Môi trường kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỔI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 37 - 46)

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

2.1. Môi trường kinh tế xã hội Việt Nam

2.1.1. Môi trường kinh tế Việt Nam

2.1.1.1 . Công nghiệp và xây dựng trở thành ngành kinh tế trụ cột của Việt Nam Mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và các vấn đề về nợ công nhưng Việt Nam vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng khá tốt.

Trong giai đoạn 2008 - 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6.1%.

Với 7.02% tăng trưởng về GDP năm 2019, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực và trên thế giới. cao gần gấp ba lần so với tốc độ bình quân của thế giới (2.6%), cao hơn 2.42 điểm phần trăm so với bình quân khu vực Đông Nam Á.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam so với khu vực và thế giới

Nguồn: IMF, 2019 -8

-6 -4 -2 0 2 4 6 8 10

1980 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020F 2022F 2024F

%

Việt Nam Đông Nam Á Thế giới

27

Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành của Việt Nam năm 2019 xấp xỉ 266 tỷ đô, tương đương với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2800USD/năm.

Trong giai đoạn từ 2015 đến nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã cao hơn mức trung bình của nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Theo mức dự báo tăng trưởng 6.5%/năm của Worldbank, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu trở thành nước thuộc nhóm thu nhập trung bình cao vào năm 2045.

Trong 5 năm trở lại đây, khu vực dịch vụ luôn chiếm tỷ trong cao nhất (trên 40%) trong 4 thành phần kinh tế. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm 41.4% tổng số người lao động năm 2018.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm

Nguồn: GSO 13.96%

14.57%

15.34%

16.32%

17.00%

34.49%

34.28%

33.40%

32.72%

33.25%

41.46%

41.17%

41.26%

40.92%

39.73%

9.91%

9.98%

10.00%

10.04%

10.02%

2019

2018

2017

2016

2015

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản Khu vực công nghiệp và xây dựng Khu vực dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

28

Nền kinh tế Việt Nam chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng khu vực nông nghiệp còn khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới.

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu kinh tế một số nước trong khu vực năm 2019

Nguồn: WB, 2019 2.1.1.2 . Vốn đầu tư FDI vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sau hơn 30 năm thu hút vốn FDI, từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút 26,438 dự án FDI của 129 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 333.83 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 183.62 tỷ USD, bằng 55% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Vốn FDI tập trung chủ yếu trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo (72.2%

tổng vốn FDI năm 2019) tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế như dầu khí, điện tử, viễn thông...

Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong những năm trở lại đây, kế đến là Đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản...

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Việt Nam Lào Indonesia Timor-Leste Malaysia Thái Lan Nam Á &

TBD

%

29

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn FDI đăng ký lũy kế đến hết tháng 12/2019

Nguồn: GSO, 2019 Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam thu hút vốn đầu tư lớn từ các tập đoàn điện tử đa quốc gia như Samsung, Panasonic, LG, Intel, Foxconnetc. Tuy nhiên, 49%

doanh nghiệp FDI vẫn nhập khẩu đầu vào từ các doanh nghiệp nước xuất xứ, trong khi đó, 56% doanh nghiệp FDI có khách hàng là các doanh nghiệp FDI khác tại Việt Nam. Có thể thấy, tuy tiếp nhận dòng vốn FDI lớn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, mà thay vào đó là các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hoặc các doanh nghiệp tại nước xuất xứ.

72.2%

10.8%

5.3%

11.7%

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo Ngành hoạt động kinh doanh BĐS

Ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy Các ngành còn lại

30

Bảng 2.1: Một số dự án sản xuất điện tử đầu tư lớn tại Việt Nam

TT Tên dự án Địa chỉ Vốn điều

lệ Sản phẩm chính

Năm thành lập 1

Dự án Samsung Electronics Việt

Nam

KCN Yên Phong I – Bắc

Ninh

2,5 tỷ USD

Thiết bị di động, điện tử và viễn thông công nghệ

cao

2009

2

Khu tổ hợp công nghệ cao Samsung

KCN Yên Bình, Phổ Yên,

Thái Nguyên

5 tỷ USD

Thiết bị di động, điện tử và viễn thông công nghệ

cao

2014

3

Công ty Samsung Display Bắc

ninh

KCN Yên Phong I – Bắc

Ninh

1 tỷ USD Màn hình LCD &

OLED 2015

4 Dự án Samsung CE Complex

Khu Công nghệ cao Hồ Chí Minh

1,4 tỷ USD

Phát triển và sản xuất các sản phẩm

điện tử gia dụng công nghệ cao

2016

5

LG Electronics Việt Nam – Hải

Phòng

KCN Tràng Duệ - Hải

Phòng

1,5 tỷ USD

Điện tử gia dụng, điện thoại di động, thiết bị điện tử ô tô

2015

6 Intel Products Việt Nam

Khu Công nghệ cao Hồ Chí Minh

1 tỷ USD Bộ vi xử lý 2006

7 Công ty TNHH Canon Việt Nam

KCN Thăng Long – Hà Nội;

KCN Quế V.;

KCN Tiên Du – Bắc Ninh

306 triệu USD

Các loại máy in,

máy quét ảnh 2001

8

Công ty TNHH Fushan Technology

KCN VSIP Bắc Ninh

320 triệu

USD Điện thoại di động 2013

9

Công ty Panasonic Việt

Nam

KCN Thăng Long – Hà Nội

224 triệu USD

Điện tử gia dụng,

linh kiện điện tử 2003

31

Bên cạnh những đóng góp của FDI cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, khu vực FDI vẫn còn nhiều hạn chế như: liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước còn lỏng lẻo, tỷ lệ nội địa hóa thấp, nhất là đối với ngành công nghiệp ôtô, điện tử.

Nhiều dự án FDI đầu tư vào Việt Nam với mục đích tận dụng nguồn lao động giá rẻ, sử dụng máy móc công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; trong đó, có những sự cố môi trường nghiêm trọng như trường hợp của Formosa Hà Tĩnh, Vedan Đồng Nai; Nhiều doanh nghiệp gian lận trong chuyển giá, trốn thuế, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

2.1.1.3 . Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là ngành đóng góp cao nhất vào mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc.

Ngành công nghiệp Việt Nam năm 2019 có tốc độ tăng trưởng đạt 8.86% giảm nhẹ trong 3 năm trở lại đây, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp cao nhất vào mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế (tăng 11.29%);

kế đến là ngành sản xuất và phân phối điện; khai khoáng.

Xét theo công dụng sản phẩm công nghiệp, chỉ số sản xuất sản phẩm trung gian (phục vụ cho quá trình sản xuất tiếp theo) năm 2019 tăng 7.6% so với năm trước; sản phẩm phục vụ cho sử dụng cuối cùng tăng 10.1% (sản phẩm là tư liệu sản xuất tăng 10.2% và sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng của dân cư tăng 10.1%).

Biểu đồ 2.5: Chỉ số sản xuất công nghiệp so với năm trước

Nguồn: GSO, 2020

107.4

111.3

110.2

108.9

105 106 107 108 109 110 111 112

2016 2017 2018 2019

%

32 2.1.1.4 . Xuất nhập khẩu hàng hóa

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 ước tính đạt 516.96 tỷ USD. Với kết quả này, Việt Nam được nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có giá trị hàng hóa XNK lớn nhất toàn cầu. Tính riêng khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 3 sau Singapore và Thái Lan về giá trị xuất nhập khẩu.

Trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam, có 7 thị trường đạt quy mô kim ngạch XNK trên 10 tỷ USD là Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Ấn Độ, chiếm đến 66.9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Trong 7 thị trường kể trên có đến 6 thị trường châu Á. Việt Nam xuất siêu ở 3 thị trường (Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản) và nhập siêu ở 4 thị trường còn lại. Đặc biệt đối với 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc, Việt Nam xuất siêu nhiều nhất sang Hoa Kỳ và nhập siêu nhiều nhất từ Trung Quốc.

Biểu đồ 2.6: Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam qua các năm

Nguồn: Tổng cục hải quan, 2020 -12.85 -12.6

-9.84

0.75 0

2.37

-3.55

1.78 2.11 6.3

9.94

-15 -10 -5 0 5 10 15

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ USD

33

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 17.7%, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (4.2%). Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9.9 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 60.7 tỷ USD, tăng 27,8% so với năm trước; tiếp đến là thị trường EU đạt 41.7 tỷ USD;

Trung Quốc đạt 41.5 tỷ USD; thị trường ASEAN đạt 25.3 tỷ USD; Nhật Bản đạt 20.3 tỷ USD...

Kim ngạch XNK tăng cao chủ yếu nhờ vào các FTA đã được ký, đặc biệt là Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực và phát huy tác dụng tốt.

Biểu đồ 2.7: Các thị trường hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2019 Nguồn: Tổng cục hải quan, 2020

ố ậ ả

34

Trong năm 2019 có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92.9% tổng kim ngạch xuất khẩu (6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63.4%). Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó: Điện thoại và linh kiện chiếm 95%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 82,3%; giày dép chiếm 76,5%;

hàng dệt may chiếm 58,9%.

Biểu đồ 2.8: Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ đô la

Nguồn: Tổng cục hải quan, 2019

Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực năm 2019

sNguồn: Tổng cục hải quan, 2019 50

29.4 30.4

16.5 16.3

51.8

35.6 32.6

18.3 18.3

0 10 20 30 40 50 60

Điện thoại và linh kiện

Điện tử, máy tính và linh kiện

Hàng dệt may Máy móc thiết bị và dụng cụ phụ

tùng

Giày dép

Tỷ đô la

2018 2019

95 82.3 76.5 58.9

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Điện thoại và linh

kiện Máy tính và linh kiện

Giày dép Hàng dệt may

%

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp nội địa

35

Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 16.6 tỷ USD, tăng 12.6% so với năm 2018, trong đó dịch vụ du lịch chiếm 71,1% tổng kim ngạch; dịch vụ vận tải chiếm 17.7%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt 19.1 tỷ USD, tăng 2.9%

so với năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 9.1 tỷ USD (chiếm 47.6% tổng kim ngạch; dịch vụ du lịch đạt 6.2 tỷ USD (chiếm 32.2%). Nhập siêu dịch vụ năm 2019 là 2.5 tỷ USD, bằng 14.9% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỔI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)