CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
3.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của các ngành
Với lợi thế là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh, những năm qua, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của thành phố Đông Hà không ngừng được quan tâm đầu tư đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của thành phố.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (theo giá so sánh năm 2010) năm 2018 ước tăng 12,1% so với năm 2017 và đạt 100% so với kế hoạch; trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 34,1%; dịch vụ chiếm 64,0% và nông nghiệp chiếm 1,1% so với tổng giá trị sản xuất [1], đã làm cho đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, đồng thời đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phố được thể hiện như sau:
* Ngành nông nghiệp
Thời tiết cơ bản thuận lợi hơn so với những năm trước; các công trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp được tập trung chỉ đạo đáp ứng điều kiện sản xuất. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2.299,4 ha, đạt 97,8% kế hoạch, giảm 2,2% (tương ứng 78ha) so với năm 2017, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2018 ước đạt 154,3 tỷ đồng, tăng 2,8% so với năm 2017 (kế hoạch tăng 2,3%); giá trị trên một đơn vị canh tác ước đạt 83 triệu đồng/ha; một số mô hình theo Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố đến năm 2020 bước đầu mang lại hiệu quả, chất lượng sản phẩm nông nghiệp được chú trọng; các doanh nghiệp tăng cường liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các Hợp tác xã [1].
Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 1.984,3 ha, giảm 51,7ha so với cùng kỳ năm trước; chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa mới phù hợp năng suất cao vào sản xuất nên năng suất lúa bình quân ước đạt 51,7 tạ/ha, tăng 9,2 tạ/ha; sản lượng lúa ước đạt 10.252 tấn, tăng 1.599 tấn so với cùng kỳ năm trước.
- Diện tích thực phẩm, rau các loại trồng được 290,9 ha, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước; chất lượng được chú trọng, chủng loại khá phong phú; đầu ra thuận lợi đem lại thu nhập khá cao cho người dân. Vùng rau theo tiêu chuẩn VietGAP tiếp tục được duy trì (5ha), mô hình trồng rau trong nhà lưới (500m2) thu nhập đạt trên 120 triệu đồng/năm, mô hình măng tây bước đầu ước giá trị thu nhập đạt 40-50 triệu đồng/năm; khuyến khích nhân rộng mô hình trồng hoa trong nhà màng; hoàn thành mặt bằng sản xuất vùng trồng hoa chậu tập trung phường Đông Giang và đang triển khai trồng hoa nhằm phục vụ kịp thời Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019, ước trồng trên 30.000 chậu các loại [1].
- Diện tích nuôi thủy sản đạt 128,8 ha, giảm 2,9% so với năm trước; chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế quản lý vùng nuôi tôm, trong năm dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp và xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại đối với các hộ nuôi tôm; ước sản lượng tôm đạt 245 tấn, doanh thu trên 35 tỷ đồng, lợi nhuận trên 12 tỷ đồng. Nuôi cá nước ngọt duy trì phát triển ổn định, các trang trại, gia trại được đầu tư theo chiều sâu, phát triển theo hướng tổng hợp (nuôi cá kết hợp với tổ chức dịch vụ câu cá, nhà hàng tại chỗ..) để tăng hiệu quả kinh tế.
- Tiếp tục được chỉ đạo thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn giai đoạn 2016-2020, tổ chức đại hội thường niên các HTX; toàn thành phố có 24 HTX và trên 1.100 tổ hợp tác. Tổng số thành viên của Hợp tác xã gồm 3.743 người, tổ hợp tác 435 người, doanh thu bình quân 17.000 tỷ đồng/năm; đăng ký xây dựng HTX điển hình tiên tiến cấp huyện giai đoạn 2017-2020, HTX nông nghiệp kiểu mới theo chỉ đạo của tỉnh.
* Ngành công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được duy trì và có bước phát triển; các cơ sở đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, sản lượng một số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, cơ khí gia công, mộc dân dụng, vật liệu xây dựng, sản xuất tinh dầu các loại bước đầu tăng khá. Chỉ đạo xây dựng Quy chế quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn; các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp duy trì hoạt động ổn định, một số doanh nghiệp tiếp tục cải tiến công nghệ, máy móc, thiết bị, tìm kiếm mở rộng thị trường, củng cố hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm. Thành phố tổ chức các hoạt động nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 để động viên doanh nghiệp, doanh nhân; tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm địa phương; hỗ trợ và đề xuất tỉnh hỗ trợ cho 9 dự án theo chương trình khuyến công năm 2018 với tổng kinh phí 400 triệu đồng; nhiều sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu tỉnh đạt giải cao.
Ước giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2018 thực hiện 3.417 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2017, đạt 100,4% kế hoạch năm.
Tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020; hỗ trợ đăng ký thiết kế, xây dựng nhãn hiệu, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến từ vốn chương trình khuyến công năm 2018 từ nguồn vốn tỉnh và thành phố, kịp thời hỗ trợ động viên một số doanh nghiệp, cơ sở đầu tư mở rộng sản xuất; tổ chức thăm và tặng quà một số hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu. Tổ chức kiểm tra ký cam kết với các hộ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố.
* Ngành thương mại - dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ khá sôi động, nhất là thời điểm diễn ra các sự kiện lễ, tết đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, mua sắm. Hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Các siêu thị, hệ thống các chợ, trung tâm thương mại hoạt động ổn định, kinh doanh trên các tuyến phố tiếp tục phát triển; các siêu thị, cửa hàng điện máy, cửa hàng chuyên doanh mở rộng quy mô với nhiều chương trình khuyến mãi đã thu hút được nhiều khách hàng. Các chợ trên địa bàn tiếp tục được đầu tư; tập trung xây dựng văn minh thương mại chợ Đông Hà, phối hợp triển khai dự án Mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thương mại được thực hiện
thường xuyên; tổ chức ký cam kết thực hiện văn minh thương mại với các hộ kinh doanh trên địa bàn; các loại hình dịch vụ ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ ăn uống, lưu trú tăng khá.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 23.961 tỷ đồng, đạt 100,2% so kế hoạch, tăng 15,2% so với năm 2017. Giá trị ngành dịch vụ (theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 11.842 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 11,2% so với năm 2017.
Tiếp tục triển khai Kế hoạch phát triển thương mại đến năm 2020; rà soát đề xuất bổ sung Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị đối với Khu thương mại dịch vụ, ẩm thực chợ đêm Phường 2; ban hành Kế hoạch xây dựng văn minh thương mại chợ Đông Hà; phối hợp kiểm tra thị trường, bình ổn giá, kiểm tra và xử lý vi phạm trên lĩnh vực thương mại; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức các gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc trưng của thành phố tại Hội chợ - Triển lãm huyện Cam Lộ năm 2018 và Hội chợ Thương mại và quảng bá Du lịch Quảng Trị năm 2019
3.1.2.3. Dân số và lao động
* Dân số:
Theo số liệu thống kê năm 2018, thành phố Đông Hà có 92.592 người, trong đó nam chiếm 50.94%, nữ 49.06 %; mật độ dân số trung bình là 1.238 người/km.Toàn bộ dân số của thành phố là dân số đô thị. Trong đó, dân số phân bố chủ yếu ở các phường như phường 1, phường 5, phường Đông Lương, Đông Lễ. và ít phân bố ở các phường gồm phường 2, phường 3, phường 4, Phường Đông Thanh, phường Đông Giang. Số liệu về dân số của thành phố được thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Diện tích, dân số của thành phố Đông Hà giai đoạn 2014 – 2018
STT Tên đơn vị
Diện tích tự
nhiên (km2)
Dân số (người)
2014 2015 2016 2017 2018 Toàn thành phố 73,0853 87.362 88.808 90.491 92.592 94.766 1 Phường 1 2,5949 20.749 21.020 21.353 21.750 22.104 2 Phường 2 2,0052 4.795 4.861 4.972 5.148 5.320 3 Phường 3 19,1586 7.010 7.142 7.234 7.328 7.535 4 Phường 4 5,1616 4.755 4.801 4.898 5.083 5.395 5 Phường 5 3,6365 22.905 23.236 23.638 24.084 24.392 6 Phương Đông Thanh 4,8398 4.011 4.144 4.249 4.379 4.612 7 Phường Đông Giang 6,2928 5.245 5.317 5.393 5.472 5.639 8 Phường Đông Lễ 9,3948 8.041 8.181 8.352 8.581 8.776 9 Phường Đông Lương 20,0011 9.853 10.106 10.402 10.769 10.993 (Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Đông Hà năm 2014, 2015, 2016, 2017, và báo cáo 2018)
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố dân số của các phường trong thành phố
Về phân bố dân cư, qua Hình 3.2 ta thấy dân cư tập trung chủ yếu ở các Phường trung tâm của thành phố như Phường 1, Phường 5, phường 3 là các địa phương có cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, tập trung phần lớn các cơ quan nhà nước, các trung tâm thương mại như chợ Đông hà, các siêu thị, các trục giao thông chính của thành phố, tại các địa phương này các ngành nghề dịch vụ phát triển khá đồng đều, tạo nhiều việc làm cho người lao động vì vậy thu hút phần đông dân số về sinh sống và kinh doanh tại đây.
Qua phân tích số liệu từ bảng 3.1 chúng ta có thể thấy tốc độ tăng dân số của thành phố phát triển đều qua các năm và đang đạt ở mức bình quân ở mức từ 1,65 đến 2,31%/năm, đây là mức phát triển dân số khá cao so với mức bình quân chung, do Đông hà là đô thị trẻ, đang trên đà được đầu tư xây dựng và phát triển toàn diện về mọi mặt để đạt đô thị loại II vào năm 2020, việc thu hút nguồn nhân lực, lao động đã làm cho tốc độ tăng dân số của địa phương khá cao trong các năm từ 2015 đến nay.
* Lao động:
Theo số liệu thống kê năm 2018, thành phố Đông Hà có lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 46,8 nghìn người, chiếm 51,66% tổng dân số toàn thành phố. Trong đó, lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 16,9%; lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 21%; lao động thương mại dịch vụ chiếm 62,1%
tổng số lao động.
Thông qua các kênh giới thiệu việc làm, cho vay vốn theo gói kích cầu của Chính phủ và trên cơ sở kết hợp nhiều nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, hàng năm thành phố giải quyết được việc làm cho khoảng 1.300 – 1.400 lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn vẫn còn khoảng 5,4%. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống dân cư trên địa bàn thành phố không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 14,3 triệu đồng năm 2005 và lên 27,6 triệu đồng năm 2010 và 87,76 triệu đồng vào năm 2018 . Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Để thực hiện mục tiêu phát triển đô thị, thành phố Đông Hà không ngừng tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nhanh và đồng bộ. Các lĩnh vực được thành phố ưu tiên đầu tư như: Giao thông, giáo dục - đào tạo, y tế, chợ, cấp thoát nước... Nhờ vậy, kết cấu hạ tầng thành phố đã được đầu tư, cải tạo nâng cấp, bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc, cảnh quan đô thị được cải thiện ngày càng khang trang, đồng bộ. Hệ thống giao thông trọng điểm được triển khai xây dựng từng bước hoàn thành như đường Lê Thánh Tông, đường Trần Bình Trọng, cầu Vĩnh Phước, đường tránh phía Đông thành phố, cầu Đại Lộc, cầu Sông Hiếu.... Một số nút giao thông nguy hiểm trên địa bàn được đầu tư xử lý. Hệ thống thoát nước thuộc dự án ADB đã xây dựng
hoàn thành, đưa vào sử dụng phát huy được hiệu quả, thu hút dự án Thoát nước, thu gom và xử lý nước thải từ nguồn vốn của WB tiếp tục thực hiện. Nhiều công trình có quy mô, tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan đô thị đã được xây dựng như Khách sạn Sài Gòn - Đông Hà, Khách sạn Mường Thanh. Các khu đô thị Nam Đông Hà, Khóa Bảo - Thành Cổ, Bắc sông Hiếu từng bước đầu tư, không gian đô thị được mở rộng.
Nhà ở của nhân dân trên địa bàn được đầu tư xây dựng phát triển theo hướng cao tầng hóa với kiến trúc phong phú và đa dạng, tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt trên 90% so với tổng quỹ nhà ở. Hệ thống chiếu sáng, đèn trang trí điện tử cũng được quan tâm đầu tư tạo điểm nhấn cho thành phố. Hệ thống cây xanh đô thị được chú trọng phát triển đa dạng, phong phú về chủng loại, với diện tích 270 ha.
Kết cấu hạ tầng văn hoá - xã hội được quan tâm đầu tư: 8/9 trạm y tế phường được đầu tư đạt chuẩn; có 100% trường tiểu học và trung học cơ sở, trên 95% trường mầm non đã được kiên cố hóa và cao tầng hóa, 73/83 khu phố đã có nhà văn hóa; 6/9 phường đã xây dựng hoàn chỉnh nhà văn hóa. Đã đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa, thể thao thành phố, Đài Truyền thanh Đông Hà, đang thi công xây dựng Nhà văn hóa Thành phố với tổng diện tích 6.300 m2; nâng cấp và bảo tồn nhiều di tích văn hoá, lịch sử. Cơ bản hoàn thiện trụ sở làm việc khối cơ quan Đảng, chính quyền; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho 7/9 phường. Tiếp tục đầu tư tu bổ hệ thống đê điều, thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, các trạm bơm đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu; đầu tư kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp.
Nhằm huy động thêm nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, thành phố Đông Hà đã xây dựng, ban hành và thực hiện các đề án xã hội hóa như kiên cố hóa giao thông, xây dựng nhà văn hóa, xây dựng vỉa hè, cây xanh đường phố và điện chiếu sáng khu dân cư, đã xây dựng được 30,5 km điện chiếu sáng, trồng mới 2,5 km cây xanh, bê tông hóa 50 km đường giao thông ...
* Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đông Hà - Thuận lợi
Thành phố Đông Hà có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu tiếp cận và đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nền kinh tế có tốc độ phát triển khá cao cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, sản xuất; sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện về trồng trọt và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa công Nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi sản phẩm đa dạng và ngày càng phong phú các cụm công nghiệp trên địa bàn đã được quy hoạch và xây dựng. Thương mại và dịch vụ: Phát triển đa dạng, thu hút nhiều thành phần tham gia các tuyến phố kinh doanh, thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển; các siêu thị với đa dạng hình thức kinh doanh chất lượng cao phát triển khá nhanh (cửa hàng
thế giới di động, cửa hàng điện tử FPT, showroom ô tô của các hãng Mazda, Huyndai…Có 3 trung tâm mua sắm lớn kinh doanh đa dạng hàng hóa.
Cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Đông Hà ngày càng hoàn thiện, hệ thống giao thông được nâng cấp, cải tạo thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.
Công tác quản lý môi trường, đô thị của thành phố được thực hiện một cách thống nhất đến từng phường.
- Khó khăn
Tiềm lực kinh tế còn yếu kém, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng thiếu sự ổn định, sức cạnh tranh và phát triển chưa toàn diện; thương mại dịch vụ chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh trên hành lang kinh tế Đông-Tây; phát triển công nghiệp chưa có những bứt phá Cơ cấu lao động chưa phù hợp, nguồn nhân lực qua đào tạo còn thấp, số người lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định chiếm tỷ lệ cao, đời sống nhân dân ở một số vùng còn rất khó khăn.
Nhiều dự án quy hoạch giải tỏa, bố trí tái định cư tiến hành còn chậm, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế, xã hội và chất lượng môi trường sinh sống của người dân.