Kinh nghiệm xây dựng giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử trong khu vực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỔI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ

1.5. Kinh nghiệm xây dựng giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử trong khu vực

Việt Nam là nước thuộc nhóm tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử muộn so với khu vực và trên thế giới (khoảng những năm 90 của thế kỉ XX). Cho đến nay, kể từ khi mở cửa thương mại và đầu tư, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam được cho là khá cao và có tiềm năng phát triển và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của ngành. Tuy nhiên, ngành điện tử Việt Nam hiện vẫn đang nằm ở khâu trung nguồn mang lại giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá trị. Dựa trên kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng ngành điện tử của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia,… tác giả tập trung phân tích 4 giải pháp chính như sau:

1.5.1. Thu hút FDI

Giai đoạn đầu tham gia vào chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu, Trung Quốc chủ yếu sản xuất gia công, lắp ráp, hầu hết các loại linh kiện điện tử đều phải nhập khẩu hoặc doc các công ty liên doanh với các công ty điện tử trên thế giới đảm nhận nên giá trị gia tăng thu về không cao. Nhận thức rõ lợi ích và giá trị đem lại khi gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, Trung Quốc đã có những chiến lược chú trọng và ưu tiên ngay từ khi hình thành và phát triển ngành công nghiệp điện tử. Chiến lược và chính sách tiêu biểu và hiệu quả nhất của Trung Quốc trong việc phát triển chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử có thể kể đến là chính sách thu hút FDI cũng như chiến lược hấp thụ công nghệ bài bản. Chính quyền từ TW đến địa phương luôn cải thiện

22

chính sách thu hút và nâng cấp các khu vực sản xuất CNĐT, nên việc thu hút vốn và công nghệ hàng năm cho ngành điện tử luôn duy trì ở mức cao, khoảng hơn 50 tỷ USD/ năm trong những năm đầu của thế kỉ XXI ( Nguyễn Quang Hồng, 2009). Nhờ đó, hầu hết các hãng điện tử lớn của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đầu tư lớn vào thị trường Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang trở thành đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong ngành CNĐT ở châu Á; vươn lên ngang hàng, thậm chí là vượt cả Singapore và Malaysia trong sản xuất linh kiện và bản thành phẩm điện tử nhờ hấp thụ lan tỏa công nghệ qua FDI.

Năm 1969, chính phủ Hàn Quốc nhận thấy cơ hội đến từ các nhà đầu tư và công nghệ nước ngoài, đã khởi xướng một loạt các biện pháp chính sách hỗ trợ để thúc đẩy sản xuất điện tử nhằm đưa nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa xuất khẩu. Đạo luật Hỗ trợ Công nghiệp Điện tử được ban hành để cung cấp cơ sở pháp lý hỗ trợ nhà đầu tư. Dựa trên Đạo luật, một kế hoạch tám năm để thúc đẩy ngành công nghiệp đã được xây dựng với nhiều biện pháp chính sách hỗ trợ được đưa ra (KEA, 1999). Hơn thế nữa, đối mặt với vấn đề gia tăng chi phí, các công ty ở Mỹ và Nhật Bản đã chuyển sản xuất sang Hàn Quốc thông qua hình thức liên doanh, mở chi nhánh hoặc thuê gia công. Fairchild, Motorola, IBM và Control Data là những công ty lớn của Mỹ vào thị trường Hàn Quốc vào những năm 1970 (KEA, 1999).

Các hoạt động hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài luôn được Thái Lan quan tâm. Chính phủ đã xây dựng các chính sách ưu đãi phù hợp theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, đồng thời, thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh dựa trên nguyên tắc thị trường quyết định, như không phân biệt đối xử doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, các yêu cầu về nội địa hóa trước đây đã được loại bỏ. Hiện nay, Ủy ban đầu tư Thái Lan chịu sự điều hành của Chính phủ đóng vai trò quan trọng và chịu trách nhiệm chính trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các địa phương không được phép đưa ra các chính sách riêng biệt về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

23

1.5.2. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp

Thái Lan được coi là một trong những nước ASEAN tích cực nhất trong việc phát triển CNHT lĩnh vực điện tử. Tại Thái Lan CNHT được hiểu là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (có nghĩa là các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là những ngành CNHT quan trọng); nó bao gồm các chuyên ngành sản xuất cụ thể như chế tạo khuôn, gia công đúc, gia công đồ gá, đột dập, chế tạo dụng cụ mài, xử lý bề mặt,... trong đó sản xuất phần mềm và vi mạch là một trong các ngành được tập trung phát triển trong khu vực công nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Để làm được điều này, Chính phủ đã thiết lập các cơ quan quản lý theo cụm để hỗ trợ các hoạt động liên kết và hợp tác, từ đó từng bước nâng cao được năng lực đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ tiên tiến, thích hợp của doanh nghiệp (ví dụ cụm vi điện tử và vi mạch sẽ do Trung tâm vi điện tử Thái Lan quản lý, hay Viện công nghiệp điện và điện tử có nhiệm vụ kiểm định các linh kiện nội địa, ngoại nhập và bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời tham gia xây dựng các chính sách và kế hoạch tái cơ cấu công nghiệp của Chính phủ).

Dù xếp sau Thái Lan ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngành công nghiệp phụ trợ ở Malaysia vẫn được đánh giá cao nhờ những chính sách ưu tiên phát triển từ rất sớm. Chính phủ Malaysia đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách khuyến khích phát triển ngành CNHT. Cụ thể là ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào sản xuất máy móc và linh kiện; sản xuất các thiết bị giao thông và linh kiện phụ tùng;

các ngành CNHT; sản xuất các thiết bị và linh kiện điện, điện tử; sản xuất các sản phẩm nhựa. Bên cạnh đó, chính phủ xây dựng các chương trình phát triển các ngành quy mô nhỏ và vừa như chương trình hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp linh kiện.

Mục tiêu chính của chương trình này là tạo ra một thị trường công nghiệp mà các công ty công nghiệp quy mô nhỏ và vừa của Malaysia có thể trở thành những nhà sản xuất và cung cấp đáng tin cậy các sản phẩm đầu vào công nghiệp như máy móc, thiết bị cho các ngành công nghiệp lớn. Chính phủ Malaysia còn xây dựng cơ sở dữ liệu các nhà cung cấp linh phụ kiện, các công ty đa quốc gia,… có nhu cầu về sản phẩm

24

CNHT giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng có thể tiếp cận các công ty lớn để cung cấp các sản phẩm đầu tư vào công nghiệp.

Ngành CNHT ngành CNĐT ở Trung Quốc được chú trọng và có những chính sách hợp lý. CNHT phát triển không những thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước mà các doanh nghiệp FDI cũng thiết lập được hệ thống cung cấp phụ kiện, nguyên vật liệu khép kín (sản phẩm nhựa, hóa chất, kim loại, mạch in,…), chế tạo dụng cụ bán dẫn và các loại máy móc chuyên dùng phục vụ sản xuất ngay tại TQ. Việc thiết lập mạng lưới cung cấp khép kín vừa giúp làm tăng tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm, dẫn đến nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và thu hút được lượng lớn vốn FDI vào ngành điện tử và các ngành công nghiệp liên quan khác.

1.5.3. Liên kết trong sản xuất và nâng cấp công nghệ sản xuất

Để nâng cấp công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp điện tử TQ tập trung sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao giữ nguyên thương hiệu gốc của nước ngoài nhưng được sản xuất và thiết kế ở trong nước (ODM) để có thể hấp thụ được công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, quản lý đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ cho cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế.

Các doanh nghiệp FDI có vai trò rất lớn trong việc phát triển ngành CNĐT của Thái Lan thông qua việc chuyển giao công nghệ cho các công ty trong nước (hỗ trợ liên kết kỹ thuật). Chính vì thế, chính phủ Thái Lan tăng cường sự liên kết các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản, với hệ thống mạng lưới các nhà cung cấp trong nước. Ở Thái Lan đã xuất hiện mạng lưới cung cấp linh kiện phụ tùng cho các doanh nghiệp đầu tư FDI có tính ổn định, lâu dài và có hiệu quả cao.

1.5.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Chính phủ TQ đặc biệt tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tích cực hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm dịch chuyển sang sản xuất những mặc hàng đòi hỏi yếu tố công nghệ cao, nâng cấp vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu. Để làm được điều đó, trong giai đoạn 2006-2010, TQ tập trung phát triển nền kinh tế tri thức, coi R&D là một phương tiện để thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử

25

công nghệ cao. Trong giai đoạn đó, TQ đã đào tạo ra ba triệu kỹ sư, con số gấp 9 lần kỹ sư tốt nghiệp ở Mỹ. Bên cạnh đó, TQ cũng khuyến khích sinh viên du học và quay trở về mang theo những hiểu biết về thị trường và công nghệ tiên tiến cũng như kinh nghiệm quản lý để làm việc tại TQ với những ưu đãi thu hút như: được nhận trợ cấp từ chính phủ để phát triển dự án nghiên cứu, phát triển của chính bản thân.

Đào tạo để phát triển nguồn nhân lực là mối quan tâm không chỉ được Chính phủ mà các hãng kinh doanh, dân chúng đều chú trọng và hướng đến ở mọi mặt của Hàn Quốc nói chung và nguồn nhân lực phát triển ngành công nghiệp điện tử nói riêng. Tuy đặc điểm văn hóa của người Hàn Quốc có tính bảo thủ cố hữu, nhưng khi đã có những sự giao thoa văn hóa giữa các nước, công ty đặt trọng tâm cho hiệu quả công việc để mở rộng và phát triển hệ thống trên toàn cầu. Các hãng kinh doanh, đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia, đầu tư cho nghiên cứu, phát triển và khoa học công nghệ rất mạnh. SungKwang Bend và SungKwang Electronic, hai công ty sản xuất công nghiệp đồ điện tử gia dụng lớn ở HQ, luôn có những chính sách phát triển NNL toàn diện. Quan trọng hàng đầu là chính sách đào tạo để phát triển NNL. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển đặc biệt là khoa học cơ bản và công nghệ, đồng thời hợp tác giữa công ty, các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu để nâng cao trình độ NNL, nâng cao tính chuyên nghiệp trong sản xuất và phục vụ khách hàng. Lao động quản lý được tạo điều kiện để học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ sử dụng và quản lý NNL.

Tiểu kết chương: Chuỗi cung ứng ngành điện tử có cấu trúc và chức năng cơ bản như những sản phẩm thông thường khác với sự tham gia của nhà cung cấp, nhà sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các chức năng từ hoạch định, mua hàng, sản xuất đến khi vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, với đặc thù là ngành yêu cầu vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, lại nhiều bước trung gian sản xuất, nên chuỗi cung ứng ngành điện tử đã phân bố các khâu trên toàn cầu để tận dụng tối đa lợi thế, cũng như giảm chi phí. Chính vì thế, khi nghiên cứu chuỗi cung ứng ngành điện tử Việt Nam nói riêng là nghiên cứu theo hệ quy chiếu của chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện tử nói chung. Để có thể đưa ra giải pháp phát triển, cần định vị chính xác vị trí của ngành điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu; đánh giá hoạt động và những cơ hội phát triển.

26

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỔI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)