Có thể thấy, biến động về đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh những năm gần đây diễn ra với mức độ mạnh do nhu cầu phát triển. Do đó việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai sẽ giúp chính quyền và cơ quan chuyên môn các cấp nắm được chính xác tình hình biến động về đất đai, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng đất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Chỉ cần một cú kích chuột lên hệ thống trên máy tính thì người dân có thể thấy được mảnh đất của mình nằm ở vị trí nào, diện tích bao nhiêu và hiện trạng đất đai ra sao. Đây là mục tiêu quan trọng trong dự án ứng dụng khoa học công nghệ về xây dựng CSDL đất đai của hai thành phố Cẩm Phả, Uông Bí nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin tài nguyên đất của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, người dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
Được triển khai từ năm 2013, Dự án Xây dựng CSDL đất đai do STNMT làm chủ đầu tư; Trung tâm Công nghệ phần mềm và GIS, Cục CNTT, BTNMT làm đơn vị tư vấn. Dự án nhằm xây dựng CSDL đất đai TP Uông Bí và TP Cẩm Phả là một CSDL thống nhất, tích hợp, hoàn thiện, lưu trữ đầy đủ các nội dung, thông tin, dữ liệu phục vụ khai thác sử dụng cho nhiều mục đích. Trên cơ sở phần mềm Elis, CSDL đất đai sẽ tập hợp thông tin có cấu trúc dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên. Để triển khai dự án toàn bộ văn phòng đăng ký đất đai TP Cẩm Phả, Uông Bí được đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ. Tại STNMT , đơn vị tư vấn đã bố trí chuyên gia kỹ thuật đào tạo hướng dẫn cho các đơn vị liên quan gồm Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm Công nghệ thông tin và các đơn vị khác.
Cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP Cẩm Phả kiểm tra hiện trạng ô đất trong hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai.
Vào tháng 4/2014, hệ thống CSDL đất đai Thành phố Uông Bí và Cẩm Phả đã được cài đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và đang được vận hành thực tế thông qua đường truyền mạng WAN toàn tỉnh. Hiện 2 địa phương này đã cơ bản chuyển công tác quản lý đất đai (đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉnh lý biến động đất đai, quản lý hồ sơ địa chính…) từ thủ công sang ứng dụng hệ thống phần mềm Elis, toàn bộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp thông qua phần mềm Elis. Theo số liệu thống kê của 2 địa phương số lượng hồ sơ quét thực tế đến thời điểm này đều tăng so với hồ sơ theo hợp đồng. Tại TP Cẩm Phả khối lượng hồ sơ theo hợp đồng là 36.003 hồ sơ, khối lượng hồ sơ quét thực tế là 56.785 hồ sơ (tăng 20.782 hồ sơ), đối với Uông Bí khối lượng hồ sơ quét thực tế là 37.535/27.565 hồ sơ (tăng 9.970 hồ sơ).
Theo đó, STNMT đã trang bị thiết bị phần cứng, phần mềm thương mại cho các địa phương: Máy chủ đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, máy tính xách tay phục vụ quản trị hệ thống, máy tính để bàn, phần mềm thương mại cho các địa phương. Trên cơ sở đó, các địa phương đã đưa vào vận hành khai thác, sử dụng hữu ích, hầu hết các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã được tác nghiệp trực tiếp trên cơ sở dữ liệu trong môi trường hiện đại đã giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục hành chính, việc công khai, minh bạch đã được khẳng định rõ ràng, cơ sở dữ liệu địa chính được thường xuyên cập nhật đảm bảo tính chính xác và thống nhất.
Người dân đến làm Thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công TP Cẩm Phả Tính đến thời điểm này công tác đo đạc bản đồ địa chính đang được triển khai theo tiến độ. Đơn cử như TP Hạ Long đã đo vẽ bản đồ được 6.128ha, chuyển hệ tọa độ 1.345 mảnh, chỉnh lý được 7.239 thửa; TP Cẩm Phả đo vẽ được 6.924 ha, chuyển hệ tọa độ 661 mảnh… Từ kết quả trên, các tài liệu, hồ sơ địa chính đã được bàn giao cho các địa
phương quản lý, sử dụng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến nay toàn tỉnh đã cấp được 480.270 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó cấp 470.621 giấy cho hộ gia đình, cá nhân và 9.694 giấy cho tổ chức.
Tuy nhiên, theo phản ánh của các địa phương việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương hiện còn một số khó khăn như: Cơ sở dữ liệu chưa cập nhật đầy đủ, nhất là các khu vực dự án mới; công tác đo đạc được thực hiện bằng phương pháp thủ công, nên kết quả chỉnh lý dữ liệu không gian đạt kết quả chưa cao; việc kết nối mạng giữa văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của thành phố với Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh chưa ổn định.
Với mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi toàn tỉnh, ngành Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng chi tiết dự án, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Theo đó, nội dung đầu tư dự án gồm: Đo đạc, thành lập bản đồ, hồ sơ địa chính, trong đó lập lưới địa chính 1.011 điểm, đo vẽ mới bản đồ địa chính 110.935ha; đo chỉnh lý bản đồ địa chính 156.505 thửa thuộc 1.121 mảnh bản đồ; cấp mới 123.614 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp đổi 265.388 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cùng với đó là xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai cho 159 xã, phường, thị trấn thuộc 12/14 địa phương (Uông Bí và Cẩm Phả đã thực hiện). Đồng thời xây dựng dữ liệu liên quan đến đo đạc bản đồ địa chính, chỉnh lý bản đồ địa chính,