Thực trạng xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ CSDL đất đai tại Vĩnh Long

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, VẬNHÀNH, KHAI THÁC VÀ CHIA SẺ CƠ SỞ DỮ LIỆUĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM (Trang 34 - 41)

2.3. Thực trạng xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ CSDL đất đai tại miền Nam

2.3.1. Thực trạng xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ CSDL đất đai tại Vĩnh Long

Do quá trình phát triển mạnh công nghiệp và đô thị hóa đã làm tỉnh Vĩnh Long bị tác động lớn đến việc sử dụng đất đai.Để việc quản lý đất đai tại tỉnh được hiệu quả hơn, xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin về đất đai thuận lợi và minh bạch, khắc phục hạn chế trong đo đạc, xác minh chủ quyền đất cho người dân, giảm bớt tình trạng tranh chấp; đồng thời giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư, thâm canh phát huy hiệu quả quyền sử dụng đất. UBND tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức triển khai dự án VLAP và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Vĩnh Long là một trong 9 tỉnh được chọn để tham gia thực hiện dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP).

Dự án “Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam” sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng thế giới bắt đầu thực hiện từ tháng 9 năm 2008 kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2015, hiện nay trên địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện dự án đã tổ chức liên thông cơ sở dữ liệu địa chính cho toàn bộ 9 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, các Văn phòng đã thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật về quản lý thường xuyên và vận hành cơ sở dữ liệu liên thông xã - huyện - tỉnh.

Quy trình khai thác, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai

Để xây dựng được cơ sở dữ liệu đất đai, sau khi đo đạc trên thực địa phải tiến hành cấp Giấy Chứng nhận ngay và liên tục cập nhật biến động, để số liệu đo đạc không bị lạc hậu.

Trong 5 năm 2008-2011, Vĩnh Long đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính cho 105.618 ha, đạt 99% khối lượng theo thiết kế của dự án. Riêng 4 huyện (Bình Minh, Bình Tân, Tam Bình, Trà Ôn) đã hoàn thành xong việc đo đạc, lập bản đồ địa chính. Huyện Vũng Liêm dự kiến hoàn thành trong quý 1 năm 2012. Số thửa đất được cấp giấy đạt 51%.

Trên cơ sở các thửa đất đã được đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy, tỉnh đã sử dụng phần mềm quản lý đất đai ViLis ở 3 huyện Bình Minh, Bình Tân, Tam Bình. Người dân có thể tra cứu thông tin về thửa đất của mình trên mạng. Người quản lý cũng có thể hình dung một cách toàn diện về tình hình sử dụng đất của xã, huyện, tỉnh.

Cơ sở dữ liệu đất đai đã được thiết lập trên 3 huyện này và được đưa vào khai thác, cập nhật thường xuyên, vận hành liên thông từ tỉnh đến huyện, xã theo mô hình tập trung.

Thông qua đó, hiệu quả làm việc của cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đã được cải thiện rõ rệt và thời gian thực hiện các giao dịch đất đai nhanh chóng hơn khi người dân đã được cấp GCN theo dự án VLAP.

Thời gian thực hiện thủ tục chuyển nhượng chỉ từ 4-5 ngày nếu số lượng hồ sơ giao dịch ít và 8-15 ngày nếu số lượng nhiều (theo quy định hiện hành thời gian giải quyết là 20 ngày). Thủ tục đăng ký thế chấp chỉ thực hiện trong 1 ngày.

Tỉnh Vĩnh Long tổ chức đăng ký được 512.527 thửa đất, đạt 87,41% tổng thửa đất phải đăng ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đã xét duyệt 431.044 thửa đất, đạt 84% tổng thửa đất đã đăng ký, trong đó có 324.366 thửa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Để đẩy mạnh thực hiện công tác này, năm 2014 BTNMT tỉnh Vĩnh Long đã có những bước đầu thực hiện Dự án VLAP trong việc xây dựng mô hình quản lý đất đai hiện đại và đã đạt được các kết quả như sau:

- Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, đến nay Dự án VLAP đã trang bị hệ thống mạng, các thiết bị tin học cho 6 văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (VPĐK QSDĐ) và 107 xã- phường- thị trấn; 2 VPĐK QSDĐ mẫu (VPĐK tỉnh và TX Bình Minh) được trang bị thiết bị phục vụ cho tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

- Tỉnh đã triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính cho 103 xã- phường- thị trấn, với tổng diện tích hơn 132.406ha (đạt 92,47% diện tích cần đo), trong đó có 75 xã thuộc 6/8 huyện đã hoàn thành, còn 28 xã- thị trấn thuộc Long Hồ, Mang Thít đang thực hiện.

- Dự kiến công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính sẽ hoàn thành và nghiệm thu trong tháng 6 đối với Long Hồ và tháng 7 đối với Mang Thít.

- Vĩnh Long được đánh giá cao trong việc xây dựng hoàn thành CSDL đất đai và vận hành khai thác theo mô hình CSDL tập trung cho 5 huyện. Theo đó, toàn tỉnh chỉ có 1 CSDL duy nhất tại VPĐK QSDĐ tỉnh. Cán bộ địa chính cấp xã, cán bộ VPĐK cấp huyện, tỉnh sẽ truy cập trực tiếp và đồng thời trên CSDL này để thực hiện các tác nghiệp hàng ngày và cập nhật, chỉnh lý có biến động theo phân quyền.

- Việc khai thác, vận hành CSDL đất đai liên thông ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã bước đầu chuyển biến tích cực về phương thức lề lối làm việc của cán bộ quản lý đất đai các cấp, làm tăng hiệu quả quản lý của Nhà nước. Đồng thời người dân được phục vụ tốt hơn, tiếp cận thông tin đất đai dễ dàng hơn và giảm thời gian giải quyết

- Theo quy trình CSDL thì các khâu tiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ đăng ký giao dịch đất đai (thế chấp, chuyển nhượng, chuyển đổi, góp vốn…), thực hiện các công việc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, in giấy chứng nhận, lập hồ sơ trình tại VPĐK QSDĐ các cấp đều đã được thực hiện trên máy tính bằng các công cụ phần mềm ViLis 2.0.

- Dự án cũng làm tăng trách nhiệm giải trình của các cán bộ, chuyên viên liên quan đến quá trình thụ lý hồ sơ, buộc họ phải thực hiện đúng thời gian của quy trình đã thiết lập.

- Cán bộ quản lý cũng có thể thực hiện kiểm tra, theo dõi số lượng hồ sơ đúng hạn, trễ hạn. CSDL liên thông 3 cấp cũng khắc phục những hạn chế trước đây như trùng số thửa, việc cập nhật số liệu không đồng bộ dẫn đến cung cấp thông tin, tham mưu cấp thẩm quyền ban hành quyết định có sai sót.

- Hiện nay, theo Sở TN-MT, trên CSDL đã có kết hợp với sự hỗ trợ của nhóm kỹ thuật thuộc Ban quản lý Dự án VLAP cấp Trung ương và Bộ TN-MT. Tỉnh đang triển khai thử nghiệm dịch vụ cung cấp thông tin đất đai qua dịch vụ SMS, tổng đài 080 hoặc qua mạng.

- Ngoài ra, hệ thống CSDL và phần mềm ViLis đang phát triển mở rộng các chức năng, công cụ để thực hiện các quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai, thu hồi đất, giao đất, cho thuê, chuyển mục đích…

Minh họa mô hình liên thông giữa cơ quan thuế và cơ quan tài nguyên môi trường

Lãnh đạo, chuyên viên có thể tra cứu thông tin trên website

Người dân có thể tra cứu thông tin trên website trực tuyến

Thông qua dự án, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện được các mô hình chia sẻ thông tin đất đai giữa các sở ban ngành, cũng như công khai, minh bạch hóa và cung cấp thông tin đất đai theo nhu cầu. Qua đó, tạo bước đột phá trong cải cách hành chính, giảm bớt khiếu kiện, nâng cao trách nhiệm cơ quan TN-MT để tăng lòng tin của người dân.

Dù vậy, Thứ trưởng nhấn mạnh Vĩnh Long cần phải cố gắng hơn để có kết quả tốt hơn, nhất là hoàn thành CSDL cung cấp thông tin và tạo thuận lợi nhất cho người dân,nghiên cứu cơ chế tài chính để duy trì hệ thống, tạo ý thức cho người sử dụng và phục vụ người dân tốt hơn;có công tác chỉ đạo tích cực hơn để dự án hoàn thành đúng tiến độ; tiếp nhận và khai thác vận hành hiệu quả các sản phẩm của dự án đảm bảo tính bền vững.

Để phát huy hiệu quả của Dự án VLAP và tạo điều kiện cho Vĩnh Long quản trị đất đai tốt, UBND tỉnh cũng kiến nghị WB (ngân hàng thế giới), BTNMT tiếp tục hỗ trợ tỉnh đầu tư một số nội dung như: hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin đất đai “đa mục tiêu”

thông suốt từ xã đến huyện, tỉnh theo mô hình CSDL tập trung thống nhất, xây dựng trung tâm công nghệ thông tin thành trung tâm tích hợp dữ liệu của ngành, nâng cấp cổng thông tin trực tuyến của tỉnh. Ngoài ra, cần đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ngành TN-MT cũng như nghiên cứu, đề xuất cơ chế tài chính cho việc cung cấp thông tin đất đai phù hợp và đảm bảo duy trì hệ thống thông tin đất đai.

Qua dự án VLAP, chúng ta sẽ tiến tới một hệ thống quản lý đất đai hiện đại, công khai và minh bạch được thể hiện qua môi trường quản lý điện tử; môi trường tác nghiệp điện tử; môi trường tra cứu, cung cấp thông tin đất đai điện tử. Đây là những điều kiện rất

quan trọng đảm bảo triển khai thành công mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận thông tin đất đai, cải cách hành chính và tăng mức độ cung cấp các dịch vụ công đặc biệt là dịch vụ công trực tuyến của ngành quản lý đất đai.

Cán bộ tác nghiệp tại Văn phòng đăng ký đất đai Vĩnh Long

Ngoài ra, với hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai hoàn thiện và thống nhất, mọi cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức có thể dễ dàng từ bất cứ nơi nào có kết nối internet đều truy cập và xử lý được dữ liệu của ngành, người dân và doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin trên website trực tuyến hay có thể dùng diện thoại để tra cứu hồ sơ đất đai của mình.

Vào những năm đầu thực hiện dự án VLAP, BTNMT đã đánh giá rất cao kết quả thực hiện dự án “Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP)” của Vĩnh Long. Bước đầu khai thác dữ liệu cơ sở dữ liệu đất đai thông suốt từ tỉnh đến xã.

Tuy nhiên, cho đến ngày 14-17/5/2013, Ban Kinh tế- Ngân sách của HĐND tỉnh đã khảo sát, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Dự án “Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP)” trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nắm bắt được việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn với đất (GCN) có một số vướng mắc, mà khoảng 80% GCN của người dân thế chấp ngân hàng là lý do chính.

Công tác cấp GCN chậm

Tổng số GCN đã cấp trên địa bàn toàn tỉnh là 674.206 giấy, trong đó hộ gia đình cá nhân 666.688 giấy và tổ chức 7.518 giấy. Tổng diện tích cấp giấy 123.386,55ha, chiếm 97,70% tổng diện tích cần cấp. 64 xã của 5 huyện này đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai với 368.956 thửa đất. Cơ sở dữ liệu đã kết nối liên thông và đưa vào vận hành đồng bộ ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

Tuy nhiên, nếu so với “tốc độ” thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy, thì tiến độ cấp đổi GCN rất chậm. Có 4 nguyên nhân chính được đưa ra, trong đó, nguyên do khoảng 80% GCN thế chấp ở ngân hàng là vướng mắc lớn nhất.

Nhiều trường hợp đối tượng cần cấp GCN tăng, nhưng tài sản giảm, trật với hợp đồng thế chấp ở ngân hàng. Do cha mẹ cho con cái, bán bằng giấy tay chưa tách thửa, hoặc người dân cắt bán một phần, cá biệt trường hợp tài sản thế chấp ngân hàng nhưng thực chất đã bán hết.

Việc cấp GCN đồng loạt, yêu cầu chủ sử dụng đất phải cung cấp bản gốc GCN nộp kèm trong hồ sơ đăng ký biến động hoặc cấp đổi GCN hầu như rất ít trường hợp thực hiện do phần lớn chủ sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng.

Rất nhiều trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất nhưng chủ sở hữu gốc chưa lập thủ tục biến động do GCN đang thế chấp tại các ngân hàng, vì vậy tiến độ cấp đổi GCN gặp nhiều khó khăn.

Có chuyện như vầy, nếu trường hợp diện tích đất thực tế bằng hoặc cao hơn tài sản thế chấp thì ngân hàng “làm cái rụp”, còn thiếu hụt thì “sượng liền”, ví dụ như ông A thế chấp 10.000m2 đất, nhưng khi đo đạc lại chỉ còn 5.000m2, vì đã cắt chia cho con trai 5.000m2 nhưng chưa làm thủ tục cho tặng.

Bên cạnh, nhiều trường hợp không chuyển mục đích sử dụng đất do “ngại phí chuyển mục đích cao, ông già cho trăm mét vuông cứ cất nhà đại”. Việc cho tặng thừa kế thủ tục chậm, do GCN của chủ sở hữu nằm ở ngân hàng, gia đình làm ăn tứ tán… chưa làm thủ tục. Tiếp đến là trường hợp người mua khác tỉnh có làm thủ tục đủ, nhưng không có địa chỉ mới cấp đổi.

Từng bước tháo gỡ vướng mắc

Dù có nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng ngành TNMT tỉnh cho biết đang nỗ lực gỡ khó. Với trường hợp GCN thế chấp ngân hàng, Sở TNMT đã phối hợp với phía ngân hàng rà soát “cấp đổi tay ba”. Ngân hàng lập danh sách GCN thế chấp báo cho Sở TNMT (theo mẫu) để lọc rà soát và tạo điều kiện để việc cấp đổi thuận lợi.

để tìm giải pháp thống nhất. Còn đối với trường hợp chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vận động người dân chuyển đổi với hình thức ghi nợ theo quy định và vận động các ấp hướng dẫn người dân làm.

Riêng việc cho tặng thừa kế chỉ giải quyết cấp đổi GCN mới cho các trường hợp đã cho tặng trước khi thực hiện Dự án VLAP, tránh trường hợp nhiều người lợi dụng tách thửa.

Ngành TNMT sẽ tiếp tục phối hợp các ngành ngân hàng, thuế, tài chính để có những giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong cấp đổi GCN, cải cách thủ tục hành chính, chuyển quyền sử dụng đất… để phát huy hiệu quả mục tiêu của Dự án VLAP.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, VẬNHÀNH, KHAI THÁC VÀ CHIA SẺ CƠ SỞ DỮ LIỆUĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w