Nhận xét thực trạng xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ CSDL đất đai tại Tây Nguyên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, VẬNHÀNH, KHAI THÁC VÀ CHIA SẺ CƠ SỞ DỮ LIỆUĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM (Trang 60 - 64)

2.4.1. Nhận xét thực trạng xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ CSDL đất đai tại Lâm Đồng

Thực hiện mục tiêu cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lần đầu vào năm 2013, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp, hướng dẫn cụ thể các vấn đề liên quan… Tuy nhiên,thực trạng quản lý đất đai và bản đồ địa chính ở tỉnh Lâm Đồng vẫn còn rất phức tạp, hệ thống bản đồ còn nhiều bất cập, chồng chéo lên nhau do đo đạc theo các quy trình khác nhau nên gây ra nhiều khó khăn cho công tác cấp GCNQSDĐ lần đầu cho người dân

Nhận thức vai trò quan trọng của việc đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ cho người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo đẩy mạnh việc triển khai đo đạc nhỏ lẻ tại các huyện tại những khu vực đất mà người dân đang sản xuất ổn định nằm trong quy hoạch đất nông nghiệp. Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật, bố trí đủ kinh phí cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh thực hiện hoàn thành nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký biến động đất đai, xây dựng và cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Để công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được thuận lợi và có hiệu quả, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh từng bước thực hiện để hoàn thiện hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nghành, từng đơn vị triển khai thực hiện xây dựng hệ thống địa chính điện tử, kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện cấp GCNQSDĐ ở mỗi địa phương.

Khi triển khai xây dựng hệ thống địa chính điện tử, mặt thuận lợi là Lâm Đồng đã thực hiện mô hình đăng ký đất đai một cấp hơn 2 năm nay theo quy định của Luật Đất đai và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, đội ngũ đã đi vào guồng hoạt động - thao tác xử lý thành thục, nhất là công tác chỉnh lý và cập nhật thông tin. Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai, STNMT Lâm Đồng cho biết: Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai giai đoạn 2 trên 3 địa bàn: huyện Di Linh, huyện Đức Trọng và thành phố Đà Lạt.

- Trong đó, tại huyện Di Linh đã có được một hệ thống CSDL cơ bản về đất đai của toàn huyện. Cụ thể, kết thúc giai đoạn 1, 100% địa bàn xã, thị trấn (18 xã, 1 thị trấn) đã thực hiện qua 5 bước. Trong đó, từ công tác chuẩn bị (bước 1) đến

thu thập hồ sơ (bước 2), tổng khối lượng thiết kế kỹ thuật là 207.157 hồ sơ và khối lượng thực hiện là 147.409 hồ sơ; quét giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (bước 5) với khối lượng thực hiện đã đạt 1.502.021 trang A4. Hầu hết các địa bàn xã, thị trấn đã đạt tỷ lệ từ 65% đến 103,1% so với thiết kế kỹ thuật. Đối với giai đoạn 2, hiện các tổ thi công đang thực hiện số lượng hồ sơ đăng ký sau đo đạc mới với 14.637 hồ sơ đã quét (177.899 trang A4, số lượng tờ bản đồ là 238). Một số địa bàn như các xã Hòa Nam, Hòa Bắc, Hòa Trung, Hòa Ninh, Tân Lâm đã hoàn tất công tác chuẩn bị dữ liệu không gian và chuyển SDE; còn lại các địa bàn khác đang thực hiện.Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 tại huyện Di Linh là: Đối với 10 xã đã được nghiệm thu bản đồ đo đạc sẽ hoàn thành các công việc như chuẩn bị dữ liệu không gian để đẩy vào phần mềm Vilis; nghiệm thu; bàn giao dữ liệu cho địa phương để cập nhật biến động; quét và nhập hồ sơ sau đăng ký… và cuối cùng là bàn giao CSDL cho Chi nhánh Đăng ký đất đai huyện vào ngày 30/6/2017. Đối với 9 xã và thị trấn còn lại, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện và sẽ bàn giao CSDL cho chi nhánh vào cuối năm 2017. Dĩ nhiên, quá trình đưa vào vận hành, sử dụng vẫn thường xuyên cập nhật chỉnh lý biến động để hồ sơ luôn đáp ứng thông tin khai thác có hiệu quả nhất.

- Thành phố Đà Lạt: với tỷ lệ 1/500 đã đối soát thực địa 413/456 thửa đất, đo vẽ BĐĐC được 10838/5700 thửa đất được phê duyệt; tỷ lệ 1/1000 đã đối soát 619/687 thửa đất được phê duyệt; tỷ lệ 1/2000 đã đối soát 7100/7807 thửa đất được phê duyệt, đo đạc chỉnh lý BĐĐC được 21037/44513 thửa đất được phê duyệt, đã đăng ký cấp giấy được 17871 thửa và xây dựng CSDL được 17871 thửa, với diện tích 5653 ha;

- Huyện Đức Trọng: đã đo vẽ BĐĐC được 46749 ha/ 36800 ha được phê duyệt, đã đăng ký cấp giấy được 99947 thửa đất và đang tiến hành xây dựng CSDL. Đến nay, 11/15 đơn vị hành chính cấp xã của huyện đang thực hiện xây dựng CSDL địa chính.

Để công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính được thuận lợi và có hiệu quả hơn , Sở Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục làm việc với UBND các huyện, thành phố để đẩy mạnh công tác thành lập CSDL đất đai bằng cách hoàn thiện hơn về lực lượng chuyên môn, chủ động hơn trong việc điều phối nguồn nhân lực trong toàn hệ thống, quan tâm, chăm lo nhiều hơn cho việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính của địa phương, nhất là việc xây dựng CSDL địa chính; đồng thời tăng cường kiểm tra, chỉ đạo việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính ở các cấp huyện, xã để bảo đảm sự thống nhất của hồ sơ địa chính theo quy định.

2.4.2. Nhận xét thực trạng xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ CSDL đất đai tại Kon Tum

Hiện tại, tỉnh Kon Tum hiện mới chỉ có 2/10 huyện hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai;

đo đạc tổng thể mới hoàn thành 6/10 huyện, còn 4 huyện chưa đo đạc, chưa lập cơ sở dữ liệu đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có 3 huyện biên giới.

Ông Lại Xuân Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết: Kon Tum là tỉnh xây dựng Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, nhưng cho đến nay đề án này vẫn chưa triển khai được do chưa có kinh phí thực hiện.

Dự án dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai có mục tiêu là hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên cơ sở hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng đồng bộ hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên phạm vi toàn tỉnh. Trong giai đoạn triển khai thực hiện, Dự án đã đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra; kết quả của Dự án là cơ sở quan trọng để thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính có liên quan đến đất đai, đảm bảo tính thống nhất giữa hồ sơ giấy tờ với thực địa được rõ ràng, sát thực tế…

Thực hiện Quyết định số 51/QĐ-UBND, ngày 15/01/2009 và Quyết định số 300/QĐ- UBND ngày 26/4/2013 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt Dự án Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh tỉnh Kon Tum . Đến nay, đã triển khai hết trên địa bàn 06 huyện: Đăk Tô (huyện điểm), Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy, Đăk Glei và cập nhật chỉnh lý biến động 6 phường thuộc thành phố Kon Tum, khối lượng đạt được theo dự án như sau:

- Công tác quản lý về đo đạc lập bản đồ:

+ Về đo đạc lập bản đồ địa chính cơ bản đã hoàn thành xong công tác kiểm tra nghiệm thu chỉ còn lại thị trấn Đăk Glei huyện Đăk Glei, 02 phường Quyết Thắng và Thắng Lợi thành phố Kon Tum đang triển khai thực hiện với tổng diện tích đã đo đạc:

148.782,26 ha. Trong đó (tỉ lệ 1/500: 33,98 ha; tỷ lệ 1/1000: 3.427,91 ha; tỷ lệ 1/2000:

140.406,30 ha ; tỉ lệ 1/5000: 4.914,07 ha).

+ Về khối lượng cấp GCN đã nghiệm thu 21/68 xã, phường : Đã cấp được 67.513/136.253 (hồ sơ/thửa). Trong đó: Cấp mới: 50.296/105.909 (hồ sơ/thửa) , cấp đổi:

17.217/30.344 (hồ sơ/thửa).

- Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

+ Cấp GCN cho tổ chức trên địa bàn tỉnh: Diện tích đã cấp GCN: 541.372,42 ha /2952 giấy, đạt 86,93%, tổng diện tích cần cấp (bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp: 61.670,43 ha/584 giấy, đạt 95,37%; đất lâm nghiệp: 476.064,10 ha/ 694 giấy, đạt 86,02 %; đất phi nông nghiệp: 3.637,89 ha/1674 giấy, đạt 79,52 %).

+ Cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh: Diện tích đã cấp GCN:

180.037,81 ha/255.583 giấy, đạt 91,94% tổng diện tích cần cấp. Trong đó: nhóm đất nông nghiệp: 172.734,35 ha/143.308 giấy, đạt 91,87%; nhóm đất phi nông nghiệp: cấp được 7.303,46 ha/112.275 giấy, đạt 93,87% (bao gồm đất ở nông thôn cấp được 5.174,03 ha / 68.744 giấy, đạt 92,29%; đất ở đô thị cấp được 2.128,90 ha /43.528 giấy, đạt 98,06%).

- Tham mưu thẩm định 31 phương án đo đạc với diện tích là 1083 ha và thẩm định 04 hồ sơ cấp mới và gia hạn, cấp bổ sung Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các đơn vị đo đạc trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ xây dựng, vận hành CSDL tại 02 huyện điểm Đăk Tô, thành phố Kon Tum và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh.

Việc triển khai thực hiện rà soát đã xác định cụ thể đối tượng sử dụng đất; xác định nhu cầu và phạm vi sử dụng đất để phát huy nguồn lực và hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở rà soát quỹ đất mà các nông trường, lâm trường đang quản lý, sử dụng; hạn chế việc sử dụng quỹ đất của Nhà nước mà các nông trường, lâm trường đang quản lý để giao khoán lại cho hộ gia đình cá nhân; liên doanh, liên kết; cho thuê, mượn; đất bị tranh chấp, lấn chiếm có xu hướng giảm; nguồn lực đất đai đã một phần phát huy được hiệu quả…Các địa phường đã cơ bản hoàn thành việc rà soát, xác định nguồn gốc sử dụng đất, phân định ranh giới thực tế của các đối tượng đang sử dụng; rà soát, bóc tách được khối lượng lớn diện tích đất bên trong tổ chức; một số nông, lâm trường đã được sắp xếp, chuyển đổi để phân biệt rõ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ công ích….

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum cũng đang quản lý nhiều bản đồ nền và dữ liệu dung chung, đây là dữ liệu phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai. Việc tích hợp các nguồn sẵn có dựa trên chuẩn thống nhất trên địa bàn tỉnh Kon Tum để khởi tạo hệ thống thông tin đất đai (Land Information System – LIS) sẽ tiết kiệm đáng kể kinh phí và thời gian xây dựng cơ sở dữ liệu, dễ dàng cho việc chia sẻ các dữ liệu từ cấp Tỉnh – Huyện – Phường/ Xã và tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin rất đa dạng liên quan đến công tác quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, VẬNHÀNH, KHAI THÁC VÀ CHIA SẺ CƠ SỞ DỮ LIỆUĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w