CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
2.2. Giới thiệu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
2.2.1. Quá trình phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
Giai đoạn 1975-1990 - Nền công nghiệp non trẻ: Ngành điện tử chủ yếu là các xí nghiệp điện tử ở phía Nam sản xuất hàng điện tử dân dụng, liên doanh với các công ty Nhật Bản như: Sony, National, Sanyo…và một vài xí nghiệp sửa chữa nhỏ.
Giai đoạn 1990 – 2010 - Hồi phục và phát triển mạnh mẽ:
- Các doanh nghiệp quốc doanh đẩy mạnh liên doanh liên kết với các hãng nước ngoài.
- Nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập.
- Nhiều công ty điện tử nổi tiếng của các nước đã đầu tư vào Việt Nam liên doanh với các doanh nghiệp trong nước hoặc đầu tư 100% vốn xây dựng cơ sở sản xuất.
Giai đoạn 2010 – nay - Tăng trưởng nhảy vọt: Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất hàng điện tử của thế giới và là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành Công nghiệp điện tử với sự tham gia của nhiều tập đoàn điện tử lớn.
2.2.2. Các hình thức sản xuất điện tử tại Việt Nam
Công nghiệp điện tử Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái nguyên) và
40
vùng Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An).
Các doanh nghiệp Việt Nam thường tham gia vào cung cấp nguyên liệu cho các hình thức sản xuất khác là EMS, ODM và OBM. Tuy nhiên chủ yếu là các DNVVN và thường sản xuất các sản phẩm như bao bì, linh kiện đơn giản.
Đối với các hình thức sản xuất mang lại GTGT cao hơn là EMS, ODM, OBM, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chủ yếu là doanh nghiệp FDI. Các dự án tại Việt Nam của các doanh nghiệp này chủ yếu thực hiện khâu lắp ráp cuối cùng, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ cũng như các lợi thế khác của Việt Nam
2.2.2.1 . Sản xuất linh kiện điện tử
Hình thức sản xuất này có sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên chủ yếu là DNNVV và thường sản xuất các sản phẩm như bao bì, linh kiện đơn giản.
Hiện nay, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử lớn nhất Việt Nam được đầu tư bởi tập đoàn Samsung, Hàn Quốc; kế đến là nhà máy của các tập đoàn nổi tiếng về sản xuất linh kiện như: Intel, LG, Canon, Panasonic.
Các nhà sản xuất linh kiện điện tử cung cấp linh kiện cho các ECM, ODM và OBM.
2.2.2.2 . Nhà sản xuất hợp đồng điện tử (ECM)
ECM là những nhà sản xuất chuyên làm gia công cho nhà sản xuất khác (OBM) mà các sản phẩm đầu vào và thiết kế cũng như đầu ra do người đặt hàng đảm nhiệm.
Các công ty ty điện tử sản xuất theo hình thức ECM điển hình ở Việt Nam có thể kể đến như: Jabil Circuit (Mỹ), Sanyo (Nhật), Foxconn Đài Loan, Panasonic (Nhật), Compal Electronics (Đài Loan), ...
2.2.2.3 . Nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM)
ODM là những nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng. OCM giống ECM ở phần sản xuất theo đơn đặt hàng, nhưng khác ở chỗ OCM được quyền can thiệp vào thiết kế sản phẩm (thay đổi, chỉnh sửa), còn ECM thì chỉ được phép sản xuất theo thiết kế. ODM là nhà thiết kế và sản xuất ra nguyên mẫu một sản phẩm với
41
thụ. ODM thường đăng ký bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ cho thiết kế của mình. Họ cũng có thể thuê các nhà thiết kế khác thiết kế các chi tiết nhỏ nằm trong thiết kế chung của họ.
2.2.2.4 . Nhà sản xuất thương hiệu gốc (OBM)
OBM là nhà sản xuất điện tử có quyền sở hữu thương hiệu và thương mại hóa sản phẩm. Các OBM thường thực hiện khâu marketing, nghiên cứu, thiết kế, và phát triển sản phẩm và thuê ngoài sản xuất (ECM, ODM) hoặc họ có thể tự sản xuất sản phẩm hoàn toàn.
Tại Việt Nam các ECM, ODM, OBM chủ yếu là doanh nghiệp FDI. Các dự án thực hiện tại Việt Nam của các doanh nghiệp này chủ yếu thực hiện khâu lắp ráp cuối cùng, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ cũng như các lợi thế khác của Việt Nam.
2.2.3. Số lượng doanh nghiệp ngành điện tử
Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành công xưởng của ngành điện tử như nguồn nhân công rẻ, dân số trẻ, vị trí địa lý thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, nền chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, thị trường tiêu thụ trong nước lớn...
Ngoài ra, dòng vốn đầu tư từ các tập đoàn điện tử hàng đầu trên thế giới như Samsung, LG, Apple, Foxconn, Intel,... vào Việt Nam cũng kéo theo dòng vốn của các doanh nghiệp cung ứng linh kiện, phụ tùng trong ngành điện tử.
Tuy nhiên, với lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, không có tay nghề, các dự án của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam với mục đích sản xuất chưa nhiều, mà thay vào đó là các nhà máy chuyên lắp ráp, đóng gói.
42
Bảng 2.2: Top 10 doanh nghiệp ngành công nghiệp điện tử (theo doanh thu 2017)
TT Tập đoàn Trụ sở chính Chi nhánh
tại VN
Doanh thu (Nghìn tỷ
đồng)
1
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái
Nguyên Hàn Quốc Thái Nguyên 571.79
2 Công ty TNHH Samsung
Display Hàn Quốc Bắc Ninh 371.60
3
Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam
Hàn Quốc Thái Nguyên 28.07
4
Công ty TNHH Fuhong Precision Component (Bắc Giang)
Đài Loan Bắc Giang 22.33
5 Công ty TNHH Samsung
SDI Việt Nam Hàn Quốc Bắc Ninh 22.09
6 Công ty TNHH Intel
Products Việt Nam Mỹ TP HCM 13.76
7 Công ty TNHH Jabil Việt
Nam Mỹ TP HCM 13.44
8 Công ty TNHH Funing
Precision Component Đài Loan Bắc Ninh 12.69
9 Công ty TNHH Si Flex Việt
Nam Hàn Quốc Bắc Giang 12.25
10 Công ty TNHH Khoa Học
Kỹ Thuật Goertek Vina Trung Quốc Bắc Ninh 11.63
43 2.2.4. Sản lượng các mặt hàng điện tử
Sản lượng các mặt hàng điện tử, đặc biệt là điện thoại di động của Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn 2010 đến nay, với động lực chính đến từ hoạt động các nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung (nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động năm 2009).
Biểu đồ 2.14: Sản lượng điện thoại di động của Việt Nam qua các năm
Nguồn: GSO, 2018
Biểu đồ 2.15: Sản lượng Ti vi lắp ráp của Việt Nam qua các năm
Nguồn: GSO, 2018
0 80 160 240 320
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Triệu cái
0 4,000 8,000 12,000
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nghìn cái
44
2.2.5. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử Việt Nam
Cùng với sự tăng của sản lượng trong nước, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử của Việt Nam cũng tăng mạnh qua các năm, bình quân đạt 36%/năm giai đoạn 2012-2018, riêng mặt hàng điện thoại và linh kiện có tốc độ tăng 39% năm.
Với số lượng lớn doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử, kim ngạch xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp này cũng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Xét 3 mặt hàng điện tử xuất khẩu chính của Việt Nam là điện thoại, máy tính và máy ảnh, khối doanh nghiệp FDI luôn chiếm tới hơn 95% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, bình quân đạt 98-99% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử.
Sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI là vấn đề dễ nhận thấy của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam và cũng là vấn đề phổ biến đối với các quốc gia đang phát triển, tuy nhiên, nếu doanh nghiệp Việt Nam không tận dụng cơ hội để học hỏi và phát triển, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam sẽ khó có thể duy trì khi mất đi các lợi thế về nguồn lao động giá rẻ và dồi dào.
Biểu đồ 2.16: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử chính của Việt Nam Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2019
4.66 7.85
10.64 11.43
15.61 18.96
25.94
6.40
12.75
21.25 23.57
30.24 34.49
45.27
0.70 1.69 1.62 2.22
3.03 2.96 3.80
0 10 20 30 40 50
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ USD
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện Điện thoại và linh kiện
Thiết bị điện tử, máy tính và linh kiện
45
2.2.6. Chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử
a. Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN: Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020
- Xác định rõ phát triển CNHT là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam
- Phát triển CNHT gắn với phân công hợp tác quốc tế và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát huy năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các công ty, tập đoàn đa quốc gia
- Phát triển CNHT theo hướng tập trung theo từng nhóm ngành, trong đó có nhóm ngành điện tử :
o Dệt - May: sản xuất sản phẩm hỗ trợ, nguyên phụ liệu
o Da - Giày: sản xuất nguyên phụ liệu, Tăng cường khâu thiết kế mẫu, mốt.
o Điện tử - Tin học: tận dụng nguồn vốn FDI, sản xuất linh phụ kiện điện tử - tin học theo hướng gắn kết với chuỗi cung ứng của các công ty, tập đoàn đa quốc gia.
o Sản xuất và Lắp ráp ô tô: sản xuất linh phụ kiện ít phức tạp, thu hút đầu tư FDI.
o Cơ khí Chế tạo: Tập trung phát triển cơ khí nền tảng, ban đầu chủ yếu thay thế nhập khẩu, sau hướng tới xuất khẩu.
b. Nghị định 111/2015/NĐ-CP: Chính sách phát triển một số ngành CNHT c. Quyết định 68/QĐ-TTg: Chương trình phát triển CNHT từ năm 2016 đến năm 2025
- Thông tư 96/2011/TT-BTC - Thông tư 55/2015/TT-BCT - Thông tư 01/2016/TT-NHNN - Thông tư 21/2016/TT-BTC d. Quyết định hết hiệu lực:
46
- Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg: Chính sách phát triển một số ngành CNHT - Quyết định số 1483/QĐ-TTg (2011): Danh mục sản CNHT ưu tiên phát triển 2.2.7. Chính sách ưu đãi thuế cho CNHT và CNHT ngành điện tử
a. Thuế TNDN
Thuế suất 10% trong 15 năm đối với thu nhập từ các dự án đầu tư mới đáp ứng một trong các tiêu chí:
- Sản phẩm CNHT cho công nghệ cao
- Sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển trong nước đã sản xuất được trước ngày 01/01/2015 có Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu hoặc tương đương
- Sản phẩm CNHT chưa được sản xuất trong nước trước ngày 01/01/2015 và thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ CNHT ưu tiên phát triển ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP
Tuy nhiên, mức ưu đãi này chỉ áp dụng cho các "dự án đầu tư mới", được hiểu là:
- Dự án được thực hiện lần đầu hoặc hoạt động độc lập với dự án hiện có - Dự án đang sản xuất và được mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20% (không quy định rõ về tiêu chí để xác định mức tăng của năng lực sản xuất, gây khó khăn cho các doanh nghiệp CNHT trong quá trình hoàn thiện hồ sơ ưu đãi thuế)
b. Thuế XNK
- Đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định: được miễn thuế nhập khẩu - Đối với nguyên liệu, linh kiện sử dụng trong sản xuất: các doanh nghiệp sẽ được miễn thuế nhập khẩu trong trường hợp sử dụng nguyên liệu, linh kiện đó để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác xuất khẩu. Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp này sản xuất sản phẩm để cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước khác lắp ráp hàng hóa để xuất khẩu, doanh nghiệp đó sẽ không được hưởng ưu đãi
47
ngành công nghiệp chế tạo cần phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp.
c. Thuế GTGT
Doanh thu của sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển được lựa chọn kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý.
d. Vốn ưu đãi
Các VBPL điều chỉnh:
- Thông tư 39/2016/TT-NHNN - Quyết định 1425/QĐ-NHNN - Thông tư 01/2016/TT-NHNN - Nghị định 111/2015/NĐ-CP
- Quyết định 1425/QĐ-NHNN quy định lãi suất vay vốn ngắn hạn phục vụ cho dự án sản xuất sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển tối đa là:
o 6.5%/năm đối với các khoản vay tại Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ Tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô)
o 7.5%/năm đối với các khoản vay tại Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô
Ngoài các ưu đãi trên, doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển còn được vay tối đa 70% vốn đầu tư tại các tổ chức tín dụng trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định khi đáp ứng một số điều kiện.
Cùng với các chính sách ưu đãi từ chính phủ, các Ngân hàng thương mại như Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam,... cũng đưa ra các gói tài trợ dành riêng cho các doanh nghiệp CNHT.
Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi của các doanh nghiệp CNHT không dễ dàng và thuận tiện như mong muốn. Cụ thể, doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận hoặc chưa hiểu rõ về thủ tục vay vốn ưu đãi; phần lớn các doanh nghiệp CNHT
48
là doanh nghiệp nhỏ và vừa, không đáp ứng điều kiện về tài sản đảm bảo, quy mô sản xuất, lại có trình độ quản trị tài chính kém, thông tin, tài chính thiếu đầy đủ, kém minh bạch, chưa kể đến đầu ra của doanh nghiệp chưa được đảm bảo, khiến doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư máy móc, nâng cao tiêu chuẩn sản xuất để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.