương Hồ. Mặc dù diện tích trồng sắn nằm trong nhóm thấp nhất so với các xã phường trong vùng nghiên cứu nhưng so với toàn thị xã và các xã trong vùng nghiên cứu thì năng suất sắn đạt được của Hương Hồ không chênh lệch nhiều, thậm chí là cao nhất thị xã.

Bảng 3.5. So sánh năng suất trồng sắn giữa các xã, phường vùng đồng bằng và toàn thị xã giữa năm 2014 với năm 2010

STT Đơn vị

hành chính

Năng suất (Tạ/ha) Tăng(+) Giảm (-) Năm 2010 Năm 2014

1 Tứ Hạ 178,0 180,4 +2.0

2 Hương Toàn 170,0 196,5 +26,5

3 Hương Vân 196,0 196,0 -

4 Hương Văn 185,0 195,0 +10

5 Hương Vinh - 193,1 +193,1

6 Hương Xuân 182,0 195,0 +13,0

7 Hương Chữ 198,0 195,0 -3,0

8 Hương An 205,0 196,0 -9

9 Hương Hồ 185,0 201,0 +16

10 Toàn thị xã 193,0 196,0 +3,0

(Nguồn: [5]) Qua bảng 3.5 cho thấy, năm 2014, năng suất sắn của hầu hết các xã trong vùng nghiên cứu tăng so với năm 2010. Tuy nhiên, Hương Chữ và Hương An lại bị giảm, trong đó Hương An bị giảm nhiều nhất (giảm 9,0 tạ/ha). Nguyên nhân là do so với năm 2010 diện tích trồng sắn của Hương An bị giảm 15,5 ha nhằm mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Qua điều tra nông hộ, hầu hết người dân chuyển diện tích trồng sắn sang trồng hành và các loại rau khác.

- Về sản xuất cây ăn quả (thanh trà, quýt)

Từ kết quả điều tra nông hộ, cây ăn quả (thanh trà) được triển khai trồng phổ

biến vào khoảng từ năm 2001 - 2003 nhờ dự án trồng cây ăn quả mặc dù đã được trồng trước đó thời gian khá lâu nhưng với diện tích nhỏ lẻ và người dân chăm bón chưa đúng quy trình kỹ thuật, tại vùng nghiên cứu cây ăn quả tập trung tại 2 địa điểm là phường Hương Vân (với đặc sản thanh trà) và Hương Toàn (với đặc sản quýt Hương Cần tại làng Giáp Kiền).

Năm 2013, tổng diện tích cây thanh trà tại Hương Vân là 95,5 ha, năng suất đạt trung bình trên một gốc cây là 100 - 150 quả. Trong đó, có khoảng 75 ha có hiệu quả, còn lại 20,5 ha do một số diện tích cây trồng đã lâu năm, một số diện tích khác bị bệnh (chảy mủ) nên hiệu quả thấp cần phải có kế hoạch cải tạo hoặc chuyển sang trồng cây trồng khác. Năm 2013, các hộ dân đăng ký trồng dặm, cải tạo 8,475 ha và trồng mới 2,675 ha cây thanh trà góp phần mở rộng diện tích cây đặc sản thanh trà trên địa bàn phường. Nhìn chung, trong năm 2013 cây thanh trà có tỷ lệ kết trái cao, phát triển tốt, giá thành cao.

Đặc sản quýt Hương Cần tại xã Hương Toàn với tổng diện tích trồng là 10,2 ha.

Tập trung tại làng Giáp Kiềng, xã Hương Toàn. Do thích hợp đất đai, khí hậu và các yếu tố khác mà dự án cây ăn quả cũng được triển khai sớm, đến nay người dân đã trồng đại trà và cho ra sản phẩm có năng suất tương đối cao, chất lượng tốt.

b. Ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi năm 2014 của thị xã Hương Trà nói chung và của vùng nghiên cứu nói riêng đạt được những thành tựu đáng kể. Nếu năm 2010, tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi toàn thị xã đạt 183.476 triệu đồng, thì năm 2014 giá trị này lên đến 215.689 triệu đồng, tức là tăng lên 32.213 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản xuất theo nhóm lợn và gia cầm tăng mạnh, có giá trị sản xuất lần lượt là 166.782 triệu đồng (chiếm 77,33% tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi) và 35.562 triệu đồng (chiếm 16,49% tổng giá trị sản xuất), tăng so với năm 2010 lần lượt là 81.218 triệu đồng và 15.098 triệu đồng.

Riêng đối với đàn trâu bò năm 2014 lại giảm nhiều so với năm 2010; cụ thể, năm 2014 giá trị sản xuất theo nhóm trâu bò chỉ đạt 10.405 triệu đồng (chỉ chiếm 4,82% tổng giá trị sản xuất chăn nuôi), trong khi đó năm 2010 lại đạt tới 16.941 triệu đồng.

Nhìn chung, giá trị sản xuất đem lại của ngành chăn nuôi là tăng so với năm 2010. Tuy nhiên, đây cũng là ngành sản xuất bấp bênh do ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhiều loại dịch bệnh bùng phát và khó kiểm soát như H5N1 ở gia cầm, tai xanh ở lợn, lở mồm long móng,... Mặc dù người dân đã phòng trừ dịch bệnh nhưng tổn thất là không thể tránh khỏi, chính quyền địa phương cũng đã có những biện pháp nhằm thông báo rộng rãi tình hình dịch bệnh cũng như cách thức phòng trừ. Nhờ vậy mà tình hình dịch bệnh được kiểm soát và giảm hẳn, năm 2014 được xem là năm khởi sắc của ngành chăn nuôi của thị xã Hương Trà.

Hình 3.2. Biểu đồ so sánh số lượng trang trại của thị xã Hương Trà giai đoạn 2008 - 2014

(Nguồn: [5]) Qua hình 3.2 cho thấy, giai đoạn năm 2008 - 2010 số lượng các các hộ chăn nuôi theo các trang trại của vùng nghiên cứu là khá lớn. Năm 2008, số các trang trại chăn nuôi là 32, đến năm 2010 tăng lên đến 63 trang trại, gấp đôi số trang trại năm 2008. Nguyên nhân của sự tăng số trang trại chăn nuôi là do khoảng thời gian này tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh đến năm 2015, trong đó có huyện Hương Trà cũ. Với mục tiêu tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng chăn nuôi toàn tỉnh, huyện Hương Trà đã thực hiện theo Quy hoạch và nhiều trang trại chăn nuôi được hình thành. Số trang trại này chủ yếu tập trung ở một số xã, phường sau: Hương Toàn, Hương Vân, Hương Chữ, Hương Phong. Tuy nhiên năm 2011 - 2014 toàn vùng nghiên cứu chỉ còn lại 2 - 3 trang trại. Nguyên nhân làm giảm đột ngột số lượng trang trại chăn nuôi tại vùng đồng bằng ven biển là do dịch bệnh bùng phát, những hộ chăn nuôi gia cầm theo dạng trang trại bị mất trắng, nên các trang trại này bị bỏ hoàn toàn. Một số trang trại chăn nuôi không đạt hiệu quả kinh tế cao nên người dân chuyển sang dạng chăn nuôi nhỏ lẻ.

c. Ngành lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp của vùng trong năm 2013 có vài điểm đáng chú ý, một số xã, phường vùng đồng bằng đang thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ; trồng mới hoặc chăm sóc, khai thác hợp lý, đúng cách đối với rừng trồng sản xuất. Điển hình, phường Hương An có kế hoạch bảo vệ 76 ha rừng phòng hộ; riêng xã Hương Vân đã giao 43 ha đất rừng cho người dân nhận trồng rừng theo dự án WB3.

Đến năm 2014, tiến hành chăm sóc, bảo vệ 2.742 ha rừng trồng các năm trước, trồng được 35.000 cây phân tán. Công tác kiểm tra xử lý tình hình lấn chiếm đất rừng, kiểm tra,

kiểm soát lâm sản được tăng cường, phát hiện và xử lý 25 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu 37,457 m3 gỗ, phạt tiền nộp ngân sách 40,5 triệu đồng; thực hiện tốt phương án phòng chống cháy rừng.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và sử dụng đất rừng vẫn còn nhiều bất cập như người dân khai thác rừng bừa bãi, vào mùa mưa lũ gây xói mòn đất, việc quản lý của các cơ quan chưa chặt chẽ.

3.2.1.2. Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp a. Tình hình bảo quản các sản phẩm nông nghiệp

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các loại cây trồng và vật nuôi, đây đều là các đối tượng sống do đó việc bảo quản nông sản đặc biệt quan trọng, quyết định đến chất lượng cũng như việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Cây trồng chủ yếu của vùng hiện nay là các cây ngắn ngày, ngoại trừ các loại rau, thanh trà và quýt phải bán tươi thì tất cả các nông sản còn lại đều được phơi khô sau khi thu hoạch.

Qua quá trình điều tra nông hộ cho thấy, hầu hết hộ dân thuộc các xã, phường trong vùng nghiên cứu đều tự phơi sấy tại gia nhờ ánh nắng mặt trời, một số hộ vẫn chưa có sân phơi. Đặc biệt, địa phương chưa có sân phơi rộng và nhà kho tập trung để bảo quản nông sản một cách tốt nhất; nhiều hộ phơi ngay trên đường quốc lộ. Trong thời gian phơi sấy gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, số giờ nắng và nhiệt độ không ổn định ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

Đối với các loại rau, do bán tươi ngay sau khi thu hoạch mà không qua bất kỳ khâu bảo quản nào nên giá trị sản phẩm không cao, việc tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả thị trường bấp bênh, không ổn định gây ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của người dân.

Đối với sản phẩm lúa, lạc, sắn đều được phơi khô trước khi bán vào thị trường.

Tuy nhiên như đã nói ở trên, do quá trình bảo quản thô sơ nên chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo. Đồng thời vẫn còn một số hộ bán lạc và sắn tươi mà chưa qua công đoạn bảo quản gì, điều này cũng ảnh hưởng nhất định đến giá cả thị trường và thu nhập của nông dân.

b. Tình hình tiêu thụ và giá cả sản phẩm nông sản trên thị trường

Giá cả nông sản luôn là vấn đề được nông dân quan tâm nhất. Như đã phân tích ở trên, nông sản mặc dù đạt năng suất cao nhưng chưa được bảo quản chế biến hợp lý để nâng cao giá trị trên thị trường nên việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, giá cả nông sản của mỗi xã là khác nhau, hay giữa các giống, loại cây trồng khác nhau cũng có sự phân biệt về giá và mức độ tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)