Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã Hương Trà
3.3.2. Kết quả phân tích SWOT cho các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng thị xã Hương Trà
Kết quả phân tích SWOT sẽ là căn cứ quan trọng để đưa ra quyết định lựa chọn loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phù hợp với vùng đồng bằng ven biển không những ở hiện tại mà còn thích hợp cho tương lai.
Hình 3.7. Ma trận SWOT
Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển thị xã Hương Trà bao gồm: điều kiện tự nhiên, xã hội; cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ; điều kiện đầu tư sản xuất của hộ dân; giá cả, thị trường tiêu thụ.
Kết quả phân tích SWOT cho vùng nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.14.
Bảng 3.13. Phân tích SWOT trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng thị xã Hương Trà
ĐIỂM MẠNH
- Vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi, độ dốc không lớn.
- Nước tưới đầy đủ, kênh mương hầu hết đã được bê tông hóa.
- Cơ giới hóa trong nông nghiệp đầy đủ và hiện đại.
- Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi.
- Đa phần người dân ham học hỏi, tích cực tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật để nâng cao hiểu biết về cây trồng vật nuôi cũng như cách chăm bón hợp lý.
- Giao thông trong vùng thuận lợi, cho phép phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, giao thương dễ dàng với các vùng khác trong thị xã cũng như toàn tỉnh.
- Công nghệ thông tin, truyền thông phát triển đáp ứng các yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
ĐIỂM YẾU
- Hầu như lao động trong sản xuất nông nghiệp tại địa bàn chưa qua đào tạo, chất lượng lao động không cao.
- Người dân thiếu vốn nên mức đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa đảm bảo.
- Sản xuất nhỏ lẻ, ruộng đất manh mún.
- Khả năng tiếp cận giá cả, thị trường còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào các tư thương, dễ bị ép giá.
- Chưa có công nghệ bảo quản, chế biến tiên tiến.
- Chất lượng nông sản chưa đảm bảo, năng suất một số loại hình còn thấp và không ổn định.
- Thương hiệu của nông sản chưa được khẳng định trên thị trường.
- Công tác quản lý và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của các cơ quan còn lộ nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ.
CƠ HỘI
- Đất đai, khí hậu, thời tiết khá thuận lợi, thích hợp phát triển nhiều loại hình sử dụng đất; nước tưới đầy đủ phục vụ tối đa cho quá trình sản xuất.
- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cung cấp giống cây trồng và vật tư nông nghiệp đầy đủ, giá cả hợp lý.
- Các giống cây trồng mới, thích hợp với điều kiện địa phương, cho năng suất cao
THÁCH THỨC
- Năng suất nhiều loại nông sản còn thấp, chất lượng chưa đảm bảo.
- Thời tiết, khí hậu thất thường do hiệu ứng nhà kính gây ra nhiều tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp.
- Các xã vùng đầm phá ven biển đang bị xâm nhập mặn ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.
- Ô nhiễm môi trường do phun thuốc bảo
có khả năng áp dụng và mở rộng.
- Các khóa tập huấn kỹ thuật trồng trọt ngày càng nhiều với các phương thức tiên tiến, khoa học; nhiều thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới có khả năng áp dụng cao.
- Nhu cầu về lương thực, thực phẩm của địa phương và các vùng lân cận luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
- Giá cả, thị trường nông sản ngày càng sôi động.
vệ thực vật quá nhiều, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng và tiêu thụ sản phẩm.
- Thị trường nông sản đang bị cạnh tranh mạnh mẽ giữa các đối thủ khác với địa phương.
- Chính sách, kế hoạch phát triển của địa phương còn nhiều hạn chế, việc quản lý chưa chặt chẽ, nếu không khắc phục sẽ ảnh hưởng nhất định đến quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
Kết quả cho thấy, vùng đồng bằng thị xã Hương Trà có lợi thế và bất lợi tương đương nhau, cơ hội và thách thức cũng bằng nhau. Mặc dù bất lợi ngang bằng với lợi thế của vùng nhưng nhiều bất lợi có thể được cải thiện nếu chính quyền địa phương có các phương án cụ thể và tiến hành với sự giám sát chặt chẽ. Bên cạnh những cơ hội mở ra cho sản xuất nông nghiệp của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng ra thị trường bên ngoài thì vẫn còn những thách thức có thể sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Giảm thiểu các bất lợi nêu trên thì những thách thức này cũng sẽ giảm xuống. Do đó, việc đưa ra các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp là hết sức quan trọng, chiến lược và các mục tiêu phát triển phải cụ thể sẽ là biện pháp cấp bách hiện nay.
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nêu trên là khác nhau với các loại hình sử dụng đất khác nhau. Do đó, việc phân tích SWOT cho mỗi kiểu sử dụng đất là cần thiết. Kết quả phân tích SWOT cho các loại hình lựa chọn được thể hiện qua các bảng 3.14, 3.15, 3.16 và 3.17.
Bảng 3.14. Phân tích SWOT cho kiểu sử dụng đất chuyên lúa 2 vụ ĐIỂM MẠNH
- Điều kiện đất đai cũng như các điều kiện tự nhiên khác như địa hình, khí hậu, nhiệt độ,... tương tối thích hợp với loại hình này.
- Nước tưới đầy đủ và ổn định cho sản xuất.
- Đường giao thông nội đồng khá tốt và
ĐIỂM YẾU
- Đất đai manh mún, còn tồn tại nhiều thửa đất có diện tích nhỏ và hình dáng không thuận lợi cho cơ giới hóa nông nghiệp.
- Nhiều hộ dân vẫn còn lạc hậu trong quy trình trồng loại hình này.
- Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thuận lợi cho việc vận chuyển, đi lại.
- Là loại hình được trồng lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm.
- Máy móc, cơ giới hóa trong quá trình sản suất loại hình này là đa dạng và hiện đại, tiết kiệm tối đa sức lao động.
thực vật còn ở mức cao, người dân sử dụng bửa bãi, không khoa học.
CƠ HỘI
- Năng suất, sản lượng có thể được nâng cao nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng trọt.
- Là loại hình vừa ổn định lương thực cho gia đình vừa có thể nâng cao thu nhập.
- Có khả năng duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất.
THÁCH THỨC
- Thiên tai xảy ra thường xuyên và có xu hướng ngày càng tăng.
- Xuất hiện nhiều loại dịch bệnh, có những loại ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất của người dân (rầy nâu, sâu cuốn lá,...).
- Giá cả không ổn định.
- Giá sản phẩm thấp trong khi giá vật tư nông nghiệp khá cao.
Chuyên lúa 2 vụ là kiểu sử dụng đất chính của vùng đồng bằng thị xã Hương Trà, có thời gian sinh trưởng khoảng 3 tháng 10 ngày. Vụ Đông Xuân được trồng vào khoảng giữa tháng 12 Âm lịch, 3 tháng 10 ngày sau là thu hoạch; vụ Hè Thu được gieo trồng vào giữa tháng 4 Âm lịch. Do điều kiện thời tiết trong vụ Hè Thu không thuận lợi bằng Đông Xuân, dịch bệnh nhiều nên mức độ đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong vụ này cao hơn so với Đông Xuân. Tuy nhiên, đây là cây được trồng phổ biến và lâu đời tại địa phương nên nông dân giàu kinh nghiệm, cũng là cây trồng đảm bảo lương thực cho nông hộ cũng như cho địa phương nên việc duy trì diện tích và nâng cao năng suất là cần thiết. Nếu nông dân áp dụng quy trình trồng trọt, chăm bón hợp lý thì vẫn có khả năng nâng cao năng suất. Do đó, đây là loại hình cần tiếp tục duy trì sản xuất.
Bảng 3.15. Phân tích SWOT cho kiểu sử dụng đất lạc - sắn, lạc - đậu xanh và lạc - ngô
ĐIỂM MẠNH
- Điều kiện đất đai và khí hậu khá thuận lợi cho loại hình này.
- Là kiểu sử dụng được trồng lâu đời, người dân giàu kinh nghiệm trồng trọt.
- Giống cây trồng cho năng suất ổn định.
- Lạc và đậu xanh có khả năng duy trì độ phì cho đất.
- Tiêu thụ nông sản khá thuận lợi và dễ dàng.
- Đường giao thông nội đồng khá tốt và thuận lợi cho việc vận chuyển, đi lại.
ĐIỂM YẾU
- Mặc dù giống cây trồng cho năng suất khá ổn định nhưng trong quá trình sinh trưởng phát triển vẫn còn hạn chế, mắc nhiều bệnh.
- Người dân vẫn chưa tiếp cận được giống mới, có chất lượng.
- Quy trình trồng trọt, chăm bón còn lạc hậu.
CƠ HỘI
- Khả năng duy trì và cải thiện độ phì đất ở mức cao.
- Giúp nâng cao thu nhập cho người dân.
- Có nhiều khóa tập huấn kỹ thuật trồng lạc được tổ chức để phổ biến giống, kỹ thuật mới.
THÁCH THỨC
- Thiên tai xảy ra thường xuyên và có xu hướng ngày càng tăng.
- Nhiều loại dịch bệnh (chết ẻo, nấm rễ ở cây lạc,...).
- Giá cả bấp bênh.
Lạc được trồng vào khoảng giữa tháng 12 Âm lịch, sau đó một tháng có thể trồng xen sắn. Khoảng 3,5 tháng có thể thu hoạch lạc và tiếp tục trồng đậu xanh, hoặc trồng đậu xanh sau khi thu hoạch lạc. Ngô có thể được trồng xen vào lạc và có thời gian sinh trưởng khảng 3 tháng. Đây là những kiểu sử dụng được trồng phổ biến, đặc biệt là ở các phường Hương An, Hương Văn, Hương Vân. Mặc dù ít chi phí đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hơn lúa nhưng lại tốn khá nhiều công làm đất, chăm sóc, làm cỏ. Đậu xanh sinh trưởng khoảng 2,5 - 3 tháng, thu hoạch được nhiều lần (2 - 3 lần/vụ) và giá cả nông sản cao, có thể nâng cao thu nhập cho người dân. Do thiếu lao động và các điều kiện khác không cho phép nên nhiều hộ dân chỉ áp dụng công thức lạc xen sắn. Điều này làm giảm hệ số sử dụng đất, mất đi một khoản thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, dù là lạc - sắn hay lạc - đậu xanh hay lạc - ngô thì cũng đều là những công thức thâm canh
cho giá trị kinh tế cao, duy trì và cải thiện được độ phì của đất. Vì vậy, đây là 2 kiểu sử dụng đất có tính khả thi.
Bảng 3.16. Phân tích SWOT cho kiểu sử dụng đất lạc - hành và chuyên rau ĐIỂM MẠNH
- Là kiểu sử dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.
- Lạc cho năng suất ổn định, rau các loại có thời gian sinh trưởng ngắn, cho giá trị kinh tế cao.
- Góp phần duy trì và cải thiện độ phì cho đất.
- Người dân có kinh nghiệm trồng trọt.
- Tiêu thụ sản phẩm dễ dàng và thuận lợi.
ĐIỂM YẾU - Quy trình trồng còn lạc hậu.
- Nhiều bệnh hại, mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cao.
- Tốn nhiều công chăm sóc.
- Trồng nhiều vụ trên 1 năm, nhu cầu phân bón cao nên chi phí cũng khá lớn.
CƠ HỘI
- Hiệu quả kinh tế của loại hình này cao.
- Hệ số sử dụng đất lớn.
- Do tốn nhiều công lao động nên giải quyết việc làm cho nhiều người dân.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Nâng cao đáng kể thu nhập cho người dân.
- Tận dụng đất đai và có thể mở rộng diện tích.
THÁCH THỨC - Thiên tai xảy ra thường xuyên.
- Nhiều loại dịch bệnh.
- Giá cả bấp bênh.
- Chi phí đầu tư cao trong khi giá vật tư nông nghiệp có xu hướng tăng.
Từ bảng 3.16 cho thấy, điểm mạnh và cơ hội của kiểu sử dụng đất này nhiều hơn điểm yếu và thách thức. Lạc sinh trưởng khoảng 3 - 3,5 tháng là có thể thu hoạch, sau đó chuyển sang trồng hành và rau. Các loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm, nâng cao hệ số sử dụng đất. Kiểu sử dụng này còn cho năng suất cao, nếu giá cả thị trường có xu hướng tăng lên thì thu nhập của người dân cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Hiện nay, nhiều hộ dân mở rộng diện tích trồng rau bằng hình thức thuê, đấu thầu đất, đặc biệt là ở phường Hương An. Ở những diện tích này, người dân trồng chuyên rau, chú trọng đầu tư phân bón để thu được năng suất cao nhất có thể. Do đó mức sử dụng phân bón cho loại hình chuyên rau là rất lớn. Bên cạnh đó, khả năng chống chịu
thời tiết và bệnh hại kém nên mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của cây trồng này cũng rất cao, dẫn đến chi phí đầu tư không hề nhỏ. Vì vậy, đào tạo kỹ năng trồng trọt chăm sóc cây trồng khoa học, đầu tư hợp lý cho người dân là việc làm cấp bách hiện nay. Do có thể khắc phục được những hạn chế này, cây trồng lại cho giá trị kinh tế lớn nên đây cũng là những kiểu sử dụng đất có tính khả thi cao.
Bảng 3.17. Phân tích SWOT cho cây ăn quả (thanh trà, quýt) ĐIỂM MẠNH
- Phù hợp với đất đai và điều kiện tự nhiên của vùng.
- Được dự án phát triển cây ăn quả hỗ trợ.
- Diện tích trồng lớn, nguồn nhân lực dồi dào.
- Thường xuyên mở các khóa tập huấn kỹ thuật trồng thanh trà, quýt; người dân ham học hỏi, có ý thức tham gia đầy đủ và giàu kinh nghiệm.
- Giao thông thuận lợi cho vận chuyển, trao đổi mua bán.
- Tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, thị trường rộng lớn.
ĐIỂM YẾU
- Thời tiết không thuận lợi (sương muối) gây ra bệnh cây (rụng bông).
- Vẫn tồn tại nhiều hộ dân trồng không đúng kỹ thuật, chăm sóc không hợp lý.
CƠ HỘI
- Nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Hạn chế xói mòn đất.
- Khẳng định thương hiệu trên thị trường và là đặc sản của vùng.
THÁCH THỨC
- Xảy ra thiên tai (bão) làm đổ, ngã cây.
- Giá cả thị trường không ổn định.
Bảng 3.17 cho thấy, kiểu sử dụng đất cây ăn quả (thanh trà, quýt) có nhiều điểm mạnh cũng như cơ hội trong tương lai. Là loại cây lâu năm cho thu hoạch và năng suất sau năm (05) năm trồng, chăm bón. Hiện nay, cây ăn quả là nguồn thu chính của nông dân ở Hương Vân và Hương Toàn (làng Giáp Kiền), phù hợp với đất đai và điều kiện tự nhiên của vùng, vì thế trong tương lai có thể mở rộng diện tích, tăng cường đầu tư để phát triển 2 cây trồng này. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế (điểm yếu) và các thách thức, cần có biện pháp thiết thực hơn để khắc phục nếu mở rộng sản xuất.