Đặc điểm của nông hộ huyện Nam Đông

Một phần của tài liệu Vai trò tạo thu nhập của hoạt động trồng keo đối với các nhóm hộ ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đặc điểm của nông hộ huyện Nam Đông

Với một địa phương chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các địa phương ở vùng miền núi, thì những điều kiện về nguồn nhân lực luôn mang những đặc trưng nhất định. Đối với huyện Nam Đông cũng vậy, là một địa phương có nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng chất lượng nguồn nhân lực lại chưa cao.

Qua bảng 3.5 ta thấy, độ tuổi trung bình của chủ hộ trên toàn huyện là 47,53 tuổi, đây là một độ tuổi còn khá trẻ, điều này chứng tỏ chủ hộ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình và đưa ra các quyết định đầu tư. Ở nhóm hộ người Kinh, độ tuổi trung bình của chủ hộ là 53,44 tuổi, cao hơn so với độ tuổi trung bình ở nhóm hộ người Cơ tu chỉ là 41,62 tuổi. Nếu như sản xuất nông nghiệp đòi hỏi cao về kinh nghiệm sản xuất thì sự chênh lệch này cho thấy lợi thế về kinh nghiệm sản xuất của nhóm người Kinh tốt hơn so với nhóm người Cơ tu.

Bảng 3.5: Đặc điểm nhân khẩu, lao động của nhóm hộ nghiên cứu Chỉ tiêu ĐVT Kinh Cơ tu Bình quân

Độ tuổi trung bình Năm 53,44 41,62 47,53

Trình độ văn hóa trung bình Lớp 4,90 4,64 4,77 Số nhân khẩu bình quân Người/hộ 4,52 4,4 4,46 Số nhân khẩu nữ bình quân Người/hộ 2,18 2,16 2,17

Số lao động bình quân LĐ/hộ 2,60 2,48 2,54

Số lao động nữ bình quân LĐ/hộ 1,36 1,14 1,25 Số lao động phi NN bình quân LĐ/hộ 0,52 0,14 0,33

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2015 Tuy có nhiều kinh nghiệm sản xuất, nhưng nhìn chung trình độ văn hóa của chủ hộ là khá thấp, trình độ văn hóa bình quân của chủ hộ đều dưới lớp 5, điều này dẫn đến

những hạn chế trong việc đưa ra và quyết định các phương án sản xuất của nông hộ.

Ngoài ra, trình độ văn hóa của chủ hộ thấp gây ra khó khăn đối với việc chấp nhận và áp dụng các loại cây con mới hay các tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị trong sản xuất của nông hộ. Ở nhóm hộ người Kinh, trình độ văn hóa của chủ hộ cao hơn so với nhóm hộ người Cơ tu, lần lượt là 4,90 so với 4,64. Chính điều này dẫn đến những khác biệt trong sản xuất nông nghiệp của hai nhóm hộ trên. Đối với nhóm hộ người Kinh, họ dễ dàng hơn trong việc chấp nhận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất trong khi điều khó thực hiện hơn đối với nhóm hộ là người Cơ tu. Vì vậy, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung hay trồng keo nói riêng của nhóm người Kinh là tốt hơn so với nhóm hộ người Cơ tu.

Do yêu cầu về sản xuất nông nghiệp đòi hỏi nhiều nguồn lực lao động, vậy nên bình quân nhân khẩu/hộ của địa phương khá lớn, là 4,46 nhân khẩu/hộ. Số lao động bình quân/hộ là 2,54 lao động/hộ, trong đó, số lao động bình quân ở nhóm người Kinh là 2,60 lao động/hộ, cao hơn so với nhóm hộ người Cơ tu là 2,48 lao động/hộ. Chính việc có nguồn lao động trong hộ dồi dào hơn nên việc phân bổ và đáp ứng các yêu cầu sản xuất của nhóm nông hộ người Kinh là tốt hơn so với nhóm nông hộ người Cơ tu.

Mặt khác, phần lớn nguồn nhân lực của nông hộ đều tham gia vào sản xuất nông nghiệp, điều này được thể hiện ở chỗ số lao động phi nông nghiệp bình quân trên nhóm hộ nghiên cứu chỉ ở mức 0,33 lao động/hộ, con số này ở nhóm hộ người Kinh là 0,52 lao động/hộ cao hơn nhiều so với nhóm hộ người Cơ tu là 0,14 lao động/hộ.

Chính nhờ việc có nhiều lao động tham gia hơn vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp là một phần nguyên nhân làm cho thu nhập bình quân của nhóm nông hộ người Kinh thường cao và ổn định hơn so với nhóm hộ người Cơ tu.

3.2.2. Đặc điểm về đất đai

Với đặc trưng của địa phương là địa hình đồi núi nên diện tích đất dùng cho sản xuất lâm nghiệp luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất sản xuất của nông hộ.

Qua bảng 3.6 ta thấy, diện tích đất lâm nghiệp bình quân của hộ là 2,26 ha/hộ, trong khi diện tích đất nông nghiệp và đất vườn chỉ chiếm một phần nhỏ, tương ứng là 0,2 ha/hộ và 0,15 ha/hộ. Do quy mô đất sản xuất lâm nghiệp lớn nên sản xuất nông nghiệp của hộ chủ yếu tập trung vào thế mạnh là sản xuất cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp, trong đó nổi bật nhất là hai loại cây mang lại giá trị kinh tế cao là cây keo và cây cao su. Bên cạnh đó, khi xét về khía cạnh các nhóm hộ, diện tích đất lâm nghiệp bình quân của nhóm hộ người Kinh lớn hơn nhiều so với nhóm hộ người Cơ tu, tương ứng là 3,13 ha/hộ so với 1,39 ha/hộ, trong khi diện tích bình quân đất nông nghiệp và đất vườn của hai nhóm hộ này là tương đương nhau. Điều này tạo ra sự khác biệt trong quá trình sản xuất nông nghiệp giữa hai nhóm hộ, nhóm hộ người Kinh với diện tích đất lâm nghiệp lớn, họ dễ dàng phát triển các loại cây công nghiệp và lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao nên nguồn thu và thu nhập của nông hộ lớn và ổn định hơn so với

nhóm hộ người Cơ tu. Ngược lại, với diện tích đất lâm nghiệp ít hơn nên nhóm hộ người Cơ tu khó đầu tư vào phát triển các loại cây là thế mạnh của địa phương để cải thiện và nâng cao thu nhập.

Bảng 3.6: Đặc điểm đất đai của các nhóm hộ nghiên cứu

Chỉ tiêu ĐVT Kinh Cơ tu Bình quân

DT đất nông nghiệp BQ Ha/hộ 0,19 0,2 0,2

DT đất lâm nghiệp BQ Ha/hộ 3,13 1,39 2,26

DT đất vườn BQ Ha/hộ 0,14 0,15 0,15

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2015 3.2.3. Đặc điểm tài sản, trang thiết bị sản xuất

Nhìn chung, trang thiết bị sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện vẫn còn ít, việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ vẫn còn rất thấp. Tỷ lệ máy móc sản xuất nông nghiệp bình quân/hộ chỉ chiếm 3%, trong đó tỷ lệ này ở nhóm hộ người Kinh là 4%, cao hơn so với nhóm hộ người Cơ tu là 2%. Điều này chứng tỏ khả năng áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ người Kinh tốt hơn so với nhóm hộ người Cơ tu, điều này làm cho năng suất lao động của nhóm hộ người Kinh cao hơn so với nhóm hộ người Cơ tu.

Bảng 3.7: Đặc điểm tài sản, trang thiết bị sản xuất của các nhóm hộ nghiên cứu

Chỉ tiêu ĐVT Kinh Cơ tu Bình quân

Máy móc sản xuất % hộ 4,0 2,0 3,0

Nhà kiên cố % hộ 100 84 92

Nhà bán kiên cố % hộ 0 14 7,0

Nhà tạm % hộ 0 2,0 1,0

Giá trị tài sản Tr.đ/hộ 494,94 247,80 371,37

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2015 Xét về khía cạnh tài sản của hộ thì có đến 100% nhóm hộ người Kinh đều có nhà ở kiên cố, trong khi đó ở nhóm hộ người Cơ tu chỉ là 84%, vẫn còn 14% và 2% số hộ người Cơ tu còn phải sống trong nhà ở bán kiên cố và nhà tạm. Bên cạnh đó, giá trị tài sản của nhóm hộ người Kinh lớn gấp đôi so với nhóm hộ người Cơ tu là tiền đề

giúp nhóm hộ người Kinh thuận lợi hơn trong việc chuyển đổi các nguồn vốn khác sang nguồn vốn tài chính để đầu tư vào phát triển sản xuất, nhất là quá trình phát triển các loại cây con dài ngày.

Một phần của tài liệu Vai trò tạo thu nhập của hoạt động trồng keo đối với các nhóm hộ ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)