Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỔI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

2.3. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử

2.3.1. Chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện tử

Ngành công nghiệp điện tử chủ yếu tập trung tại các khu vực: châu Á Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Châu Âu. Năm quốc gia có sản lượng sản xuất điện tử lớn nhất chiếm tới gần 70% sản lượng toàn cầu. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia có tốc độ tăng cao trong một vài năm gần đây (tăng 10.3% trong năm 2018), vượt qua Nhật Bản để đứng ở vị trí thứ 3 trong năm 2018.

Hình 2.2: Tỷ trọng sản lượng sản phẩm điện tử của một số quốc gia năm 2018 Nguồn: Yearbook of World Electronics Data,2019 Các nhà sản xuất linh kiện như Intel, tập đoàn cung cấp linh kiện điện tử lớn nhất trên thế giới, có ảnh hưởng đến tiến bộ công nghệ và chu kì phát triển của các sản phẩm điện tử của các công ty thương hiệu. Về nhóm các công ty gia công, lắp ráp điện tử, Foxconn được coi là công ty lớn nhất (1.3 triệu công nhân tính đến năm 2017 (Merchant, 2017)). Các công ty gia công khác như Flex và Jabil là nhà cung cấp chính tham gia thiết kế sản xuất chung với các công ty thương hiệu và các nhà phát triển trong lĩnh vực tự động hóa (Forbes, 2019; Raj-Re Richt, 2018; Stoller, 2018).

49

Hình 2.3: Sơ đồ chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử

Nguồn: IDC Manufacturing Insight, 2019 Đông Nam Á là khu vực trọng điểm sản xuất gia công và thuê ngoài trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu. Các nước đang phát triển đầu tiên sản xuất các sản phẩm điện tử cho các thương hiệu là Trung Quốc, Malaysia, Singapore và Thái Lan trong những năm 1970 và 1980 (Chalmers, 1991). Trong những năm 1990 và 2000, Philippines và Indonesia cũng trở thành những nước trọng điểm gia công và lắp ráp linh kiện điện tử (Lüthje, 2002). Ngành công nghiệp điện tử cũng là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực.

Trong đó, hơn 80% ổ cứng máy tính trên thế giới được sản xuất tại các nước ASEAN.

Ngành công nghiệp điện tử ĐNA sử dụng hơn 2.5 triệu lao động trong khu vực, và là một ngành có cơ hội tuyển dụng lớn ở nhiều nước ASEAN. Ngành công nghiệp điện tử được coi là động lực chính của tăng trưởng và có tầm quan trọng chiến lược đối với phát triển kinh tế trong khu vực. (Vinele, 2018).

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là trung tâm sản xuất của ngành công nghiệp điện tử, tuy nhiên, trước xu hướng tăng dần của giá lao động Trung Quốc, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các các doanh nghiệp nội địa, sự ưu đãi ngày càng ít của chính phủ Trung Quốc đối với các doanh nghiệp FDI và đặc biệt là trước áp

Thiết kế sản phẩm Chế tạo và đóng gói chất bán dẫn

Sản xuất LK &

các hệ thống phụ

Lắp ráp sản phẩm cuối cùng

50

lực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, các ECM đang có xu hướng dịch chuyển cơ sở sản xuất về Mỹ, Mexico, Canada, Nhật và đặc biệt là Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Phillipines, Malaysia, Thái Lan, Indonesia..

2.3.2. Ngành CNĐT Việt Nam trong trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử

Như đã phân tích trong tiểu mục 2.4.1 về đặc điểm chung của chuỗi cung ứng ngành điện tử, ngành điện tử phân bố các khâu trong chuỗi giá trị trên toàn cầu; trong đó các nước có lợi thế nào sẽ tập trung sản xuất những khâu thâm dụng lợi thế đó.

Sản xuất sản phẩm ngành công nghiệp điện tử bao gồm 3 khâu chính: sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất bán thành phẩm và lắp ráp sản phẩm cuối cùng.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đưa ra nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cũng như xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc khiến nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, nhất là trong lĩnh vực điện tử tại Việt Nam. Dựa theo hình 3.4, có thể khái quát rằng, các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay đang tập trung tại bước cung cấp nguyên liệu hỗ trợ sản xuất (chủ yếu cung cấp kim loại, nhựa, thủy tinh và bao bì, in ấn); Lắp ráp bán thành phẩm và sản phẩm cuối cùng8. Các công đoạn thiết kế, nghiên cứu & phát triển, marketing và phân phối sản phẩm hầu như các doanh nghiệp điện tử Việt Nam chưa tham gia vào.

51

Hình 2.4: Sự tham gia của Việt Nam trong mô hình chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử “3C”

Nguồn: Frederick, 2017; Tractus, 2019 Khu vực sản xuất linh kiện: Đặc thù của các sản phẩm linh kiện, phụ tùng ngành điện tử là đòi hỏi công nghệ cao, trong khi đó, DN điện tử Việt Nam còn yếu về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ. Vì thế, khu vực sản xuất linh kiện điện tử ở Việt Nam luôn có thâm hụt thương mại, nguyên nhân chính là do sự yếu kém của ngành sản xuất trong nước (đặc biệt là CNHT), cùng với việc các dự án FDI chủ yếu là nhà xưởng lắp ráp. Thị trường nhập khẩu các bộ phận linh kiện chủ yếu tập trung vào Trung Quốc (bình quân 50-60%), Hàn Quốc (20-30%) và Nhật Bản (4-6%).

Khu vực lắp ráp bán thành phẩm và sản phẩm cuối cùng: Năm 2010, Việt Nam vẫn là nước nhập siêu các sản phẩm điện tử cuối cùng. Đến năm 2018, Việt Nam đứng thứ 5 trong top các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cuối cùng lớn nhất. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng điện tử cuối cùng của Việt Nam phân bố khá rộng. Theo số liệu từ Tổng cục hải quan, hầu hết hàng hóa cuối cùng của ngành điện tử Việt Nam được xuất khẩu sang các nước thị trường tiên tiến (Mỹ, Châu Âu) và chiếm hơn 60% xuất khẩu điện tử cuối cùng.

Công đoạn có sự tham gia của Việt Nam

52

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỔI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)