Tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 54 - 60)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

3.2.1. Tình hình quản lý đất đai

Trong thời kỳ 1993 - 2003, cùng với các địa phương trong trong tỉnh, Đảng bộ và nhân dân thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện tốt các chủ trương lớn của Nhà nước và của ngành về công tác quản lý đất đai, từng bước hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất.

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của ngành cũng như của thành phố, được thể hiện ở các mặt sau:

3.2.1.1. Công tác triển khai văn bản pháp luật đất đai

Thực hiện Chỉ thị số: 01/2014/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013; Chỉ thị 01/2018/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020. Trên cơ sở chỉ đạo chung của tỉnh, của ngành quản lý đất đai, dựa trên thực tế tình hình đất đai tại địa phương, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Đông Hà thường xuyên kiểm tra đôn đốc công

tác triển khai các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai. Sau khi Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực, UBND thành phố Đông Hà đã tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt từ thành phố đến cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện luật đất đai. Bên cạnh đó, kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn, tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân biết và góp ý trong quá trình tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, việc triển khai các quy định của pháp luật về đất đai vẫn chỉ tập trung vào đối tượng là các cán bộ chuyên môn còn đối với người dân thì vẫn chưa có phương pháp nòa mới để thực hiện tuyên truyền mà chủ yếu dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng vì vậy hiệu quả còn hạn chế.

3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản đồ hành chính

Thành phố đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính trên cơ sở tài liệu bản đồ địa hình 1/10.000 và 1/50.000 và bản đồ nền có địa giới theo Chỉ thị 364/CT-HĐBT; hồ sơ địa giới hành chính được xây dựng, lưu trữ và quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, UBND thành phố đang tích cực phối hợp với các sở ban ngành cấp tỉnh và UBND các huyện triển khai thực hiện dự án “Hoàn thiện, hiện địa hóa hồ sơ, bản đồ địc giới hành chính các cấp tỉnh Quảng Trị” theo Quyết định số 513/QD-TTG của Thủ tướng Chính phủ.

3.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

Công tác điều tra khảo sát, đo đạc địa chính chính quy đã được quan tâm nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai từ sau khi có Luật đất đai 1993. Đến nay toàn bộ đất đai của thành phố Đông Hà đã được đo đạc địa chính, lập bản đồ địa chính chính quy. Đồng thời, hàng năm tổ chức cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên theo quy định và tổ chức đo đạc chỉnh lý đối với các vùng biến động lớn cho 9/9 phường.

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tiến hành xây dựng theo định kỳ. Đến nay thành phố Đông Hà đã hoàn thành bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thành phố năm 2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường về xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.

Hàng năm từ kết quả thống kê, kiểm kê địa phương đã xây dựng bộ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thành phố theo đúng quy định nhằm phục vụ tốt cho việc khai thác sử dụng.

Việc điều tra đánh giá tài nguyên đất cũng được lãnh đạo thành phố quan tâm, thường xuyên chỉ đạo ngành tài nguyên và môi trường lập kế hoạch tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá tài nguyên đất của địa phương nhằm cung cấp số liệu chính xác cho việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trong những năm vừa qua, nhờ chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư phát triển sản xuất nên giá trị QSD đất đai tại thành phố Đông Hà được nâng lên rõ rệt, hàng năm UBND thành phố, ngành tài nguyên và môi trường, ngành tài chính phối hợp với các đơn vị tư vần tổ chức điều tra để xây dựng bộ đơn giá đất tại địa phương khá sát với giá thị trường chuyển nhượng, từ đó tạo được những nguồn thu khá lớn cho ngân sách, góp phần xây dựng thị trường QSD đất trên địa bàn thành phố phát triển bền vững và ổn định.

3.2.1.4. Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

UBND thành phố Đông Hà đã giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý đất đai của thành phố phối hợp với các cơ quan của tỉnh xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai, cụ thể:

- Hoàn thành xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối ( 2015-2020).

- Thực hiện Luật đất đai năm 2013, tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 và năm 2018 được UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện; đang hoàn thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Đông Hà đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019.

3.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được tiến hành thường xuyên và theo đúng quy định của pháp luật, quản lý chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo chặt chẽ.

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2018, toàn thành phố đã giao và cho thuê được 7.308,53 ha, bằng 100% diện tích tự nhiên, trong đó:

- Giao cho các đối tượng sử dụng đất 5.735.18 ha, chiếm 78,47% diện tích tự nhiên, gồm:

+ Hộ gia đình, cá nhân: 2.637,35ha, chiếm 45,99% diện tích tự nhiên.

+ Tổ chức kinh tế: 1.746,24 ha, chiếm 23,89% diện tích tự nhiên.

+ Cơ quan đơn vị của nhà nước: 1.181,55ha chiếm 16,17% diện tích tự nhiên.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập: 143,69 ha, chiếm 1,97% diện tích tự nhiên.

+ Tổ chức khác: 0,02 ha.

- Giao cho các đối tượng quản lý 1.573,35ha, chiếm 21,53% diện tích tự nhiên, gồm:

+ UBND phường: 1.164,66ha, chiếm 15,94% diện tích tự nhiên.

+ Tổ chức phát triển quỹ đất: 97,96 ha, chiếm 1,34% diện tích tự nhiên.

+ Tổ chức khác: 310,74 ha, chiếm 4,24% diện tích tự nhiên.

Bảng 3.2. Tình hình cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân đến 2018

TT Loại đất Số lượng (giấy) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 183.221 79.542,59 100

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 167.813 56.647,32 71

1.2 Đất lâm nghiệp 12.335 22.083,45 28

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 3.073 811,82 1

2 Đất phi nông nghiệp 123.827 6.018,23 100

2.1 Đất ở và đất vườn 123.781 6.018,23 99,96

2.2 Đất SXKD phi nông nghiệp 46 4,32 0,04

Tổng cộng 614.096

(Nguồn: Báo cáo các năm 2014 -2018 - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị) 3.2.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong những năm qua, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được UBND thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được kết quả quan trọng. Việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính đã hoàn thành, hệ thống sổ sách, hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hoàn thiện theo đúng quy định.

Toàn bộ đất đai của thành phố đã được đo đạc địa chính, lập bản đồ địa chính chính quy, do vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức tương đối thuận lợi. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng đi vào nề nếp, với việc công khai quy trình, thủ tục, thời gian và trách nhiệm giải quyết của các bộ phận có liên quan. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng các loại đất đạt trên 85% diện tích, trong đó đất ở đạt 95% diện tích. Đo đạc lập bản đồ địa chính 7.308,53 ha đạt 100% diện tích tự nhiên. Xây dựng hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai cho 9/9 phường; chỉnh lý biến động đất đai được thực hiện thường xuyên, góp phần giảm thiểu tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.

3.2.1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, Kế hoạch số 02/KH- BTNMT ngày 16/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, Kế hoạch số 4381/KH-BCĐKKĐĐ ngày 09/12/2014 của Ban Chỉ đạo Kiểm kê đất đai tỉnh và các văn bản hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014. Đến nay công tác kiểm kê đất đai đã hoàn thành và bàn giao cho Sở tài nguyên và Môi trường đúng tiến độ. Công tác thống kê được tiến hành hàng năm, công tác kiểm kê đất đai được tiến hành theo định kỳ 5 năm.

3.2.1.8. Quản lý tài chính về đất đai

Việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu các khoản phí, lệ phí… đều được thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Mọi khoản thu đều thông qua thuế và kho bạc Nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ. Kinh phí thu được từ đất đai được bố trí để phục vụ công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

3.2.1.9. Quản lý và phát triển thị trường chuyển quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Là trung tâm văn hóa kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, việc đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng được đẩy mạnh theo lộ trình xây dựng Đông Hà đạt đô thị loại II đến năm 2020, nên thị trường bất động sản đang phát triển theo chiều hướng tốt.

3.2.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Căn cứ vào quy định của pháp luật và Luật Đất đai, trong những năm qua các cấp, các ngành thành phố đã và đang quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng tốt hơn. Điều đó thể hiện ở việc các cấp và chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, ban hành các chỉ thị, nghị quyết cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện ở địa phương, đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của người dân, đồng thời cũng động viên và huy động được nhân dân tham gia đóng góp nghĩa vụ với nhà nước bằng việc thực hiện tốt các chính sách thuế.

Tuy nhiên, một số nơi còn xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai; một bộ bận người dân tự ý mua, bán chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất không đăng ký với cơ quan nhà nước theo quy định. Chính quyền cơ sở chưa thường xuyên chỉnh lý, theo dõi nắm chắc tình hình biến động đất đai, chưa kịp thời phát hiện xử lý vi phạm về đất đai; còn phát sinh nhiều vụ việc tranh chấp đất đai, khiếu kiện về đất đai.

3.2.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý sử dụng đất được thành phố quan tâm, nhằm phát hiện ra những hạn chế trong quản lý sử dụng đất để có các giải pháp khắc phục kịp thời. UBND thành phố đã nghiêm túc thực hiện các quy định, quyết định của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thanh tra tình hình quản lý sử dụng đất đai theo Luật Đất đai. Qua đó phát hiện những vi phạm, những vướng mắc trong triển khai thực hiện Luật Đất đai để kịp thời điều xử lý, chỉ đạo giải quyết tháo gỡ khó khăn, đồng thời đề xuất hoàn chỉnh chính sách đất đai.

3.2.1.12. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất

Trong những năm qua đã làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Công tác tiếp dân luôn được coi trọng và thực hiện có nề nếp, đúng nội quy, quy chế tiếp dân và pháp luật khiếu nại, tố cáo. Quan tâm giải thỏa đáng các kiến nghị, phẩn ánh của người dân. Nội dung khiếu nại, kiến nghị, phản ánh chủ yếu tập trung về tranh chấp đất đai, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, giá bồi thường không hợp lý, không sát với giá thị trường, bố trí tái định cư không kịp thời, việc thực hiện bồi thường chậm, các khiếu nại có liên quan đến chồng lấn ranh giới sử dụng đất.

Việc giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố rất khó khăn phức tạp, do cơ chế, chính sách thường xuyên thay đổi, một số điểm còn bất cập và thiếu đồng bộ, đội ngũ cán bộ chuyên trách tham mưu năng lực còn hạn chế, yêu cầu đòi hỏi chế độ chính sách bồi thường của dân thường quá cao so với quy định gây cản trở trong công tác giải phóng mặt bằng. Giai đoạn 2014-2018 thành phố thực hiện giải phóng mặt bằng 112 công trình với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ đến nay là trên 200 tỷ đồng.

3.2.1.13. Quản lý các dịch vụ công về đất đai

Việc tiếp nhận giả quyết thủ tục hành chính về đất đại được thực hiện ở 3 cấp:

Cấp tỉnh tại Bộ phận một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường; cấp thành phố được thực hiện tại Bộ phận một cửa trực thuộc Văn phòng HĐND& UBND thành phố và cấp phường thực hiện tại Bộ phận một cửa của UBND phường.

Nhìn chung, việc tiếp nhận, trả kết quả và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn thành phố ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)