Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỔI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 74 - 81)

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

3.3. Giải pháp cụ thể

Dựa trên phân tích SWOT cũng như bài học kinh nghiệm xây dựng phải pháp phát triển chuỗi cung ứng ngành điện tử trên thế giới, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ngành điện tử Việt Nam như sau:

3.3.1. Phát huy lợi thế cạnh tranh

Từ bài học kinh nghiệm quốc tế, có thể thấy các quốc gia trong khu vực đã phát huy rất tốt lợi thế của mình để phát triển ngành điện tử: Xin-ga-po với trình độ công nghệ, In-đô-nê-xi-a thu hút ban đầu bởi kích thước thị trường (market size), Phi-lip- pin và Ma-lay-xi-a với trình độ tiếng Anh của người lao động và sau đó là các chính sách ưu đãi của chính phủ.

Chi phí tiền lương công nhân thấp là một nhân tố quan trọng của Việt Nam để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử. Ngay cả khi, ngành công nghiệp điện tử hiện nay đòi hỏi nhân công có trình độ đào tạo nhất định và những kỹ năng cần thiết do đặc thù về kỹ thuật, thì với chi phí đào tạo vẫn còn thấp và khả năng tiếp thu kiến thức khá nhanh của người Việt, việc nhanh chóng đào

64

tạo một đội ngũ công nhân lành nghề cho ngành CNĐT mà vẫn duy trì được lợi thế về tiền lương là là vấn đề cấp thiết và có thể khai thác được ngay.

Thể chế chính trị là một lợi thế so sánh quan trọng. Hiện tại có thể nói, môi trường chính trị ổn định của Việt Nam đang là lợi thế cạnh tranh cho ngành CNĐT, so với các nước ASEAN khác, vốn đang đe doạ bởi nhiều vấn đề bất ổn về chính trị, sắc tộc, tôn giáo. Hơn nữa, Việt Nam cũng là nước có độ an toàn cao cho đầu tư kinh doanh, so với các quốc gia như Phi-lip-pin, In-đô- nê-xi-a… Để có thể phát huy tốt lợi thế này, Chính phủ Việt Nam cần xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, áp dụng hàng loạt các biện pháp kích thích kinh tế và thay đổi cơ chế kiểm soát cao.

Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm điện và điện tử trong các ngành công nghiệp và các hộ gia đình ngày càng tăng là một nhân tố mở rộng quy mô thị trường tiêu thụ.

Việt Nam với dân số cao thứ 13 trên thế giới, với nền kinh tế đang thay đổi từng giờ là một thị trường nội địa hấp dẫn. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người còn thấp về tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng tương đối cao và cơ cấu tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng là các nhân tố có sức thu hút đầu tư FDI rất lớn.

Cũng giống như Phi-lip-pin, vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam ở Đông Á - giữa ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc cũng cần phải được khai thác triệt để trong phát triển CNĐT. Do thuận lợi trong việc vận chuyển các linh kiện và thiết bị từ các quốc gia khác, Việt Nam đang là địa điểm thực hiện các hoạt động lắp ráp linh kiện được sản xuất từ các quốc gia trong khu vực và xuất khẩu thành phẩm sang các thị trường lân cận. Do có chi phí vận tải thấp nên sản phẩm điện tử lắp ráp tại Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, phương thức này chỉ thích hợp với giai đoạn đầu của phát triển. Nếu không sử dụng lợi thế về sức cạnh tranh, sức lan tỏa của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, “bẫy chi phí thấp” sẽ khiến Việt Nam “kẹt” lại ở mắt xích thấp nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

3.3.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư có trọng điểm

3.3.2.1 . Thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ

Việt Nam nên học hỏi chiến lược “Make Singapore a business hub” của Singapore để tạo ra một mạng lưới kinh doanh điện tử tại Việt Nam, thành lập hiệp

65

trợ các nhà sản xuất trong nước mở rộng thị trường ra thế giới. Một số giải pháp thu hút như:

- Quảng bá lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như: nguồn nhân lực dồi dào, chi phí thấp; hệ thống cảng biển hỗ trợ vận chuyển hợp lý; vị trí địa lý thuận lợi (gần với các nước cung cấp nguyên vật liệu đầu vào như Trung Quốc); chính phủ thiện chí cải thiện môi trường kinh doanh,…

- Xây dựng môi trường đầu tư mở cửa và ổn định, chi phí kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam nên đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, giảm thuế đất trong giai đoạn xây dựng, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi.

Ngày nay, xu hướng liên kết trong các ngành công nghiệp và dịch vụ đang được chú trọng. Sự phát triển của ngành công nghiệp/dịch vụ này có thể thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp/dịch vụ liên quan. Chính vì thế, các nhà hoạch định chính sách không nên chỉ giới hạn thu hút đầu tư vào chính ngành công nghiệp điện tử mà nên đưa ra danh sách các ngành ưu tiên phát triển kèm theo chính sách, ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển các ngành nghề đó.

3.3.2.2 . Thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ Các giải pháp thu hút đầu tư vào công nghệ mới:

- Áp dụng phương pháp khấu hao nhanh10 đối với máy móc áp dụng công nghệ cao.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ như đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu hoặc chuyển giao thiết bị.

- Thúc đẩy đầu tư vào công nghệ cao bằng việc miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu thiết bị.

- Thông qua luật chuyển giao công nghệ, ngăn chặn công nghệ, thiết bị lạc hậu vào Việt Nam gây ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất

10 Phương pháp khấu hao nhanh trong tiếng Anh là Accelerated depreciation method, là việc trích khấu hao theo hướng đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn trong những năm đầu sử dụng tài sản cố định.

66 3.3.2.3 . Thu hút đầu tư vào thị trường vốn

- Thúc đẩy thị trường chứng khoán để huy động nguồn vốn nhàn rỗi và thu hút đầu tư từ các đối tác kinh doanh công nghệ cao có kinh nghiệm quản lý.

- Phát triển hệ thống ngân hàng và lập quỹ hỗ trợ để hỗ trợ doanh nghiệp nội địa quy mô nhỏ nhưng có tiềm năng phát triển cao.

3.3.3. Chú trọng đầu tư lĩnh vực nghiên cứu và phát triển R&D

Về đầu tư R&D, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách liên quan đến việc giảm thuế thu nhập và hỗ trợ đất cho các dự án R&D. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa đạt kỳ vọng. Để đạt được hiệu quả hơn trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, Chính phủ Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các chính sách của Hàn Quốc như:

- Thành lập quỹ viện trợ tài chính cho các cá nhân và tổ chức sở hữu dự án R&D có tính khả thi cao, tiềm năng thương mại hoặc có giá trị trong phát triển công nghệ.

Quỹ này một phần được tài trợ của ngân sách đầu tư phát triển ngành và từ sự đóng góp của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Thành lập Viện công nghệ điện tử để hỗ trợ kỹ thuật cho các cá nhân, tổ chức tư nhân trong nghiên cứu cũng như hợp tác, học hỏi công nghệ nước ngoài. Điều kiện làm việc và các chế độ đãi ngộ nên đặc biệt tốt hơn để thu hút nhân tài.

- Ngoài ra, để tăng năng lực nghiên cứu và phát triển và áp dụng thành tựu đạt được từ R&D ở phòng thí nghiệm của các viện, trường đại học và doanh nghiệp, việc trao đổi và thương mại hóa thành tựu các “sản phẩm” R&D cần được tăng cường và thúc đẩy.

Ngoài chính sách ưu đãi liên quan đến thuế thu nhập, ưu đãi sử dụng đất; Chính phủ nên ban hành nhiều chính sách ưu đãi khác như:

- Miễn hoặc khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp có kết quả R&D có thể áp dụng vào sản xuất.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính để tất cả các doanh nghiệp điện tử có thể tiếp cận và được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi này.

67

- Luật sở hữu trí tuệ và luật bản quyền cần được thực thi nghiêm túc để bảo vệ quyền của các cá nhân và tổ chức đầu tư vào R & D.

- Tuyên dương & trao thưởng các doanh nghiệp tiêu biểu thực hiện tốt chiến lược “Make in Việt Nam” và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá thương mại, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và hỗ trợ xuất khẩu cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

3.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua phát triển giáo dục

Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong số đó, giáo dục là yếu tố chính xây dựng hành vi và nền tảng kiến thức của một người. Kế đến, thông qua tương tác trong môi trường làm việc, chất lượng nguồn nhân lực có thể tăng lên hoặc giảm đi. Vì vậy, để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ngành điện tử nói riêng, điều cần thiết là cải thiện chất lượng giáo dục và môi trường làm việc để phát huy kiến thức và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

Một số giải pháp có thể kể đến như:

- Cải cách hệ thống giáo dục: thông qua tăng cường tương tác giữa lý thuyết và thực hành; Tạo cơ chế linh hoạt trong chương trình để tăng cường trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa các trường đại học và doanh nghiệp; Xây dựng các chương trình đào tạo mới để đáp ứng nhu cầu trong tương lai; Nâng cao trình độ tiếng Anh để tiếp cận tốt hơn vào khu kiến thức thế giới.

- Chính phủ ban hành chính sách đặc biệt khuyến khích công ty công nghệ cao và các trường đại học quốc tế nổi tiếng mở chi nhánh hoặc tham gia đào tạo lao động ở Việt Nam, ví dụ, miễn thuế thu nhập, thuế doanh thu, ưu đãi sử dụng đất đai, hỗ trợ cơ sở hạ tầng,… Bên cạnh đó, các công ty công nghệ cao cũng được hưởng lợi khi tham gia trực tiếp vào đào tạo như: giảm chi phí đào tạo nhân viên mới (điều mà các công ty công nghệ cao thường phải làm); có cơ hội chọn nhân viên tốt nhất mà không tốn chi phí (thời gian và tiền bạc) vào tuyển dụng.

- Khuyến khích các giáo sư quốc tế nổi tiếng (đặc biệt là trong công nghệ hoặc lĩnh vực khoa học) tham gia đào tạo bằng chính sách cung cấp nhà ở tốt, miễn thuế thu nhập.

68

- Nâng cao việc xã hội hoá đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn hoá sâu trong các lĩnh vực của nền công nghiệp quốc gia bằng việc khuyến khích các viện, trường đại học hoặc trường học trang bị hoặc đổi mới cơ sở vật chất hiện đại để nghiên cứu.

- Hỗ trợ tài chính cho giáo sư và giáo viên đi nghiên cứu, học hỏi ở các nước phát triển. Thông qua tiếp cận phương pháp giảng dạy mới và kiến thức mới, chất lượng giảng dạy trong nước sẽ được cải thiện và bắt kịp xu hướng.

- Xây dựng quỹ học bổng cho sinh viên xuất sắc.

- Khuyến khích đưa sinh viên đi du học ở các nước phát triển bằng cách đơn giản hóa thủ tục du học, hỗ trợ tài chính, phát triển mạng lưới hợp tác, hỗ trợ tư vấn và tạo ra xu hướng du học giống chính sách “Look East” của Ma-lay-xi-a.

- Chính phủ cần cân nhắc để cải tiến hệ thống giáo dục gắn chặt với phát triển ngoại ngữ. Theo bài học của Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a và Xin-gapo, đã đến lúc cần nhìn nhận và đánh giá chính sách này như là một trong các công cụ quan trọng của quốc gia để đạt được các thành tựu công nghiệp như mong muốn.

3.3.5. Xây dựng các khu công nghiệp, công nghệ cao chuyên ngành điện tử Hiện nay phần lớn các khu công nghiệp, khu chế xuất đều mang tính chất đa ngành, các dự án đầu tư thuộc nhiều ngành nghề khác nhau nên ảnh hưởng tới môi trường sản xuất của các dự án CNĐT, nhất là các dự án công nghệ cao. Vì vậy cần có những khu công nghiệp chuyên ngành điện tử với điều kiện hạ tầng tốt và các chính sách hỗ trợ hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài. Nhằm thực hiện việc này, cần trợ giúp các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng về vốn, quỹ đất… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhằm thu hút đầu tư vào CNĐT.

3.3.6. Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển CNHT

Do vai trò của CNHT đối với nền kinh tế, cần thể chế hóa việc khuyến khích phát triển CNHT bằng các văn bản mang tính pháp lý của Chính phủ.

- Tập trung thu hút doanh nghiệp có vốn FDI vào sản xuất CNHT ngành CNĐT

69

- Thể chế hóa việc khuyến khích phát triển CNHT bằng các văn bản mang tính pháp lý của Chính phủ. Chính sách ưu đãi các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất CNHT có hướng hợp tác với nước ngoài để trở thành những nhà máy vệ tinh cũng như đối với các doanh nghiệp FDI sẵn sàng đứng ra thu nhận các doanh nghiệp Việt Nam trở thành vệ tinh. Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, cần xây dựng các chương trình cụ thể trong mỗi ngành như ô tô, điện tử với các tác nhân tích cực cả từ hai phía cung và cầu.

- Phát triển CNHT ngành CNĐT nên tập trung vào linh kiện nhựa và kim loại, và hướng đến cung ứng đa ngành. Khi hoạch định chính sách, nhóm sản phẩm CNHT ngành điện tử cần được phân chia theo các nhóm của quy trình sản xuất.

- Uu đãi phát triển hạ tầng cho CNHT: Các khu CNHT, các cụm liên kết ngành liên quan đến CNHT, các Vườn ươm doanh nghiệp cho CNHT cần được nhận ưu đãi để phát triển.

- Thiết lập cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ nhằm giải quyết tình trạng thiếu thông tin và mở rộng giao dịch giữa các bên tham gia vào CNHT.

70

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỔI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)