CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
2.1. Môi trường kinh tế xã hội Việt Nam
2.1.2. Môi trường xã hội Việt Nam
2.1.2.1 . Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á
Tính đến 31/12/2019, Việt nam có khoảng 96.5 triệu dân và dự báo đến năm 2020, số dân của Việt Nam sẽ ở mức 97.3 triệu người. Với số dân này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines).
Biểu đồ 2.10: Dân số Việt Nam giai đoạn 2010-2020
Nguồn: Ủy ban dân số, Liên hiệp quốc, 2019 10.65%
87,968
88,871
89,802
90,753
91,714
92,677
93,640
94,601
95,546
96,462
97,339
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020F
Nghìn người
36
Dân số Việt Nam khá trẻ với 68% dân số nằm trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi.
Trong đó thế hệ Millennial (thế hệ được sinh ra trong những năm 1980-1999) hiện chiếm 35% dân số Việt Nam. Đây là nhóm đối tượng quan trọng trong ngành điện tử do họ có thói quen chi tiêu cho các mặt hàng điện tử khá thường xuyên, đồng thời lại là lực lượng lao động chính của ngành.
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu dân số Việt Nam phân theo nhóm tuổi, dự báo đến 2020 Nguồn: Ủy ban dân số, Liên hiệp quốc, 2019 2.1.2.2 . Việt Nam là thị trường tiêu thị hàng điện tử tiềm năng
Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng nhanh qua các năm, đồng thời tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam đang ở thứ bậc cao so với các nước và vùng lãnh thổ (5/10 ở khu vực Đông Nam Á, 18/38 ở châu Á và 81/116 trên thế giới năm 2018). Điều này khiến nhu cầu đối với các thiết bị điện tử ngày càng tăng cao.
37
Tỉ lệ sở hữu điện thoại thông minh của người Việt Nam đã tăng lên rõ rệt trong 5 năm qua. Năm 2017, tỷ lệ dân số tại các thành phố lớn sử dụng điện thoại là 95%, trong số đó, số người sử dụng điện thoại thông minh chiếm 84%, cao hơn rất nhiều so với con số 30% của năm 2012. Ở các thành phố khác, 71% người dân sử dụng điện thoại thông minh trong số 93% người sử dụng điện thoại di động.
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng điện thoại di động và điện thoại thông minh năm 2017
Nguồn: Nielsen, 2017 2.1.2.3 . Việt Nam có lực lượng lao động giá rẻ dồi dào
Lượng lao động giá rẻ dồi dào là một trong những nhân tố thu hút các doanh nghiệp điện tử nước ngoài đầu tư vào Việt Nam:
- Lực lượng lao động của Việt Nam tương đối trẻ với tỷ trọng đáng kể của nhóm lao động tuổi 15-39 hiện chiếm khoảng một nửa lực lượng lao động cả nước.
- Mức lương trung bình của lao động trong ngành chế biến chế tạo của Việt Nam tương đối thấp so với các quốc gia trong khu vực. Trong bối cảnh chi phí lao động phổ thông tại Thái Lan và Trung Quốc ngày càng tăng, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng dịch chuyển các cơ sở sản xuất về Việt Nam để tận dụng lợi thế về chi phí nhân công.
38
- Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức tăng lương tối thiểu hàng năm tại Việt Nam đã vượt đáng kể so với tốc độ tăng của giá tiêu dùng.
Biểu đồ 2.13: Mức lương trung bình của lao động trong ngành chế biến, chế tạo năm 2018 (USD/tháng)
Nguồn: ILO, 2018 2.1.2.4 . Trình độ lao động được cải thiện tuy nhiên năng suất lao động còn thấp
Tỷ lệ lao động Việt Nam đã qua đào tạo tăng từ 16.6% năm 2012 lên 21.4%
năm 2017. Trong đó, lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ trọng lớn nhất, dẫn đến sự thiếu hụt lao động có kỹ năng thực hành, công nhân kỹ thuật bậc cao.
Ngành điện tử tại Việt Nam hiện vẫn chủ yếu sử dụng lao động không qua đào tạo (với tỷ lệ 80-85%). Để có thể nâng cao giá trị gia tăng trong các khâu sản xuất tại Việt Nam cũng như phát triển ngành công nghiệp điện tử một cách bền vững, lực lượng lao động Việt Nam cần tiếp tục nâng cao trình độ hơn nữa, đặc biệt là kỹ năng thực hành.
746 513
243
395 257
Trung Quốc Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam
39
Hình 2.1: Tháp cơ cấu lao động ngành điện tử Việt Nam năm 2017