Hiện đại hóa Hải quan Tp. HCM để đáp ứng nhu cầu XNK của Tp

Một phần của tài liệu HIỆN ĐẠI HÓA CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 37)

Chương 1: HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN VÀ GIỚI THIỆU CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.3 Giới thiệu về Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh

1.4.2. Hiện đại hóa Hải quan Tp. HCM để đáp ứng nhu cầu XNK của Tp

20

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế, tài chính, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước; ở mức đóng góp vào khoảng 1/5 GDP của cả nước và 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước (Bảng 1.1). Hơn nữa, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một vị trí địa lý, kinh tế đặc biệt quan trọng như có hệ thống mạng lưới cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội đồng bộ; là nơi kết nối giao thông thuận lợi về đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không giữa 2 miền Đông và Tây Nam bộ với khu vực Đông Nam Á, liên thông vào mạng lưới chung về giao thông với Châu Á và thế giới; ở giữa khu vực Đông Nam Á có các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá, trong đó Thành phố có tốc độ phát triển kinh tế hàng hoá, dịch vụ nhanh nhất và ổn định nhất.

Bảng 1.1:

Khối lượng hàng hóa XNK qua các cảng TP.HCM giai đoạn 2015 - 2019

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Đơn vị

Teu 5.37 5.85 6.8 4.72 5 triệu

Tấn 71.4 77.6 83.1 92.5 89.2 triệu

Trị giá 64.33 69.64 78.84 85.65 83.75 tỉ usd

(Nguồn Cục CNTT & Thống kê - Tổng cục Hải quan)

Cục Hải Quan Thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vị lớn của ngành Hải Quan, có vị trí quan trọng không những đối với ngành Hải quan, mà còn đối với cả nước. Số thuế thu hàng năm của Cục Hải Quan Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 40-55% số thu của ngành Hải Quan. Số thu ngân sách nhà nước của Tp.HCM tăng cao qua các năm. Trong 2 năm gần đây, bình quân Tp.HCM thu được 1.620 tỷ đồng/ngày làm việc. Năm 2019 Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh thu ngân sách đạt 118.862 tỉ đồng. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương tự đảm bảo cân đối ngân sách và tỉ lệ số thu nộp về ngân sách trung ương cao nhất trong 63 tỉnh, thành. (Bảng 1.2)

21 Bảng 1.2.

Số thu nộp NSNN của Cục HQ Tp.HCM giai đoạn 2015 -2019

(Nguồn Cục CNTT & Thống kê - Tổng cục Hải quan)

Dự toán thu ngân sách của Thành phố năm 2020 là 405.828 tỉ đồng, lớn hơn tổng thu ngân sách của 57 tỉnh, thành trong cả nước có mức thu từ dưới lên trên (401.334 tỉ đồng) (Nguồn: Phụ chú số 33, Báo cáo chính trị Đại đại biểu Đảng bộ Tp. HCM nhiệm kỳ 2020-2025).

Với vai trò là trung tâm phân phối hàng hóa xuất nhập của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, hệ thống cảng biển của thành phố Hồ Chí Minh có 41 cảng hàng hóa đang khai thác với tổng chiều dài cầu cảng là 14.679 m. Quy hoạch đến năm 2020 có 46 cảng với 16.295 m cầu cảng, đến năm 2030 có 48 cảng với tổng chiều dài 18.330 m, trong thời gian 1997 - 2017, có hơn 170.000 lượt tàu hàng quốc tế xuất, nhập cảng TP.HCM với khoảng hơn 1,1 tỉ tấn hàng hóa. Chỉ riêng trong năm 2017, tổng lượng hàng hóa xuất nhập cảnh qua lại các cảng đạt hơn 82 triệu tấn. Tiếp đà tăng trưởng mạnh, 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển tại thành phố đạt 55 triệu tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2017. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng, bến thủy nội địa 14,37 triệu tấn, tăng 42%. Trong đó, cảng Cát Lái tập trung hơn 70% lượng container xuất, nhập của cả nước, với lượng xe container ra vào cảng bình quân khoảng 22.000 xe/ngày đêm, có thời điểm lên đến 23.500 xe/ngày đêm. (Số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam)

Hơn nữa đứng trước những biến động của tình hình kinh tế chính trị trong nước và quốc tế. Trước tình hình thế giới có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, bên cạnh những nhiệm vụ truyền thống, Hải quan các nước còn có thêm nhiệm vụ chống khủng bố, chống rửa tiền, chống dịch bệnh, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội v.v... Trong điều kiện nguồn nhân lực của Hải quan là có hạn, đứng trước

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 ĐV

Thuế XNK HQVN 240,000 272,167 297,082 314,777 348,721

nghìn tỉ VNĐ Thuế XNK Cục

HQHCM 98,800 102,500 109,000 108,019 118,862

nghìn tỉ VNĐ Tỉ lệ so với HQVN 41.17 37.66 36.69 34.32 34.09 %

22

yêu cầu trên, đòi hỏi cơ quan Hải quan các quốc gia phải cải cách và hiện đại hóa Hải quan.

Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra cho Hải quan Tp Hồ Chí Minh là phải hiện đại hóa bằng các biện pháp như; phương pháp Quản lý rủi ro vào trong hoạt động của Hải quan, thay thế dần phương thức quản lýchuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; soi chiếu phát hiện; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành và nghiệp vụ.

1.4.3 Các Mục đích chiến lƣợc để hiện thực Hiện đại hóa Hải quan Tp.HCM Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch cải cách hiện đại hóa ngành hải quan kèm theo Quyết định số 1614/QĐ-BTC, để tổ chức triển khai, Tổng cục Hải quan đã phê duyệt Kế hoạch triển khai của 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố, xây dựng danh mục hiện đại hóa trọng tâm từng năm theo lĩnh vực quản lý đối với từng đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục.

Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan và là một trong những Cục hải quan lớn nhất cả nước, đóng vai trò đi đầu trong công tác hiện đại hóa hải quan. Xây dụng mục tiêu hiện đại hóa và các hoạt động cần phải đẩy mạnh hiện đại hóa, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực trong việc cải cách hành chính và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2016 - 2025 theo tinh thần chỉ đạo của Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính. Về cơ bản, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đề ra các nhóm mục tiêu hiện đại hóa, đó là:

Triển khai đầy đủ, có hiệu quả Chương trình VNACCS/VCIS; Đẩy mạnh kiểm soát thủ tục hành chính, công khai minh bạch quy trình, thủ tục hải quan;

Ưng dụng công nghệ thông tin, cải tiến lề lối làm việc;

Hiện đại hóa để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, th c đẩy sự phát triển của Thành phố nói riêng cũng như cả nước nói chung.

Về thể chế: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế; xây dựng hệ thống pháp luật hải quan hiện đại bao gồm đầy đủ các quy định về: thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, các quy định về quản lý thuế, kiểm

23

soát biên giới, chế tài, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, quy định quyền hạn của cơ quan hải quan tương xứng với trách nhiệm thực thi pháp luật hải quan, pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan.

Về công tác nghiệp vụ hải quan: phấn đấu đến năm 2025, về cơ bản các thủ tục và chế độ quản lý về hải quan phải đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục hải quan được thực hiện chủ yếu bằng phương thức điện tử tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện trao đổi thông tin trước khi hàng đến, thanh toán, quản lý các giấy phép bằng phương thức điện tử; thực hiện cơ chế doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt về thủ tục và an ninh theo các chuẩn mực của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO); áp dụng phương pháp quản lý rủi ro một cách hệ thống trong các khâu nghiệp vụ hải quan; thực hiện cơ chế một cửa hải quan quốc gia và tham gia cơ chế một cửa ASEAN.

Nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế ngang tầm với các nước trong khu vực. Đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch, khả thi, hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo lợi ích quốc gia, hạn chế những thách thức, bất lợi phát sinh trong quá trình hội nhập. Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách.

Tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ cơ bản và phòng chống có trọng điểm, hiệu quả hoạt động buôn lậu, vận chuyển các mặt hàng cấm qua biên giới. Triển khai các cam kết quốc tế về chống khủng bố, rửa tiền, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác hải quan về kiểm soát chung. Thực hiện áp dụng các hàng rào kỹ thuật theo quy định pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực: xây dựng tổ chức bộ máy hải quan hiện đại và theo nguyên tắc tập trung thống nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường sự quản lý của Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh, an toàn quốc gia. Xây dựng lực lượng hải quan có trình độ chuyên nghiệp, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường, công nghệ và yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế.

Về ứng dụng công nghệ thông tin: xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trên nền tảng tập trung hóa xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năng,

24

xử lý hồ sơ hải quan điện tử; xây dựng cổng thông tin điện tử kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan, thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia và một cửa khu vực ASEAN.

Theo chỉ đạo tại Kế hoạch hiện đại hóa ban hành kèm Quyết định sổ 1614/QĐ-BTC ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan để hiện đại hóa Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, cần thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa hải quan đến năm 2025 như sau:

Hoàn thiện Cục Hải quan đạt tiêu chuẩn hiện đại, thực hiện cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thực hiện thủ tục hải quan đơn giản, hài hoà đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.

Hoàn thiện đội ngũ cán bộ công chức hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu h t đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ họp pháp của tổ chức, cá nhân.

Hiện thực hóa nhiệm vụ hiện đại hóa Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện các Mục đích chiến lược như sau:

Mục đích chiến lƣợc 1: Tạo thuận lợi và kiểm soát trong thực hiện quản lý hải quan đối với doanh nghiệp, tổ chức cá nhân nhằm th c đẩy an ninh và tạo thuận lợi thương mại quốc tế, đảm bảo nguồn thu, bảo vệ an ninh, an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Chỉ tiêu để đạt được các mục tiêu cơ bản của Mục đích chiến lược 1:

Thủ tục hải quan được thực hiện "mọi nơi - mọi l c - mọi phương tiện":

Người khai hải quan thực hiện khai báo mọi nơi, với thời gian 24/7, trên các thiết bị cố định, di động hỗ trợ.

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nhất đối với 100% thủ tục hải quan chủ yếu (mức độ 3 hoặc 4 tương ứng với từng thủ tục)

Tỷ lệ phân luồng: Luồng xanh tối thiểu (>) 69%, luồng vàng không quá (<) 25%, luồng đỏ không quá (<) 6%. (Chỉ số về giảm tỷ lệ can thiệp trực tiếp trong thông quan).

25

Mục đích chiến lƣợc 2: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hải quan trên cơ sở th c đẩy trao đổi thông tin và họp tác với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan trong thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.

Chỉ tiêu để đạt được các mục tiêu cơ bản của Mục đích chiến lược 2:

100% thủ tục hành chính liên quan đến các cơ quan, đơn vị tham gia vào cổng thông tin một cửa quốc gia được triển khai thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Mục đích chiến lƣợc 3: Nâng cao năng lực của cơ quan hải quan theo hướng từng bước xây dựng cơ quan hải quan điện tử dựa trên mô hình kiến tr c cổng thông tin điện tử, để thực hiện yêu cầu của Chính phủ về triển khai Chính phủ điện tử dựa trên các mục tiêu cơ bản.

Chỉ tiêu để đạt được các mục tiêu cơ bản của Mục đích chiến lược 2:

100% cảng biển, sân bay và đường bộ quốc tế trọng điểm được trang bị hệ thống soi chiếu hàng hoá và hành lý, hệ thống giám sát bằng camera và các thiết bị hỗ trợ khác.

Xây dựng được mô hình cơ quan hải quan điện tử dựa trên kiến tr c Bộ, ngành điện tử và triển khai được ít nhất 70% các bộ phận cấu thành. Ít nhất 90%

công chức thuộc Chi cục Hải quan trọng điểm, thành thạo nghiệp vụ.

Phấn đấu đến năm 2025, mức độ của thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Hải quan Việt Nam nhóm nước có trình độ thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu phát triển trong ASEAN. Các hoạt động quản lý điều hành thực thi các hoạt động nghiệp vụ hải quan chính cơ bản được thực hiện bằng phương thức điện tử.

26

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Hiện đại hóa hải quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành nhu cầu tất yếu của cơ quan Hải quan các nước trên thế giới và khu vực, trong đó có Việt Nam. Theo quan điểm của Hải quan Việt Nam thì hiện đại hóa Hải quan nghĩa là xây dựng một nền Hải quan hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hoà đạt chuẩn mực quốc tế trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Nội dung hiện đại hóa hải quan cũng đồng thời phải đáp ứng được các cam kết hội nhập mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và tuyên bố thực hiện, đặc biệt khi Cộng đồng kinh tế ASEAN đã trở thành hiện thực. Các nội dung cốt yếu cần hiện đại hóa trong lĩnh vực hải quan bao gồm 04 nhóm nội dung: cải cách thể chế - khuôn khổ pháp lý, cải tiến – hiện đại hóa các mặt nghiệp vụ hải quan, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

Quan điểm về hiện đại hóa hải quan có thay đổi về mục đích và cách thức qua các thời kỳ, điều này mang tính tất yếu khách quan vì kinh tế và xã hội luôn phát triển và thay không ngừng. Đặc biệt là sự thay đổi về công nghệ và khoa học kỹ thuật. Những năm gần đây thương mại điện tử và cách thức giao dịch thương mại vận tải cũng thay đổi một cách ngoạn mục. Nên quan điểm về hiện đại hóa cần có sự tùy biến và linh hoạt cho phù hợp với sự vận động phát triển của nền kinh tế. Trong thời điểm cụ thể hiện nay, nhiệm vụ mục đích yêu cầu hiện đại hóa của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn đến năm 2025 cần nỗ lực hoàn thành các Mục đích chiến lược.

Hiện đại hóa đạt mục đích đòi hỏi sự quyết tâm chính trị của Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức của Cục hải quan cũng như sự xác định rõ ràng những mục tiêu và kế hoạch thực hiện công cuộc hiện đại hóa hải quan.

27

Tiếp theo phần cơ sở lý luận về hiện đại hóa hải quan, lịch sử hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam, vai trò của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh. Chương 2 sẽ tiếp tục nghiên cứu về thực trạng quá trình hiện đại hóa Hải quan trong những năm trở lại đây để trên cơ sở đó đánh giá được những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại của quá trình này.

Một phần của tài liệu HIỆN ĐẠI HÓA CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)