Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.3 Một số nội dung khác
3.3.1 Tuyên truyền pháp luật về hải quan
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho cán bộ công chức trong ngành Hải quan, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp về chính sách pháp luật, các quy trình thủ tục hải quan; các chương trình, kế hoạch hoạt động về cải cách, hiện đại hóa hải quan; tranh thủ sự phối hợp, đồng tình của các tổ chức, cá nhân trong thực thi pháp luật hải quan.
Triển khai chương trình quan hệ đối tác Hải quan với Doanh nghiệp theo các nội dung chủ yếu như xây dựng và thực hiện cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phản biện xã hội đối với các chính sách, văn bản pháp luật, quy trình thủ tục hải quan; xây dựng cơ chế thu thập thông tin
84
phản hồi, đánh giá của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về việc thực thi pháp luật hải quan.
3.3.2 Quản trị theo tiêu chuẩn
Thực hiện thống nhất mô hình hệ thống quản lý chất lượng bao gồm: hệ thống văn bản, danh mục các thủ tục hành chính, quy trình xử lý công việc trong cơ quan hải quan; xây dựng và triển khai hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của từng đơn vị.
3.3.3 Tham gia xây cơ sở pháp lý đồng bộ
Một số các quy định pháp luật còn gây khó khăn cho hoạt động thương mại, nhiều quy định thiếu tính chặt chẽ dẫn đến việc doanh nghiệp lợi dụng để thực hiện các hành vi gian lận thương mại, gian lận thuế, gây thất thu thuế và ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc pháp luật Hải quan chưa hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại sẽ phần nào làm chậm tiến trình hiện đại hóa Hải quan, dẫn đến thời gian đạt mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp, kích thích hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ lâu hơn. Như vậy, Hải quan Tp. Hồ Chí cần xem nhiệm vụ góp ý hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan, thống nhất hóa các văn bản quy phạm pháp luật là nhu cầu cấp thiết để tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo cơ chế thuận lợi cho hoạt động thu, nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và các khoản thu khác và tạo cơ sở đảm bảo hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Việc xây dựng cơ sở pháp lý đồng bộ có va trò cấp thiết, bao gồm các nội dung tạo sự thống nhất, tương thích giữa Luật Hải quan với các văn bản pháp lý hiện hành có liên quan, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các quy định về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đầu tư, du lịch; tăng cường trách nhiệm phối hợp quản lý nhà nước về hải quan của các tổ chức, cá nhân trong các hoạt động hải quan.
85
Chủ động phối họp với các sở ban ngành xây dựng và ban hành đầy đủ Danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành, chi tiết mã số HS; Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Phối hợp các Sở, ban nghành khuyến khích tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng xã hội hóa để bổ sung cơ sở kiểm tra, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tiết kiệm nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
3.3.4 Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là công cụ then chốt gi p cơ quan Hải quan đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của môi trường thương mại quốc tế. Trong môi trường này, cơ quan Hải quan phải nỗ lực chủ động phát hiện, xử lý trước những rủi ro tiềm ẩn trong từng công đoạn, từng mắt xích trọng yếu, dễ bị xâm hại trong dây chuyền cung ứng vận tải thương mại quốc tế.
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có tác động tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lý hải quan, quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan hải quan phân bổ hợp lý nguồn lực, áp dụng hiệu quả các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được đánh giá rủi ro để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở mức độ phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế.
Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh cần tiếp tục nâng cao hiệu qua đã công tác quản lý rủi ro trong toàn Cục và tập huấn nghiệp vụ cho toàn bộ cán bộ công chức trong Cục nắm vững các quy định mới về công tác quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành và đưa ra những yêu cầu triển khai các nhiệm vụ quản lý rủi ro trên cơ sở những quy
86
định mới đồng thời phải đảm bảo hiệu quả trên mọi hoạt động nghiệp vụ hải quan.
3.3.5. Nâng cao hiệu quả công tác Kiểm tra sau thông quan
Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về KTSTQ. Trong đó, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật về KTSTQ tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, thực hiện rà soát, tổng hợp các vướng mắc, kiến nghị về KTSTQ tại các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật Hải quan số 54/2014/QH13 để tham mưu đề xuất sửa đổi bổ sung kịp thời. Phối hợp các đơn vị nghiệp vụ và các Cục Hải quan địa phương rà soát các quy định hiện hành về trị giá, xuất xứ, mã HS hàng hóa.
Thứ hai là, trong công tác kiểm tra sau thông quan, Chi cục KTSTQ và Các Chi cục Hải quan cửa khẩu tập trung kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, trong đó ch trọng thu thập thông tin, phân tích rủi ro kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn; lĩnh vực, mặt hàng, nhóm mặt hàng có rủi ro cao và những doanh nghiệp chưa thực hiện KTSTQ. Thời gian tới, thu thập phân tích thông tin, tập trung trọng tâm, trọng điểm vào các dấu hiệu, thủ đoạn gian lận, trốn thuế lớn trong các lĩnh vực như: Gia công sản xuất xuất khẩu, về giá, về mã số, thuế suất, về hàng tạm nhập tái xuất, về chính sách ưu đãi miễn thuế. Tăng cường quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn địa phương trong công tác KTSTQ, tiếp tục triển khai các đoàn kiểm tra hướng dẫn của Cục và Tổng cục Hải quan để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Cục Hải quan trong công tác này,kịp thời chấn chỉnh, nắm bắt, xử lý các vướng mắc. Đảm bảo phù hợp chặt chẽ giữa khâu thông quan và sau thông quan, tại Chi cục Hải quan và giữa Chi cục Hải quan và Chi cục KTSTQ, Tổng cục Hải quan và Cục KTSTQ trong công tác tổng hợp, phản hồi thông tin để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động KTSTQ.
Rà soát các khoản nợ thuế phát sinh do ấn định thuế theo các quyết định kiểm tra sau thông quan để đôn đốc, thu hồi nợ thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế theo quy định pháp luật...
Thứ ba, về công tác ứng dựng công nghệ thông tin phục vụ KTSTQ. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp (STQ01),
87
thường xuyên cập nhật đầy đủ thông tin về doanh nghiệp vào hệ thống để phục vụ công tác KTSTQ trong toàn Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh. Thu thập thông tin theo các chuyên đề liên quan đến loại hình xuất khẩu, nhập khẩu có độ rủi ro cao, mặt hàng, nhóm mặt hàng có khả năng xảy ra vi phạm lớn để triển khai kiểm tra trong phạm vi toàn quốc.
Công tác kiểm tra sau thông quan hướng đến đạt trình độ chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả, thực hiện theo thông lệ phổ biến của hải quan các nước là kiểm toán sau thông quan (PCA), dựa trên nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro; quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan được chuẩn hóa trên cơ sở ứng; dụng công nghệ thông tin; phân loại được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; kiểm soát được các doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có rủi ro cao.