Thực trạng nghèo và thu nhập của nông hộ miền núi

Một phần của tài liệu Vai trò tạo thu nhập của hoạt động trồng keo đối với các nhóm hộ ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Thu nhập của nông hộ miền núi

1.4.3. Thực trạng nghèo và thu nhập của nông hộ miền núi

Người nghèo ở sống ở nông thôn và chủ yếu là nông dân với trình độ học vấn thấp và khả năng tiếp cận thông tin và các kỹ năng bị hạn chế. Năm 1998, gần 4/5

người nghèo thuộc hộ làm nông. Dù hiện nay tỷ lệ nghèo đã giảm đáng kể nhưng nhiều nhân tố đặc trưng cho người nghèo thập kỷ 90 vẫn tiếp tục đặc trưng cho người nghèo hiện nay. Đó là việc phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp tự cung tự cấp, bị cô lập về vị trí địa lý và xã hội, những bất lợi đặc trưng liên quan tới đặc điểm dân tộc, dễ bị tổn thương trước thiên tai và rủi ro. Những người thoát nghèo được học hành tốt hơn và thu được nhiều kỹ năng nghề nghiệp hơn, ngành nghề cũng đa dạng hơn, không chỉ ở lĩnh vực nông nghiệp mà chuyển sang lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đồng thời mức độ dễ bị tổn thương trước những khó khăn thời vụ và các cú sốc cũng giảm nhờ đa dạng hóa thu nhập và di cư. [20]

Theo báo cáo năm 2010, có khoảng 20,7% dân số nghèo và 8% nghèo cùng cực (bảng 1.2). Nghèo vẫn là hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam – trên 90% người nghèo và 94% người nghèo cùng cực sống ở nông thôn.

Bảng 1.2: Tỷ lệ và cơ cấu nghèo, theo vùng và theo khu vực

Nghèo Nghèo cùng cực Tỷ lệ

nghèo (%)

Tỷ trọng trong tổng số

(%)

Tỷ lệ nghèo

(%)

Tỷ trọng trong tổng số

(%)

Tỷ trọng trong tổng

số dân (%)

Toàn quốc 20,7 100,0 8,0 100,0 100,0

Đồng bằng sông Hồng 11,4 12,3 2,8 7,8 22,3

Miền núi Đông Bắc 37,3 20,8 17,9 25,8 11,5

Miền núi Tây Bắc 60,1 9,1 36,5 14,4 3,2

Duyên hải Bắc Trung Bộ 28,4 16,5 9,7 14,6 12,0

Duyên hải Nam Trung Bộ 18,1 7,4 5,9 6,3 8,5

Tây Nguyên 32,8 9,5 17,0 12,9 6,0

Đông Nam Bộ 8,6 7,2 3,1 6,9 17,5

Đồng bằng sông Cửu Long 18,7 17,1 4,8 11,4 19,0

Nông thôn 27,0 91,4 10,7 94,4 70,3

Thành thị 6,0 8,6 1,5 5,6 29,7

Nguồn: Valerie Kozel và CTV (2012) [20]

Qua bảng 1.2 ta thấy, những vùng núi cao luôn là những vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất. Cụ thể như tỷ lệ nghèo ở vùng miền núi Đông Bắc, miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên lần lượt chiếm đến 37,7%, 60,1% và 32,8% trong tổng nghèo của cả nước là 20,7%. Tương tự, tỷ lệ nghèo cùng cực ở ba khu vực cũng chiếm tỷ lệ cao tương ứng là 17,9%, 36,5% và 17,0% trong tỷ lệ nghèo cùng cực của toàn quốc là 8,0%.

Bên cạnh đó, đa số người nghèo ở Việt Nam vẫn là nông dân: 32,9% hộ nông nghiệp dưới chuẩn nghèo, tỷ lệ này gấp ban lần tỷ lệ nghèo toàn quốc, và các hộ nông nghiệp chiếm 65% số hộ nghèo (và 73% hộ nghèo cùng cực) so với tỷ trọng chỉ 41%

của họ trong tổng dân số (bảng 1.3). Các hộ nông nghiệp cũng chiếm phần lớn trong khoảng cách nghèo và mức độ trầm trọng của tình trạng nghèo. [20]

Bảng 1.3: Tỷ lệ và cơ cấu nghèo, theo lĩnh vực ngành nghề của chủ hộ

Nghèo Nghèo cùng cực Tỷ lệ

nghèo (%)

Tỷ trọng trong tổng

số (%)

Tỷ lệ nghèo

(%)

Tỷ trọng trong tổng

số (%)

Tỷ trọng trong tổng số dân (%)

Toàn quốc 20,7 100,0 8,0 100,0 100,0

Nghề nghiệp của chủ hộ:

Không có việc làm 13,2 9,1 5,3 9,6 14,4

Nông nghiệp 32,9 64,8 14,1 72,5 40,9

Kinh doanh tại gia đình 5,9 4,4 1,2 2,3 15,4

Làm công ăn lương trong các ngành:

Công nghiệp và sản xuất 13,2 4,0 2,7 2,1 6,3

Xây dựng 19,3 7,7 5,1 5,3 8,3

Dịch vụ 14,0 10,0 4,4 8,2 14,9

Nguồn: Valerie Kozel và CTV (2012) [20]

b. Miền núi Thừa Thiên Huế, Nam Đông

Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Thừa Thiên Huế ước còn 4,7%, giảm 0,6% so với năm 2014 (5,3%). [19]

Còn ở huyện Nam Đông, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn cũ giảm của huyện năm 2015 chỉ còn dưới 7%; qua rà soát đánh giá hộ nghèo theo chuẩn mới, đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo tăng lên gấp đôi, cụ thể toàn huyện có 900 hộ nghèo (tăng lên 14,5%) và 499 hộ cận nghèo (tăng lên 8,04%). Khó khăn nhất của Nam Đông hiện nay trong việc giảm nghèo bền vững là về tiêu chí thu nhập và nước sinh hoạt, đây cũng là tiêu chí khó khăn nhất trong việc xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (Thượng Long, Thượng Quảng, Thượng Nhật, Hương Hữu) đều không đảm bảo về tiêu chí nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đặc biệt vào mùa khô và mùa hè, các khe suối khô cạn, giếng nước đào không có nước, không chỉ gây khó khăn cho người dân trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sản xuất làm cho cuộc sống của người dân lại càng khó khăn, thiếu thốn hơn. Để đảm bảo tính bền vững thì cần một nguồn lực khá lớn, chỉ riêng với nước sạch cho 5 xã này phải cần nguồn đầu tư trên 40 tỷ đồng, vượt khả năng ngân sách huyện, vì vậy rất cần sự quan tâm đầu tư của tỉnh và các sở, ngành. [16]

Qua kiểm tra thực tế 6 hộ gia đình ở 2 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của Nam Đông là xã Thượng Long (235 hộ nghèo) và Hương Hữu (255 hộ nghèo), các hộ nghèo đều ở dạng mức nghèo khác nhau, nhưng chủ yếu là không đáp ứng theo tiêu chí điều kiện sống như về chất lượng nhà ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh và mức thu nhập.

Theo báo cáo của chính quyền địa phương, các xã này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, phong tục tập quán còn lạc hậu nên hầu hết các hộ gia đình chỉ làm nhà tiêu tạm bợ và gần nhà ở nên không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và dễ phát sinh dịch bệnh. [16]

Một phần của tài liệu Vai trò tạo thu nhập của hoạt động trồng keo đối với các nhóm hộ ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)