Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng thị xã Hương Trà

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 44)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng thị xã Hương Trà

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí vùng đồng bằng thị xã Hương Trà Vùng đồng bằng thị xã Hương Trà có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Đông giáp thành phố Huế, huyện Phú Vang.

- Phía Tây giáp huyện Phong Điền.

- Phía Nam giáp 1 phần đồi núi phường Hương Vân, xã Hồng Tiến, xã Hương Bình và 1 phần đồi núi phường Hương Hồ thị xã Hương Trà.

- Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và biển Đông.

Vùng đồng bằng thị xã Hương Trà có tuyến quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc -

Nam chạy qua với chiều dài 12 km, tuyến đường phía Tây thành phố Huế đi qua nối với thị xã Hương Thủy với chiều dài 19 km, đường quốc lộ 49B qua 2 xã vùng biển, đầm phá gồm Hải Dương và Hương Phong nối với thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang.

Vùng có 9 đơn vị hành chính, gồm 7 phường: Tứ Hạ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ và 2 xã: Hương Toàn và Hương Vinh.

Tổng diện tích tự nhiên của vùng là 17.776,26 ha. Trong đó xã có diện tích nhỏ nhất là Hương Vinh (714,49 ha, chiếm 4,02% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng nghiên cứu), xã có diện tích lớn nhất là Hương Vân (6.123,15 ha, chiếm 34,45% diện tích toàn vùng và chiếm đến 11,83% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã). Hầu hết diện tích đất tự nhiên đã được đưa vào sử dụng.

Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, ngoại trừ Hương Vân và Hương Hồ có một số diện tích địa hình cao hơn so với mực nước biển là trên 300 m, do đó cao hơn các xã khác trong vùng.

Bảng 3.1. Diện tích tự nhiên của các xã, phường vùng đồng bằng thị xã Hương Trà năm 2014

STT Đơn vị hành chính

Diện tích (ha)

Cơ cấu trong diện tích vùng

(%)

Cơ cấu trong diện tích toàn thị xã (%)

1 Tứ Hạ 845,40 4,76 1,64

2 Hương Văn 1.365,95 7,64 2,64

3 Hương Xuân 1.503,43 8,46 2,91

4 Hương Chữ 1.552,29 8,73 3,00

5 Hương An 1.101,36 6,20 2,13

6 Hương Vân 6.123,15 34,45 11,84

7 Hương Hồ 3.346,95 18,83 6,47

8 Hương Toàn 1.223,24 6,88 2,37

9 Hương Vinh 714,49 4,02 1,38

Tổng 17.776,26 100 34,38

(Nguồn: [28])

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội - Về dân số

Bảng 3.2. Dân số và mật độ dân số các xã, phường trong vùng năm 2014 STT Đơn vị

hành chính

Diện tích (km2)

Dân số (người)

Mật độ dân số (người/km2)

1 Tứ Hạ 8,45 8.853 1.047

2 Hương Toàn 12,23 13.067 1.068

3 Hương Vân 61,23 6.230 102

4 Hương Văn 13,65 8.280 607

5 Hương Vinh 7,14 13.205 1.849

6 Hương Xuân 15,03 7.927 527

7 Hương Chữ 15,52 9.551 615

8 Hương An 11,01 5.791 526

9 Hương Hồ 33,46 9.539 286

Tổng 117,76 82.443 701

(Nguồn: [5]) Qua bảng 3.2 cho thấy tổng dân số của vùng nghiên cứu năm 2014 là 82.443 người, chiếm 71,1% dân số toàn thị xã, mật độ dân số đạt 701 người/km2. Trong đó xã có dân số cao nhất là Hương Vinh (13.205 người), với mật độ 1.849 người/km2, xã có dân số thấp nhất là Hương An (5.791 người), với mật độ 526 người/km2. Ngoài ra một số xã, phường có mật độ dân số khá cao như Tứ Hạ, Hương Toàn, Hương Phong.

Nguyên nhân do các xã phường này là nơi tập trung các cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ lớn của vùng, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời có hệ thống giao thông thuận lợi, tương đối đầy đủ và kiên cố nên có xu hướng dân số tập trung đông đúc. Điển hình là phường Tứ Hạ, có diện tích tự nhiên thuộc nhóm các xã phường nhỏ nhất, dân cư lại tập trung đông đúc nên mật độ dân số nằm ở nhóm cao nhất vùng nghiên cứu (1.047 người/km2).

- Về giao thông

Hiện nay, hệ thống đường giao thông của các xã, phường vùng đồng bằng ven biển tương đối đầy đủ và kiên cố tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất cũng như kinh doanh, buôn bán của người dân. Trong đó phường Tứ Hạ với 100% các tuyến đường được bê tông hóa. Tuy nhiên ở một số xã như Hương Vân, Hương An,... do xe có vận tải lớn thường xuyên lưu thông nên một số đoạn đường bị xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân trong mùa mưa. Riêng xã Hương Hồ có địa hình tương đối phức tạp và bị chia cắt nên giao thông trong xã gặp nhiều khó khăn.

- Về thủy lợi

Hệ thống kênh mương thủy lợi tại vùng nghiên cứu khá đồng bộ, nhiều đoạn kênh mương bị hư hỏng và xuống cấp đã được xây dựng lại phục vụ tối đa nhu cầu nước sản xuất nông nghiệp của người dân. Nhìn chung nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là dồi dào và chủ yếu được lấy từ sông Hương, sông Bồ, hồ Thọ Sơn,... nên vùng khá chủ động trong công tác tưới tiêu.

3.1.3.3. Đánh giá lợi thế và hạn chế của vùng đồng bằng so với các vùng khác trong thị xã Hương Trà

* Thuận lợi

- Vùng có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường giao thông quan trọng, đây là một trong những điều kiện thuận lợi nhằm phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng của vùng.

- Địa hình tương đối bằng phẳng nên thuận lợi cho dân sinh cũng như các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vùng còn có hệ thống giao thông tốt, thường xuyên được nâng cấp, một số đoạn được xây dựng mới phục vụ tối đa cho người dân sản xuất. Hệ thống phân phối vật tư nông nghiệp, giống cây trồng đầy đủ; mạng lưới chợ, trung tâm mua bán ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu trao đổi, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của người dân.

- Đất đai được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp phần lớn có độ phì khá cao, thường xuyên được bồi tụ phù sa bởi sông Hương và sông Bồ nên năng suất, sản lượng và thu nhập của người dân từ sản xuất nông nghiệp khá ổn định.

- Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt người dân khá đầy đủ. Đặc biệt là hệ thống kênh mương, thủy lợi thuận lợi phục vụ nước tưới tối đa cho sản xuất nông nghiệp.

- Nguồn lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất, trồng trọt.

- Các loại cây trồng, vật nuôi tại vùng nghiên cứu đa dạng, đáp ứng được nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương cũng như tham gia vào thị trường tiêu thụ thành phố Huế và toàn tỉnh.

* Hạn chế

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng còn hạn chế và manh mún. Mặt khác trong quá trình thực hiện các dự án, một diện tích đất sản xuất nông nghiệp khá lớn bị mất đi do chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa mang tính tập trung.

- Ở một số xã có địa hình cao ít được phù sa bồi tụ nên hàm lượng dinh dưỡng thấp, đòi hỏi trong quá trình sản xuất có chi phí đầu tư cao. Trong khi đó, một số xã trong vùng lại có địa hình khá thấp và bị ngập úng trong mùa mưa, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.

- Một vài đoạn kênh mương thủy lợi xuống cấp và chưa được xây dựng hoàn thiện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc lấy nước cung cấp cho sản xuất của người dân (ví dụ tại xã Hương Vân).

- Mặc dù cơ sở hạ tầng đã từng bước phát triển và hoàn thiện nhưng sự phát triển đó không đồng đều, gây nên sự chênh lệch giữa các xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)