Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã Hương Trà
3.3.1. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng thị xã Hương Trà
3.3.1.1. Hiệu quả kinh tế a. Cây hàng năm
Để đánh giá khách quan hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất, thì tiến hành điều tra nông hộ tại các xã, phường vùng đồng bằng thị xã Hương Trà là hết sức cần thiết, với các cây trồng chính: lúa, lạc, sắn, ngô, rau (hành, rau các loại), đậu xanh và chia thành 7 kiểu sử dụng đất, bao gồm: chuyên lúa 2 vụ, lạc - hành, lạc - sắn, lạc - xanh, lạc - ngô, chuyên rau và chuyên lạc.
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng
STT
Kiểu sử dụng đất
GO (tr.đ/ha)
IC (tr.đ/ha)
MI (tr.đ/ha)
VA (trđ/ha)
GO/IC (lần)
VA/IC (lần)
MI/IC (lần) 1 Chuyên lúa 2 vụ 57,6 34,69 13,71 22,91 1,66 0,66 0,40 2 Lạc - hành 383,46 72,09 192,20 311,37 5,32 4,32 2,67 3 Lạc - sắn 77,59 23,86 48,52 53,73 3,25 2,25 2,03 4 Lạc - đậu xanh 98,19 27,62 67,03 70,57 3,56 2,56 2,43 5 Lạc - ngô 201,34 45,23 140,08 156,11 4,45 3,45 3,10 6 Chuyên rau 331,03 52,85 252,49 278,18 6,26 5,26 4,78 7 Chuyên lạc 54,07 20,33 30,95 33,74 2,66 1,66 1,52 (Nguồn: Số liệu xử lý) Bảng 3.9 cho thấy, nếu chỉ xét riêng giá trị GO, lạc - hành cho giá trị lớn nhất (383,46 triệu đồng/ha), xếp thứ 2 là chuyên rau (331,03 triệu đồng/ha), xếp thứ 3 là lạc - ngô (201,34 triệu đồng/ha), ngoài ra lạc - đậu xanh cũng cho giá trị GO khá cao.
Trong năm 2015, đối với các kiểu sử dụng đất này ngoài việc giá cả có phần tăng hơn so với những năm trước thì nông dân còn biết kết hợp các cây trồng với nhau để tăng thu nhập, điển hình như chuyên rau cho giá trị GO cao nhưng trước khi vào vụ rau người dân thường trồng 1 vụ lạc, hoặc thông thường những năm trước chỉ trồng 2 vụ rau/năm, nhưng năm nay hầu hết nông dân đều trồng ổn định 3 vụ/năm, thậm chí có một số hộ trồng 5 vụ rau/năm. Như vậy, ngoài kinh nghiệm trồng trọt lâu năm, nông dân tại vùng nghiên cứu còn biết kết hợp các cây trồng với nhau nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Trong khi nhóm cây công nghiệp ngắn ngày cho giá trị GO cao, thì GO của kiểu sử dụng đất chuyên lúa 2 vụ lại thuộc nhóm thấp nhất (chỉ đạt 57,6 triệu đồng/ha). Đây là kiểu sử dụng đất chính, nhất thiết phải duy trì để ổn định an ninh lương thực tại địa phương nhưng kết quả sản xuất không như ý muốn, nguyên nhân một phần do giá cả thị trường thấp, một phần khác do trong quá trình trồng trọt gặp phải khó khăn như sâu bệnh hại, thời tiết không thuận lợi làm giảm năng suất của nhiều hộ dân, thậm chí là mất mùa.
Đối với chỉ tiêu IC (chi phí trung gian), kiểu sử dụng lạc - hành và chuyên rau có giá trị lớn nhất, lần lượt là 72,09 triệu đồng/ha và 52,85 triệu đồng/ha. Qua việc
phỏng vấn nông hộ, nhận thấy rằng, mặc dù 2 kiểu sử dụng trên cho giá trị sản xuất cao nhưng mức đầu tư cũng không hề thấp. Điển hình như cây hành, chi phí bỏ ra để trồng 1 vụ hành trong vòng 45 ngày là lớn hơn rất nhiều lần so với các cây trồng khác.
Ngoài việc bón nhiều phân hóa học, sâu bệnh hại đối với cây hành cũng rất nhiều, nếu không dùng thuốc bảo vệ thực vật sẽ ảnh hưởng đến năng suất hành. Cộng thêm một số chi phí khác dẫn đến chi phí trung gian cho cây trồng này thuộc nhóm lớn nhất. Đối với chuyên lúa 2 vụ, chi phí trung gian thuộc nhóm trung bình. Như vậy, 3 kiểu sử dụng đất lạc - hành, lạc xen ngô và chuyên rau cho giá trị gia tăng (VA) cao nhất, chuyên lúa 2 vụ cho giá trị VA thấp nhất.
Bên cạnh đó, khi xét đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sử dụng đất như GO/IC, VA/IC có thể thấy rằng, mặc dù chi phí trung gian cao nhưng giá trị sản xuất đạt được cũng cao nên hiệu quả kinh tế mà các kiểu sử dụng đất sau mang lại cũng cao nhất trong các kiểu sử dụng đất trên, đó là: lạc - hành, lạc - ngô và chuyên rau. Mặt khác, chuyên lúa 2 vụ lại rất thấp (GO/IC: 1,66 lần, VA/IC: 0,66 lần). Tuy kết quả kinh tế sử dụng đất không cao như các kiểu sử dụng đất còn lại nhưng đây là cây trồng đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương, là cây trồng quan trọng nhất và được trồng rộng rãi tại tất cả các xã, phường vùng đồng bằng thị xã Hương Trà.
b. Cây ăn quả
Kết quả điều tra thực địa cho thấy, cây ăn quả (thanh trà, quýt) chiếm hơn 40%
số hộ điều tra tại hai xã Hương Vân và Hương Toàn, được trồng phổ biến và đại trà theo dự án vào năm 2003, sau 5 năm bắt đầu thu hoạch. Sản phẩm của cây ăn quả đạt cả về chất lượng lẫn số lượng nên nó là đặc sản của vùng. Do điều kiện thích nghi của cây thanh trà và quýt khá chặt chẽ nên hầu như những xã, phường khác khó đáp ứng được, vì vậy diện tích trồng thanh trà và quýt chỉ tập trung tại 2 xã này, riêng quýt Hương Toàn được trồng phổ biến tại Làng Giáp Kiền, Hương Cần. Ngoài ra Hương Hồ cũng là xã trồng cây ăn quả nhưng với diện tích manh mún, nhỏ lẻ hoặc trồng tại vườn.
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của loại hình cây ăn quả
STT LUT
Chỉ tiêu GO
(tr.đ/ha)
IC (tr.đ/ha)
MI (tr.đ/ha)
VA (tr.đ/ha)
GO/IC (lần)
VA/IC (lần)
MI/IC (lần) 1 Thanh trà 457,79 46,71 388,91 411,08 9,8 8,8 8,33
2 Quýt
Hương Cần 566,0 52,43 485,12 513,57 10,8 9,8 9,25 (Nguồn: Số liệu xử lý)
Cả 2 loại cây ăn quả đều cho hiệu quả kinh tế rất cao, cao gấp gần 2 lần so với các kiểu sử dụng đất hiệu quả nhất của nhóm cây hàng năm. Từ bảng số liệu 3.12 cho thấy, cây quýt cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây thanh trà. Tổng mức đầu tư chi phí cơ bản ban đầu (5 năm đầu) và chi phí trung gian hàng năm của cây thấp nên các chỉ tiêu GO/IC và VA/IC cao, chứng tỏ hiệu quả kinh tế của loại hình này cao.
Cây ăn quả là cây trồng lâu năm, cho thu hoạch nhiều lần. Để đánh giá hiệu quả của các loại cây này một cách chính xác, đề tài sử dụng chỉ tiêu NPV và IRR với vòng đời của cây là 25 năm và mức r = 9% tương đương mức lãi suất ngân hàng tại thời điểm nghiên cứu.
Bảng 3.11. Tình hình thu, chi trong sản xuất kinh doanh cây ăn quả
STT Năm Cây thanh trà Cây quýt
Sản lượng
(quả)
Chi phí (tr.đ/ha)
Doanh thu (tr.đ/ha)
Thu nhập (tr.đ)
Sản lượng
(tấn)
Chi phí (tr.đ/ha)
Doanh thu (tr.đ/ha)
Thu nhập (tr.đ)
0
2003
0 26.58 0 -26.58 0 36.68 0 -36.68
2004 2005 2006 2007
1 2008 3 39.54 75 35.46
2 2009 10800 31.92 162 130.08 10.5 41.58 262.5 220.92
3 2010 16800 34.86 252 217.14 15 46.24 375 328.76
4 2011 20400 37.2 306 268.8 22.5 47.34 562.5 515.16
5 2012 30000 43.3 450 406.7 30 46.04 750 703.96
6 2013 32400 41.72 486 444.28 27 48.76 675 626.24
7 2014 38400 43.44 576 532.56 28.2 49.66 705 655.34 8 2015 42000 41.92 630 588.08 31.2 45.84 780 734.16 9 2016 42000 41.92 630 588.08 31.2 45.84 780 734.16 10 2017 42000 41.92 630 588.08 31.2 45.84 780 734.16 11 2018 42000 41.92 630 588.08 31.2 45.84 780 734.16 12 2019 42000 41.92 630 588.08 31.2 45.84 780 734.16 13 2020 42000 41.92 630 588.08 31.2 45.84 780 734.16 (Nguồn: Số liệu xử lý)
Căn cứ vào bảng 3.11 về sản lượng, giá bán, doanh thu và chi phí trồng cây thanh trà và quýt, kết quả tính toán các chỉ tiêu này như sau:
- Chỉ tiêu giá trị hiện tại thực (NPV)
Kết quả tính được NPV cho cây thanh trà tại Hương Vân và quýt Hương Cần với mức lãi suất r = 9% lần lượt là 2.950,50 triệu đồng và 3.791,63 triệu đồng. Kết quả tính toán cho thấy, NPV không những dương mà còn đạt giá trị rất cao, do đó nên tiếp tục sản xuất 2 loại cây này tại 2 nơi là Hương Vân và Hương Toàn.
- Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Với giá trị r1 = 7%, và r2 = 12%, áp dụng công thức tính trên thu được kết quả tính toán chỉ tiêu IRR cho cây thanh trà và quýt lần lượt là 25,75% và 24,48%.
Kết quả tính toán cho thấy, giá trị IRR của cây thanh trà và quýt đều dương và lớn hơn r = 9% , do đó nên duy trì các loại cây ăn quả này tại vùng nghiên cứu.
Như vậy, cây ăn quả là loại hình sử dụng đất cho thu nhập cao đối với người dân ở Hương Vân và Hương Toàn. Giá trị thực mang lại cũng như tỷ lệ hoàn vốn nội bộ cao chứng tỏ loại hình này nên tiếp tục triển khai trồng đại trà, mở rộng diện tích. Tuy nhiên, do bệnh về cây khá nhiều, nếu người dân không thường xuyên theo dõi và khắc phục kịp thời thì năng suất bị giảm rõ rệt, một số hộ dân còn thiếu kinh nghiệm trong việc trồng trọt, chăm sóc cây ăn quả nên ảnh hưởng đến sản lượng thu được.
3.3.1.2. Hiệu quả xã hội a. Thu nhập của nông hộ
Tổng hợp từ số liệu điều tra cho thấy, thu nhập trung bình của mỗi hộ dân tại các xã là khác nhau. Tại xã Hương Toàn, thu nhập trung bình mỗi người là lớn nhất, đạt 2,7 triệu đồng/tháng, xếp thứ 2 là phường Tứ Hạ đạt 2,5 triệu đồng/tháng. Do năng suất cao, loại hình đa dạng nên nguồn thu từ trồng trọt ở xã Hương Toàn lớn, còn phường Tứ Hạ có thu nhập trung bình trên người cao một phần nhờ vào sản xuất nông nghiệp, phần còn lại nhờ kinh doanh buôn bán và các hoạt động phi nông nghiệp khác. Hương Văn thấp nhất (khoảng 1,8 triệu đồng/tháng). Ở Hương An, Hương Vân người dân cũng có thu nhập khá cao, khoảng 2,2 - 2,4 triệu đồng/tháng. Nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp chủ yếu nhờ vào một số cây trồng như: lúa, lạc, rau màu và cây ăn quả. Các loại hình còn lại như ngô, sắn,... ngoài phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi trong gia đình cũng đóng góp một phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Hầu hết tại các xã/phường vùng đồng bằng, người dân sống nhờ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (trừ phường Tứ Hạ), nên thu nhập phụ thuộc vào năng suất, sản lượng cây trồng. Tùy vào điều kiện thời tiết có thuận lợi hay không, dịch bệnh phát triển nhiều hay ít, giá cả có ổn định hay không mà ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người dân.
b. Khả năng giải quyết việc làm
Khả năng giải quyết việc làm là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả xã hội. Công lao động bỏ ra nhiều chứng tỏ thời gian nông nhàn ít, nhiều việc làm cho nông dân. Số lao động trong gia đình luôn được sử dụng tối đa, tùy vào nhu cầu mà các hộ dân có thể thuê thêm lao động bên ngoài, chính điều này đã góp phần thu hút lao động, giải quyết việc làm làm hạn chế phát sinh tệ nạn xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Bảng 3.12. Công lao động của kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng
STT Kiểu sử dụng đất Công lao động (công/ha)
1 Chuyên lúa 2 vụ 224
2 Lạc - sắn 273
3 Lạc - đậu xanh 383
4 Lạc - hành 473
5 Chuyên lạc 174
6 Chuyên trồng rau 242
7 Lạc - ngô 264
8 Cây ăn quả (thanh trà) 474 9 Cây ăn quả (quýt Hương Cần) 386
(Nguồn: Số liệu xử lý)
Qua bảng 3.12 cho thấy, cây ăn quả là kiểu sử dụng đất cần nhiều công lao động nhất, trong đó thanh trà là 474 công/ha, quýt Hương Cần là 386 công/ha. Nếu chỉ xét riêng cây hàng năm thì lạc - hành có số công lao động/ha lớn nhất (473 công/ha), xếp thứ 2 là lạc - đậu xanh (383 công/ha), các kiểu sử dụng đất khác cũng có số công khá lớn, thấp nhất là chuyên lạc (174 công/ha). Điều này chứng tỏ, nhờ việc trồng các cây trồng và áp dụng các kiểu sử dụng đất này mà đa phần nông dân tại địa phương đã khai thác và sử dụng khá tốt nguồn lao động sẵn có, tạo nhiều việc làm và hạn chế thời gian nông nhàn của các thành viên trong gia đình. Việc thuê lao động bên ngoài là khá ít, nếu có thì giá trị công lao động khoảng từ 150.000 - 200.000 đồng/công.
Lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất, ít được đào tạo. Tuy nhiên, thời gian gần đây được sự quan tâm của chính quyền địa phương, phối hợp với cán bộ khuyến nông và các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật giúp người lao động nâng cao hiểu biết về cây trồng, vật nuôi, cách chăm sóc, trồng trọt. Từ đó, người dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
Về mức độ chấp nhận đầu tư và ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tại địa bàn nghiên cứu, có đến 86,67% số hộ được phỏng vấn cho rằng cơ cấu cây trồng như hiện tại là đã ổn định và khả năng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp là ở mức độ chấp nhận được, không quá cao cũng không quá thấp. Số hộ còn lại có ý định chuyển đổi một số loại cây hiện tại để trồng những cây trồng mới, ví dụ: có một số hộ dân ở phường Hương An có ý định chuyển đổi một phần nhỏ diện tích trồng hành sang trồng hoa ly.
Đây là cây trồng đã được cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc trước đó, mong muốn của người dân là trồng thử nghiệm cây trồng mới và nâng cao thu nhập nếu có thể.
3.3.1.3. Hiệu quả môi trường
Để đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất cần quá trình nghiên cứu lâu dài, phân tích kỹ lưỡng các chỉ tiêu về mặt môi trường. Tổng hợp các ý kiến của hộ dân về môi trường, đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả môi trường thông qua các chỉ tiêu sau: mức độ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất,...
Với mỗi loại hình sử dụng đất và điều kiện đầu tư của nông hộ khác nhau mà mức độ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khác nhau. Từ đó, khả năng duy trì, cải thiện độ phì cũng khác nhau.
Qua điều tra nông hộ cho thấy, những kiểu sử dụng đất có mức độ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cao nhất là chuyên lúa 2 vụ, lạc - đậu xanh, lạc - hành và chuyên rau. Tuy nhiên, đây cũng là những kiểu sử dụng đất mà người dân cho rằng có khả năng duy trì, cải thiện độ phì cao nhất.
Nếu trồng chuyên lạc thì sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chỉ ở mức trung bình nhưng độ phì của đất lại khá cao. Bên cạnh đó, hầu hết người dân chỉ trồng lạc vào vụ Đông - Xuân, do thời tiết và khả năng cung cấp nước không thuận lợi nên vụ Hè - Thu được chuyển sang trồng loại cây khác như rau màu, hoặc trồng sắn, như vậy có thể tăng hệ số sử dụng đất nhưng vẫn đảm bảo năng suất. Vẫn còn nhiều hộ dân chỉ trồng lạc vào vụ Đông - Xuân, thời gian còn lại trong năm đất hầu như được để trống, do đó hệ số sử dụng đất thấp hơn so với việc thâm canh lạc với các cây ngắn ngày khác.
Qua quá trình thu thập ý kiến nông hộ cho thấy, lạc - hành và chuyên trồng rau sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cao nhất trong các kiểu sử dụng đất.
Khoảng 90% số hộ dân được phỏng vấn về loại hình chuyên rau tại phường Hương An cho rằng chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở cây trồng này là cao nhất trong tất cả các cây trồng. Trung bình mỗi năm sẽ trồng 1 vụ lạc sau đó luân canh 3 vụ hành.
Do số vụ trồng trong năm nhiều gấp 3 lần so với cây lạc, đồng thời nhu cầu về phân bón cao, khả năng chống chịu thời tiết và dịch bệnh lại thấp nên tốn nhiều chi phí và công chăm sóc. Mặc dù đất có độ phì khá cao do được bón phân (hữu cơ và vô cơ) tuy nhiên thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở mức cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Đối với cây ăn quả, đây là cây lâu năm nhưng chi phí kiến thiết cơ bản trong 5 năm đầu không cao; đến giai đoạn thu hoạch thì chi phí này được điều tiết phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây và yêu cầu về sản lượng của nông dân, mức độ đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở mức trung bình nên lợi nhuận thu về cao.
Về hình thức thu gom, xử lý bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, hầu hết sau khi phun thuốc xong, người dân vứt bỏ bao bì, chai lọ ngay tại ruộng hoặc ra kênh mương, sông suối. Khoảng 40% số hộ dân được phỏng vấn áp dụng hình thức này, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Gần 40% hộ dân chọn hình thức xử lý là vứt bỏ tại khu tập trung rác thải sinh hoạt. Khoảng 15 - 20% số hộ dân thu gom tập trung để chôn đốt. Như vậy có thể thấy rằng, hình thức xử lý chai lọ thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.
ĐVT: %
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh độ che phủ đất giữa vùng đồng bằng và các vùng lân cận (Nguồn: [28])