Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những số liệu đã được công bố hay thu thập trong quá khứ hay do một nhóm thứ ba thu thập. Số liệu này thường được thu thập từ các cơ quan có liên quan, các nghiên cứu trước đó, cơ quan thống kê của chính phủ, Internet,…
Tiến hành thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất nông nghiệp, tình hình sản xuất nông nghiệp của thị xã Hương Trà và của các xã nghiên cứu thông qua Uỷ ban nhân dân thị xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thống kê, Uỷ ban nhân dân các xã, phường.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu được quan sát hay thu thập lần đầu tiên bởi nhà nghiên cứu. Số liệu dạng này thường các nhà nghiên cứu tự thu thập từ: bảng câu hỏi, phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu tình huống, ,…
Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân PRA (Participatory Rural Appraisal) và phỏng vấn bán cấu trúc.
- Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân là trực tiếp tiếp xúc với người dân trao đổi, phân tích những kinh nghiệm sản xuất, khó khăn gặp phải, nguyện vọng, kế hoạch và giải pháp để phát triển sản xuất gia đình cũng như cộng đồng. Thông tin thu thập được chủ yếu dùng cho việc phân tích hiện trạng, hiệu quả kinh tế sử dụng đất, mức độ đầu tư cho từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp và đưa ra những định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thích hợp.
- Phỏng vấn bán cấu trúc là phương pháp thu thập thông tin của các nông hộ hay nhóm nhỏ các nông hộ thông qua việc cấu trúc trước một số câu hỏi giúp tập trung vào vấn đề trọng tâm nhưng vẫn cho phép linh hoạt thảo luận với những người tham gia về các khía cạnh liên quan và phù hợp.
Sử dụng phiếu điều tra nông hộ để phỏng vấn ngẫu nhiên các nông hộ thuộc địa bàn các xã nghiên cứu.
Các điểm nghiên cứu phải đại diện được cho vùng sinh thái và các vùng kinh tế, trình độ sử dụng đất của nông hộ ở thị xã. Trên cơ sở kết quả điều tra thực địa và tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên môn, mỗi xã tiến hành điều tra phỏng vấn nông hộ theo phương pháp chọn mẫu 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và khá.
Bên cạnh đó, diện tích đất trồng trọt khác nhau cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc chọn mẫu để điều tra phỏng vấn. Những nông hộ có diện tích trồng trọt nhiều hay ít ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đầu tư vốn để sản xuất nông nghiệp.
Trong đó hộ nghèo theo phân loại của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
Còn hộ trung bình và khá sẽ qua tham vấn ý kiến của cán bộ địa phương để thống nhất đưa ra một số chỉ tiêu để chọn hộ khá và trung bình như: tình trạng nhà ở, bình quân diện tích đất canh tác, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiện nghi sinh hoạt gia đình như tivi, xe máy,...
Vùng đồng bằng thị xã Hương Trà gồm 9 xã/phường, mỗi xã/phường có các đặc trưng về cây trồng khác nhau. Sau khi tham vấn ý kiến của cán bộ Hợp tác xã và chính quyền địa phương thì thấy rằng toàn vùng gồm các cây hàng năm chính như sau:
lúa, lạc, rau màu, ngô, sắn, đậu xanh. Cây ăn quả gồm cây thanh trà và quýt.
Đối với cây ăn quả đề tài tập trung nghiên cứu tại 2 địa điểm: phường Hương Vân (cây thanh trà) và xã Hương Toàn (cây quýt Hương Cần - Làng Giáp Kiền).
Tiến hành chọn mẫu như sau: Giữa các xã có cây trồng chính giống nhau thì chọn mẫu bằng cách chọn đại diện theo 3 nhóm tương ứng 3 xã: năng suất cao, năng suất trung bình và năng suất thấp.
Ví dụ: Cây lúa: Hương Toàn (năng suất cao), Hương Văn (năng suất trung bình), Hương An (năng suất thấp). Cây lạc: Hương Vân (năng suất cao), Hương An (năng suất trung bình), Hương Văn (năng suất thấp). Và tương tự cho các cây trồng khác.
Tóm lại, có 5 xã/phường cần điều tra nông hộ: Hương Vân, Hương Toàn, Hương Văn, Hương An, Tứ Hạ. Mỗi xã/phường chọn ra 3 thôn/tổ dân cư, mỗi thôn/tổ dân cư sẽ chọn đại diện 4 hộ khá, 4 hộ trung bình và 4 hộ nghèo. Vậy tổng số phiếu cần điều tra là:
12 hộ × 3 thôn/tổ dân cư × 5 xã/phường = 180 hộ
Trong quá trình tổng hợp, xử lý phiếu điều tra sau phỏng vấn, có thể loại bớt những phiếu chưa đạt yêu cầu về nội dung, thông tin hoặc thiếu các thông tin chính phục vụ cho đề tài.
2.4.3. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý và tổng hợp số liệu
- Số liệu thứ cấp sau khi thu thập về được tổng hợp, phản ánh thông qua các bảng, đồ thị,...
- Số liệu sơ cấp dùng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp, phân tích, xử lý các số liệu thô phục vụ cho đề tài.
2.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp và đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất
2.4.4.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Bảng 2.1. Hệ thống các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
TT Chỉ tiêu Ký
hiệu Công thức
I Phản ảnh kết quả kinh tế 1 Giá trị sản xuất GO 2 Chi phí trung gian IC
TT Chỉ tiêu Ký
hiệu Công thức
3 Giá trị gia tăng VA VA = GO – IC
4 Thu nhập hỗn hợp MI MI = GO - IC - (A + T + Lao động thuê) II Phản ảnh kết quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp
1
Tỷ suất giá trị sản xuất
theo chi phí
TGO TGO = GO / IC (lần)
2 Tỷ suất giá trị tăng
thêm theo chi phí TVA TVA = VA / IC (lần)
3
Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian
TMI TMI = MI / IC (lần)
III Phản ảnh hiệu quả tài chính của loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm (theo chu kỳ sản xuất)
1 Giá trị hiện tại thuần NPV
2 Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR IV Phản ảnh hiệu quả sử dụng đất
1 Hệ số sử dụng đất Tổng diện tích gieo trồng trong năm Tổng diện tích canh tác
2 Tỷ lệ sử dụng đất đai (%)
Tổng diện tích đất đai – Diện tích đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất đai 100
2.4.4.2. Hiệu quả xã hội
Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng. Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được đánh giá thông qua một số tiêu chí như:
- Giá trị ngày công lao động.
- Tình hình sử dụng lao động và giải quyết việc làm.
- Thu nhập của nông hộ từ các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
- Mức độ chấp nhận của người dân: thể hiện ở mức độ đầu tư, ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tương lai.
2.4.4.3. Hiệu quả môi trường
Để đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất là một vấn đề phức tạp và khó khăn, cần thời gian dài và cần được lấy các loại mẫu đất, nước,... để phân tích. Thông thường để đánh giá về mặt môi trường đối với sản xuất nông nghiệp qua 2 chỉ tiêu:
- Mức độ đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
- Biện pháp cải tạo đất được người dân áp dụng.
- Độ che phủ đất: sử dụng công thức sau:
Độ che phủ (%) = Diện tích đất lâm nghiệp có rừng + Diện tích đất cây lâu năm
Tổng diện tích đất đai × 100 2.4.5. Phương pháp SWOT
SWOT là đánh giá về điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunities), rủi ro (Threats) của đối tượng nghiên cứu. Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính thể hiện 4 nội dung của SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro, một số các câu hỏi mẫu và câu trả lời được điền vào các phần tương ứng trong khung. Công cụ này thường được sử dụng khi đối tượng phân tích được xác định rõ ràng, vì SWOT chính là đánh giá tổng quan về một đối tượng.
Trong nghiên cứu này, khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (rủi ro) của từng kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã Hương Trà. Kết quả phân tích SWOT sẽ là một trong các căn cứ quan trọng để ra quyết định lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu.
2.4.6. Phương pháp bản đồ
Để xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai, đề tài đã sử dụng phương pháp chồng ghép các bản đồ đơn tính thông qua sự trợ giúp của phầm mềm MapInfo.
2.4.7. Phương pháp đánh giá phân hạng thích hợp đất theo FAO
Mục tiêu đánh giá đất, lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp là một bước quan trọng phục vụ cho việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Việc lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp phải dựa trên cơ sở:
- Theo đề cương và hướng dẫn của FAO trong lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp.
- Đặc điểm, tính chất đất đai và các yếu tố sinh thái nông nghiệp vùng nghiên cứu.
- Hiệu quả sử dụng đất và điều kiện sản xuất nông nghiệp đối với cây ăn quả đặc sản.
- Yêu cầu sử dụng đất của các loại cây ăn quả có trên địa bàn nghiên cứu.
- Các chỉ tiêu đó được thể hiện bằng các bản đồ đơn tính là: bản đồ đất, bản đồ độ dốc, bản đồ độ phì đất, bản đồ thành phần cơ giới,…
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được thực hiện bằng cách chồng ghép các bản đồ đơn tính tỷ lệ 1:25.000 bằng phần mềm Mapinfo.
- Nghiên cứu, đánh giá thích nghi tự nhiên cho các loại cây ăn quả dựa trên cơ sở yêu cầu sử dụng đất và sự phù hợp về tự nhiên.
- Phân hạng thích hợp đất đai theo cấu trúc phân hạng đất của FAO: thích hợp cao (S1), thích hợp trung bình (S2), ít thích hợp (S3), không thích hợp (N). Khả năng thích hợp của đất được xác định trên cơ sở tổ hợp các yếu tố của từng khoanh đất trên bản đồ đơn vị đất đai.
Chương 3