Thời gian và quy trình thực hiện chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 71 - 89)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thực trạng công tác chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân

3.3.2. Thời gian và quy trình thực hiện chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân

3.3.2.1. Thời gian thực hiện

Theo quy định tại Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 40 Điều 1 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn giải quyết hồ sơ là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Tại tỉnh Quảng trị, căn cứ bộ thủ tục hành chính lĩnh vực Đất đai áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được chuẩn hóa, thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị (Ban

hành kèm theo Quyết định số 1410/QĐ-UBND ngày 22/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị) thì thời gian giải quyết hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, trong đó:

+ Ủy ban nhân dân xã: 03 ngày.

+ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện: 01 ngày.

+ Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai: 04 ngày.

+ Cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất: 05 ngày.

+ Văn phòng đăng ký đất đai: 02 ngày.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày.

+ Cơ quan Thuế: 03 ngày.

Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày làm việc.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Để đánh giá về thời gian thực hiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, tôi đã tiến hành điều tra đối với hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện chứng nhận tài sản gắn liền với đất về thời gian mà hộ gia đình, cá nhân nhận được giấy chứng nhận kể từ thời điểm nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Chỉ tiêu này được chia khoảng thời gian để đánh giá như sau:

- Rất nhanh: dưới 15 ngày.

- Nhanh: 15 đến dưới 20 ngày.

- Đúng thời gian (theo phiếu tiếp nhận hồ sơ): 20 ngày.

- Chậm: 21 đến 30 ngày.

- Rất chậm: trên 30 ngày.

Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả điều tra hộ gia đình, cá nhân về thời gian thực hiện chứng nhận tài sản so với quy định

Số phiếu điều tra

Kết quả điều tra (%)

Rất nhanh Nhanh Đúng thời gian Chậm Rất chậm

90 2,2 4,4 13,3 53,3 26,7

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018) Qua Bảng 3.9 cho thấy:

Có 2 phiếu/90 phiếu (chiếm 2,2%) trả lời rất nhanh.

Có 4 phiếu/90 phiếu (chiếm 4,4%) trả lời nhanh.

Có 12 phiếu/90 phiếu (chiếm 13,3%) trả lời đúng thời gian.

Có 48 phiếu/90 phiếu (chiếm 53,3%) trả lời chậm.

Có 12 phiếu/90 phiếu (chiếm 26,7%) trả lời rất chậm.

Kết quả trên phản ánh rằng thời gian thực hiện chứng nhận tài sản chậm hơn so với thời gian quy định chiếm tỷ lệ rất cao.

Bên cạnh điều tra hộ gia đình, cá nhân, nhằm đánh giá khách quan nguyên nhân của việc kéo dài thời gian chứng nhận tài sản như trên, tôi đã tiến hành phỏng vấn lãnh đạo và cán bộ chuyên môn thực hiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, để phỏng vấn tôi cũng chia thành năm mức độ thời gian giống với phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân, kết quả phỏng vấn được thể hiện tại bảng 3.10

Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả điều tra lãnh đạo và cán bộ chuyên môn về thời gian thực hiện chứng nhận tài sản

Đối tượng

Số phiếu điều tra

Kết quả điều tra (%) Rất

nhanh Nhanh Bình

thường Chậm Rất chậm

Lãnh đạo 3 - - 12,5 25,0 -

Cán bộ chuyên môn 5 - 12,5 25,0 25,0 -

Tổng số 8 - 12,5 37,5 50,0 -

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018)

Qua phỏng vấn cho thấy:

Có 1/8 người trả lời nhanh hơn thời gian quy định (chiếm 12,5%).

Có 3/8 người trả lời đúng thời gian quy định (chiếm 37,5%).

Có 4/8 người trả lời chậm hơn so với thời gian quy định (chiếm 50,0%).

Đồng thời, qua phỏng vấn hầu hết cán bộ lãnh đạo và chuyên môn đều có nhận định: “Nguyên nhân cơ bản của việc kéo dài thời gian chứng nhận tài sản cho hộ gia đình, cá nhân là do các loại tài sản là nhà ở, công trình xây dựng xin chứng nhận quyền sở hữu không có giấy phép xây dựng hoặc có nhưng công trình thực tế đã xây dựng sai khác so với giấy phép xây dựng đã cấp về loại công trình, quy mô công trình, diện tích công trình, sử dụng đất sai quy hoạch, không có trong hợp đồng chuyển nhượng tài sản,...” [phỏng vấn ông Nguyễn Bình Triệu – phó Giám đốc văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Quảng Trị].

3.3.2.2. Quy trình giải quyết hồ sơ chứng nhận sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Hình 3.6. Quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đông Hà

Qua hình 3.6 cho thấy, việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đông Hà được thực hiện theo 11 bước.

BỘ PHẬN TIẾP NHẬN HỒ SƠ

BỘ PHẬN THỤ LÝ HỒ SƠ

CHỦ SỞ HỮU TÀI SẢN CƠ QUAN

THUẾ

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CƠ QUAN QUẢN LÝ XÂY

DỰNG HOẶC QUẢN LÝ NÔNG LÂM

NGHIỆP

LÃNH ĐẠO CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ

KHO BẠC NHÀ NƯỚC

(1)

(4)

(2) (5)

(6)

(3) (7)

(8)

(9) (11)

(10) (12)

Trên thực tế, sau khi tiếp xúc, phỏng vấn và tham gia quan sát vào các bước của quy trình thủ tục giải quyết hồ sơ chứng nhận QSHNO và tài sản khác gắn liền với đất tôi thấy rằng. Các bước, thời gian thực hiện và cơ quan thực hiện đã được quy định khá rõ. Tuy nhiên, với 11 bước và được thực hiện trong 20 ngày thông qua 5 cơ quan khác nhau nếu hồ sơ đủ điều kiện thông thường, nếu hồ sơ phải xin ý kiến thì phải qua 6 cơ quan. Toàn bộ quy trình đều thực hiện thủ công thông qua hồ sơ giấy với phương thức biên soạn – in – trình ký – nhân bản đóng dấu và luân chuyển tới ít nhất 4 cơ quan, ngoài ra cơ quan văn phòng đăng ký đất đai phải tiến hành đo đạc, kiểm tra thực tế nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Khi tài nhà ở hoặc tài sản gắn liền có sai khác so với giấy phép được cấp hoặc xây dựng không có giấy phép cần phảo gửi đến Phòng quản lý đô thị hoặc Sở xây dựng thì thời gian trả kết quả ở các cơ quan này phải mất 7 đến 10 ngày, có hồ sơ đến 20 ngày vì vậy đa số các hồ sơ này đều trả kết quả chậm so với quy định.

Hiện tại, hệ thống các cơ quan hành chính của tỉnh Quảng trị đang trong giai đoạn tiếp tục cải cách để phục vụ tốt cho công tác cải cách hành chính, hiện nay các cơ quan hành chính nằm rải rác thiếu tập trung, việc luân chuyển hồ sơ đang thực hiện trên hồ sơ giấy, mỗi công việc phải đưa đến một cơ quan khác nhau và chưa có quy định chi tiết về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này nên dẫn đến một số cơ quan phối hợp giải quyết hồ sơ theo cách “rảnh thì làm” từ đó là cho việc giải quyết hồ sơ chứng nhận QSHNO và TSGLVĐ chậm hơn so với quy định.

Từ những thực tế công tác chứng nhận QSHNO và TSGLVĐ tại địa bàn nghiên cứu kết hợp với việc tham khảo các quy định của pháp luật có liên quan, tôi thấy rằng việc xây dựng quy trình như hình 3.6 đã phù hợp với quy định của pháp luật cũng như điều kiện thực tế của địa phương. Các bước tiến hành như trên sẽ giúp cho việc chứng nhận QSHNO và TSGLVĐ được đầy đủ, chính xác, các khoản thu trong quá trình thực hiện sẽ được công khai, minh bạch, sự tham gia đầy đủ của các cơ quan có liên quan sẽ tránh được những sai sót, tiêu cực trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay việc vận hành quy trình này đang thực hiện bằng các phương pháp thủ công, chưa ứng dụng được các tiến bộ của công nghệ thông tin vào quy trình và theo tôi đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc giải quyết hồ sơ chậm, người dân vẫn phải đi lại nhiều lần do phải đi nộp hồ sơ, đi nộp thuế, đi kê khai nộp các khoản dịch vụ hành chính công…

3.3.2.3. Hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân

Quy định của pháp luật về chứng nhận QSHNO, tài sản khác gắn liền với đất là rất cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, trên thực tế đa số các tài sản trên đất đều do người dân tự phát tạo lập nên, không lập một loại giấy tờ gì để khẳng định đó là tài sản của mình (trừ một phần nhỏ các trường hợp thực hiện sau khi được cấp phép) chính điều này

cũng đã gây nhiều khó khăn cho việc lập hồ sơ chứng nhận QSHNO và tài sản khác gắn liền với đất.

Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đa số gặp khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc tài sản của mình bằng các loại giấy tờ theo quy định (trừ các trường hợp được cấp giấy phép xây dựng) theo số liệu tổng hợp từ bảng 3.11 trong số 98 hồ sơ chưa đủ điều kiện để chứng nhận QSHNO thì đa số các trường hợp đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản.

Các trường hợp này đều do nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng …QSD đất và trên đất đã có nhà ở nhà ở hoặc công trình xây dựng nhưng chưa được chứng nhận QSH cho chủ cũ vì vậy trong hợp đồng không thể hiện phần nhà ở và tài sản trên đất được nhận nên không có cơ sở để xác định nguồn gốc tài sản.

Một số trường hợp khác kê khai nhà ở xây dựng trước 01/7/2006 (thuộc trường hợp phải có xác nhận của UBND cấp xã theo quy định tại điểm h, khoản 1, điều 31 Nghị định 43/2014 của chính phủ). Tuy nhiên, UBND các phường không có cơ sở chính xác để xác định thời điểm tạo lập tài sản của chủ sở hữu nên không đủ thành phần hồ sơ để được chứng nhận QSHNO và tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, theo tôi trong quá trình giải quyết hồ sơ chứng nhận QSHNO và tài sản gắn liền với đất vấn đề vướng mắc lớn nhất nằm ở 2 nguyên nhân chính: Một là chủ tài sản không chứng minh được nguồn gốc, thời điểm tạo lập tài sản của mình; hai là ý thức của người dân trong việc chấp hành pháp luật về xây dựng dẫn đến tài sản không đủ điều kiện để chứng nhận QSH.

3.3.3 . Kết quả chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 3.3.3.1. Kết quả chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đông Hà

a. Theo thời gian

Bảng 3.11. Thống kê hồ sơ chứng nhận QSHNO cho hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đông Hà giai đoạn 2014 – 2018

Đơn vị tính: Hồ sơ

STT Tình trạng hồ sơ

Năm

Tổng 2014 2015 2016 2017 2018

1 Tổng số hồ sơ 71 113 124 155 179 642

2 Đã chứng nhận quyền sở hữu 54 97 98 139 156 544 3 Chưa đủ điều kiện chứng nhận 17 16 26 16 23 98

(Nguồn: Báo cáo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, các năm 2014 đến 2018)

Trong 5 năm có 98 hồ sơ không đủ điều kiện để chứng nhận QSHNO chiếm tỉ lệ 15,26% tổng số hồ sơ được nộp vào. Trong 544 hồ sơ được chứng nhận QSHNO có 276 trường hợp phải xin ý kiến của cơ quan quản lý xây dựng do xây dựng sai phép nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu công trình, đảm bảo quy hoạch đô thị, tỉ lệ hồ sơ phải xin chấp thuận khác phép chiếm 49,82% số hồ sơ được giải quyết.

Điều này chứng tỏ, tỷ lệ vi phạm trong xây dựng hoặc xây dựng không phù hợp rất cao. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Sau khi kiểm tra thực địa, những công trình được Văn phòng đăng ký đất đai xác định không phù hợp để chứng nhận tài sản thì phải yêu cầu hộ gia đình, cá nhân bổ sung hồ sơ, đồng thời phải lấy ý kiến của địa phương (các phường) hoặc cơ quan quản lý (Sở Xây dựng, UBND thành phố Đông Hà, Phòng quản lý đô thị thành phố) về tính phù hợp của công trình xây dựng. Quá trình bổ sung hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân thường kéo dài do hộ gia đình, cá nhân không tập trung hoàn thành, việc bổ sung không bảo đảm yêu cầu; thời gian lấy ý kiến của địa phương hoặc cơ quan quản lý thường mất nhiều thời gian, mặc dù theo quy định tại điểm đ, khoản 3, Điều 70 Nghị 43/2014/NĐ-CP và Quy trình hướng dẫn của UBND tỉnh quy định thì trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý Nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai. Đây là nguyên nhân chính làm kéo dài thời gian chứng nhận sở hữu tài sản cho hộ gia đình, cá nhân.

Ngoài ra việc quy định cách tính diện tích xây dựng tại các văn bản cũng chưa được chi tiết và thống nhất như: Tại khoản 4, điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định “Diện tích xây dựng: ghi diện tích mặt bằng chiếm đất của công trình tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao công trình,…”. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công trình xây dựng có kiến trúc phức tạp, nhiều diện tích không nằm trong tường bao, phần ban công, logia, tầng hầm, giếng trời…, chưa được quy định cụ thể chi tiết nên rất khó trong khi thể hiện công trình trên giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Bên cạnh lý do thuộc về hộ gia đình, cá nhân thì nhiều trường hợp chậm do cán bộ chuyên môn chưa thật sự nhiệt tình trong thực hiện trách nhiệm của mình.

Có thể thấy rằng, mặc dù đã có quy định cụ thể về thời gian thực hiện chứng nhận tài sản cho hộ gia đình, cá nhân nhưng quá trình thực hiện trên thực tế còn chậm hơn nhiều so với quy định. Nguyên nhân xuất phát từ phía hộ gia đình, cá nhân và chính từ những cán bộ và cơ quan chuyên môn liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Điều này cần có những giải pháp, cơ chế phù hợp nhằm tránh gây tâm lý không tốt, ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền về sở hữu tài sản cho hộ gia đình, cá nhân và làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chứng nhận tài sản.

Bảng 3.12. Kết quả cấp giấy phép xây dựng và chứng nhận QSHNO cho hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đông Hà trong giai đoạn 2014 – 2018

Đơn vị tính: Hồ sơ

STT Loại hồ sơ

Năm Tổng

2014 2015 2016 2017 2018

1 Chứng nhận QSHNO 54 97 98 139 156 544

2 Cấp phép xây dựng nhà ở 521 849 894 716 852 3832

(Nguồn: Báo cáo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, UBND thành phố Đông Hà các năm 2014 đến 2018) Qua bảng 3.12 cho thấy rằng số lượng hồ sơ chứng nhận QSHNO cho hộ gia đình, cá nhân giai đoạn 2014 - 2018 tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ tăng dần qua các năm với mức độ tăng từ 10% đến 25% mỗi năm, riêng năm 2015 có số lượng hồ sơ tăng khá đột biến so với năm 2014 do đây là năm đầu thi hành luật đất đai năm 2014, các cơ sở pháp lý, thủ tục hành chính về chứng nhận QSHNO cơ bản đã thuận tiện và dần được hoàn thiện như Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 đã có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện công việc này. Đến năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã ban Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 về quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu. Người dân cũng đã nhận thức được việc chứng nhận sở hữu tài sản của mình là việc làm cần thiết.

Thành phố Đông Hà đang trong quá trình đầu tư mạnh vào việc xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đưa thành phố đạt đô thị loại II vào năm 2020 vì vậy ngoài nguồn lực của Nhà nước, chính quyền thành phố luôn khuyến khích, tạo điều kiện để thu hút các nguồn nhân lực về làm việc tại địa phương, phát triển dịch vụ, đặc biệt là đầu tư xây dựng nhà ở trên các khu vực quy hoạch khu đô thị mới nhằm tạo nên một đô thị văn minh, giàu đẹp. Chính vì vậy trong những năm trở lại đây số lượng nhà cấp III, cấp II ngày được xin cấp phép đầu tư xây dựng nhiều hơn, các tuyến phố mới và các khu đô thị mới cơ bản đã được phủ kín với các công trình nhà ở 2-3 tầng khang trang, mang kiến trúc mới hiện đại và tiện nghi.

Trong quá trình nghiên cứu tôi thấy rằng, mặc dù số lượng hồ sơ đề nghị chứng nhận QSHNO trong những năm trở lại đây của thành phố Đông Hà có tăng lên so với những năm trước đó nhưng so với số lượng công trình đã xây dựng cũng như công trình nhà ở riêng lẽ được cấp phép xây dựng hàng năm thì tỷ lệ này chiếm số lượng không đáng kể cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 71 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)