CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ
1.4. Khái quát chung về chuỗi cung ứng ngành CNĐT
Với đặc thù là ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn, tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh, các doanh nghiệp trong ngành điện tử, ngay cả các công ty, tập đoàn lớn cũng không thể đảm nhiệm tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng từ nghiên cứu thiết kế đến sản xuất, tiếp thị, bán hàng... Các nhóm công ty chính trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện tử là các công ty dẫn đầu hoặc thương hiệu có tiếng (OBM) và các nhà cung cấp hàng đầu bao gồm các công ty gia công, lắp ráp điện tử (ECM, ODM) và các công ty cung cấp linh kiện.
Hình 1.3: Chuỗi sản xuất ngành công nghiệp điện tử
Nguồn: Vũ Thị Thanh Huyền, 20196 Đường cong giá trị gia tăng (còn gọi là đường cong nụ cười, smiling curve) thể hiện sự thay đổi giá trị gia tăng trong quá trình hình thành một sản phẩm, từ khi bắt đầu hình thành đến tay người tiêu dung (Stan Shih, 1992).
6 Vũ Thị Thanh Huyền, “Vai trò của liên kết trong sản xuất để phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam”, Tạp chí khoa học kinh tế - số 7(03) - 2019
16
R&D Thiết kế Mua hàng Sản xuất Phân phối Tiếp thị Bán lẻ Hình 1.4: Đường “smiling” thể hiện giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện tử
Nguồn: Fernandez-Stark and Gereffi (2019) Đường “smiling” thể hiện giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện tử, theo chiều từ trái sang phải là các hoạt động được thực hiện trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện tử, bao gồm từ các hoạt động có giá trị gia tăng thấp (hoặc có lợi nhuận kinh tế thấp) như các công đoạn sản xuất thâm dụng lao động và gia công, lắp ráp cuối cùng; đến các hoạt động có giá trị gia tăng và mang tính sở hữu trí tuệ cao như nghiên cứu, thiết kế và tiếp thị.
Từ thế kỷ 20, các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới đã chuyên môn hóa các công đoạn trong chuỗi giá trị với việc tập trung chủ yếu vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao như nghiên cứu phát triển (R&D), tiếp thị, bán hàng..., trong khi các công đoạn mang lại giá trị thấp như lắp ráp, đóng gói sẽ được thực hiện bởi các công ty khác. Các tập đoàn gia công, lắp ráp điện tử thường đặt cơ sở sản xuất tại các nước có nguồn nhân công rẻ, dân số trẻ, vị trí địa lý thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, nền chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, thị trường tiêu thụ trong nước lớn ...(Sturgeon và Kawakami, 2010).
Giá trị gia tăng
Quy trình cung ứng
17
1.4.2. Các thành phần chính tham gia chuỗi cung ứng ngành CNĐT
Ngành công nghiệp điện tử có đặc trưng là do nhà sản xuất chi phối. Các công ty có quy mô lớn như các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) và các công ty đa quốc gia (MNC) đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị và điều phối mạng lưới sản xuất.
Khi nghiên cứu về các thành phần chính tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị ngành điện tử toàn cầu, tác giả tập trung vào phân tích vào 4 thành phần chính tạo nên giá trị gia tăng cho ngành là: nguyên phụ liệu; linh kiện điện tử; bán thành phẩm và thành phẩm phụ vụ nhu cầu tiêu dùng của nhiều phân khúc khác nhau.
Hình 1.5: Mô hình chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử “3C”7
Nguồn: Frederick, 2017 Phần nội dung tiếp theo đây sẽ đi vào phân tích chi tiết 4 thành phần chính tham gia vào chuỗi cung ứng ngành điện tử.
1.4.2.1 . Nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu đầu vào là thành phần thuộc hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng ngành điện tử.
7 3C là viết tắt của Consumer electronics (Điện tử tiêu dùng), Computers (Máy tính) and Communication devices (Thiết bị viễn thông).
18
Nguyên liệu đầu vào được dùng để tạo ra linh kiện điện tử. Trong đó, để chế tạo chất bán dẫn cần có silicon và chip silicon (tạo đĩa bán dẫn); nhựa (tạo lớp cho bảng mạch in); gốm xứ; kim loại (chủ yếu là nhôm, đồng, vàng và bạc) và hóa chất. Các nguyên tố boron, gallium, phốt pho và asen được sử dụng trong các chip silicon để biến một tinh thể silicon từ một chất cách điện thành một chất dẫn điện.
Sản xuất linh kiện điện tử, bán thành phẩm, sản phẩm điện tử là thành phần thuộc hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng ngành điện tử.
1.4.2.2 . Linh kiện điện tử
Linh kiện điện tử là các phần tử điện tử rời rạc có những tính năng xác định, được ghép nối với nhau trong mạch điện thành thiết bị điện tử (IBISWorld, 2015b).
Về cơ bản có 3 loại linh kiện điện tử như sau:
Linh kiện tích cực: là linh kiện tương tác với nguồn điện AC/DC để cho ra nguồn tín hiệu mới, trong mạch tương đương thì biểu diễn bằng một máy phát tín hiệu, như diode, transistor,…
Linh kiện thụ động: không cấp nguồn vào mạch, có quan hệ tuyến tính với điện áp, dòng, tần số, như điện trở, tụ điện, cuộn cảm, biến áp,…
Linh kiện điện cơ: tác động điện liên kết với cơ học, như thạch anh, rơle, công tắc..
Trên thế giới, Intel được biết đến là tập đoàn cung cấp linh kiện điện tử lớn nhất.
Intel là nhà thiết kế và sản xuất chính chíp bán dẫn.
1.4.2.3 . Bán thành phẩm
Bán thành phẩm ngành công nghiệp điện tử đa dạng và khác nhau tùy theo sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, bảng mạch được sử dụng để lắp ráp ở hầu hết các thiết bị điện tử. Bảng mạch được đặt vào vỏ bảo vệ bằng nhựa hoặc kim loại để tạo thành linh kiện bán thành phẩm (Bảng mạch lắp ráp (PCBA) là một loại linh kiện bán thành phẩm tạo thành từ bảng mạch) dùng để lắp ráp sản phẩm cuối cùng.
Màn hình hay thiết bị hiển thị cũng là một loại thiết bị bán thành phẩm thông dụng của ngành điện tử. Nguyên liệu đầu vào để tạo ra thiết bị hiển thị thường là loại
19
nghiệp điện tử ngày nay là: Công nghệ màn hình tinh thể lỏng (LCD) và Công nghệ màn hình có cấu tạo bao gồm các đi ốt phát sáng hữu cơ (OLED).
1.4.2.4 . Phân phối và bán linh kiện điện tử
Kênh phân phối, bán hàng đối với linh liện điện tử cũng khác nhau với từng loại và từng phần của linh kiện. Các nhà sản xuất linh kiện điện tử thụ động (trừ chất bán dẫn) bán hơn một nửa sản phẩm của họ thông qua các nhà phân phối (Ulama, 2015).
Các công ty sản xuất thiết bị bán dẫn và PCB phần lớn bán sản phẩm trực tiếp cho các nhà sản xuất sản phẩm điện tử (IBISWorld, 2012)
Các bảng mạch (IC) được vận chuyển từ cơ sở lắp ráp và thử nghiệm đến trung tâm phân phối chính của công ty bán dẫn, nhà phân phối hoặc công ty lắp ráp trong khu vực (ở châu Á, những sản phẩm này chủ yếu ở Singapore, Đài Loan và Hồng Kông), ngay cả khi công ty thu mua ở cùng quốc gia với cơ sở lắp ráp và thử nghiệm.
1.4.2.5 . Sản phẩm điện tử cuối cùng
Sản phẩm điện tử cuối cùng được sản xuất để phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau, từ máy tính và điện tử tiêu dùng, đến thiết bị, xe hơi, thiết bị y tế và thiết bị, thiết bị công nghiệp, và các sản phẩm hàng không vũ trụ và quốc phòng.
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng ngành CNĐT 1.4.3.1 . Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng trong chuỗi
Vị trí địa lý của các cơ sở, kho, và nhà cung cấp là các yếu tố cơ bản của hệ thống logisitic. Đối với một nhà sản xuất điện tử, vị trí của công ty gia công, lắp ráp là hết sức quan trọng. Phần lớn các công ty gia công, lắp ráp ngành điện tử được đặt tại vùng có chi phí sản xuất thấp có nguồn nhân công đông, giá rẻ. Tuy nhiên các OEM không nên chỉ chú trọng cắt giảm chi phí sản xuất mà còn tìm cách hợp lý hóa chuỗi cung ứng của mình. Điều này dẫn đến việc lựa chọn các bên gia công lắp ráp không chỉ ở các địa điểm sản xuất có chi phí thấp, mà còn ở các địa điểm có cơ sở hạ tầng vận tốt. Do vậy, các ECM có vị trí địa lý gần với OEM thường được lựa chọn nhằm giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng. Vị trí địa lý cũng có tầm quan trọng đối với những sản phẩm mới hoặc phức tạp, đòi hỏi sự tương tác cao giữa OEM và ECM. Tóm lại, các công ty có thể tiết kiệm đáng kể về chi phí cũng như tăng sự
20
linh hoạt của chuỗi cung ứng bằng việc hợp tác với một ECM phù hợp về mặt địa lý (Kumar, 1999).
1.4.3.2 . Các quyết định về phương thức vận chuyển và chiến lược phân phối Vận tải là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc quản trị chuỗi cung ứng ngành điện tử. Các quyết định vận chuyển bao gồm lựa chọn phương thức (ví dụ:
đường sắt, đường bộ, đường hàng không hoặc đường thủy), kích thước lô hàng, định tuyến xe và lịch trình, tất cả đều liên quan trực tiếp đến vị trí của kho, khách hàng và nhà máy. Chiến lược phân phối các sản phẩm thuê ngoài cũng là mối quan tâm lớn đối với các công ty sử dụng các bên gia công, lắp ráp. Có ba tùy chọn phân phối và lưu kho chính cho các OEM chọn thuê ngoài:
Cho phép ECM phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng cuối cùng. Đối với phương thức này, kho bãi không cần thiết trong hệ thống logistics và OEM có thể giảm thiểu tối đa chi phí lưu kho cũng như thời chờ. Tuy nhiên, nếu cho phép ECM chuyển hàng trực tiếp đến khách hàng cuối cùng, thì hãng có thể phải đối mặt với chi phí vận chuyển lớn (LTL) trong trường hợp số lượng đơn hàng không đủ tải trọng tiêu chuẩn.
Các ECM vận chuyển trực tiếp hàng hóa cuối cùng đến một trong số các kho hàng hoặc trung chuyển phân phối của OEM. Phương thức này vừa có thể giải quyết vấn đề của phương thức trên, vừa có thể giúp các OEM dễ dàng quản lý hàng tồn kho.
Sử dụng kĩ thuật “cross-docking” nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng nhưng vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận và gửi hàng. Ý tưởng chính của kĩ thuật này là chuyển các lô hàng trực tiếp từ các trailer đến cho các trailer đi – bỏ qua quá trình lưu trữ trung gian. Các lô hàng thông thường chỉ mất khoảng một ngày ở Cross dock và đôi khi chưa tới 1 giờ. Phương thức này rất hữu ích với các OEM thuê ngoài gia công, lắp ráp nhiều loại linh kiện. Tuy nhiên, “cross-docking” yêu cầu hệ thống vận tải phản ứng nhanh nhạy, đòi hỏi sự hài hoà và nhịp nhàng giữa hoạt động nhận hàng – giao hàng.
1.4.3.3 . Hình thức sản xuất điện tử
Sự phát triển của các công ty gia công, lắp ráp ngành điện tử đã làm thay đổi
21
điện tử thường phải chọn mua từ nguyên liệu đầu vào và sản xuất thành sản phẩm điện tử cuối cùng. Cho đến nay, xu hướng thuê ngoài ECM ngày càng phát triển, thay vì làm tất cả các công đoạn trong chuỗi cung ứng, các OEM chỉ cần quyết định công đoạn nào, cùng như bao nhiêu sản phẩm trong số rất nhiều sản phẩm sẽ nên thuê ngoài. Mua đúng lượng, đúng lúc, đúng chỗ sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh. Trái lại, những sai lầm khi lựa chọn nhà sản xuất hợp đồng có thể dẫn đến mất khách hàng, thị phần và uy tín của công ty. Xây dựng mối quan hệ tốt với ECM, dựa trên thông tin được chia sẻ và tận dụng sức mạnh của nhau là tiền đề xây dựng chuỗi cung ứng hoàn hảo cho các nhà sản xuất điện tử.