CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình phát triển rừng keo huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế
3.1.2. Tình hình phát triển rừng keo trên địa bàn huyện Nam Đông và các xã nghiên cứu
a. Ở huyện Nam Đông
Cây keo được đánh giá là một trong những loại cây kinh tế chủ lực của huyện Nam Đông. Trong những năm qua, cây keo trên địa bàn huyện không ngừng gia tăng về quy mô và số hộ. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này bắt nguồn từ việc giá trị từ trồng keo
mang lại không ngừng tăng cao, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định, chi phí đầu tư tương đối thấp và ít rủi ro. Bên cạnh đó, việc một số loại cây chủ lực khác trên địa bàn huyện như cây cao su không còn giữ được vị thế của mình càng làm cho quá trình phát triển cây keo diễn ra mạnh mẽ hơn. Qua bảng 3.2 ta thấy, diện tích keo tăng liên tục qua các năm, trong đó tăng mạnh trong giai đoạn từ cuối năm 2011 đến cuối năm 2013, đây chính là giai đoạn cây cao su trên địa bàn huyện có sự sụt giảm mạnh về giá.
Khi nguồn thu từ cây cao su không còn là thu nhập chính của hộ nữa thì người dân bắt đầu chú ý hơn đến việc phát triển cây keo, họ chuyển đổi các diện tích đất cao su không còn hiệu quả hoặc đất trồng các loại cây khác sang trồng keo. Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô, thì số hộ tham gia vào việc phát triển cây keo cũng không ngừng gia tăng. Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015 thì tỷ lệ hộ có trồng keo luôn chiếm trên 60% tổng số hộ trên địa bàn huyện.
Bảng 3.2: Tình hình phát triển rừng keo trên địa bàn huyện qua các năm Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng diện tích (ha) 4.080,6 4.280,6 4.370,6 4.480,6 4.530
Diện tích trồng mới (ha) 200 90 110 49.4 30
Tổng số hộ (hộ)
+ Số hộ có trồng keo (hộ) + Tỷ lệ (%)
5.631 3.557 63,1
5.743 3.639 63,4
5.826 3.662 62,9
5.918 3.697 62,5
6.083 3.738 61,4
Diện tích BQ/hộ (ha/hộ) 1,15 1,18 1,19 1,21 1,21
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2015 [3]
Mặt khác, quá trình tích tụ đất trồng keo diễn ra mạnh mẽ khi những hộ có khả năng về kinh tế bắt đầu thuê lại hay mua lại các thửa đất keo của những hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp làm cho diện tích rừng keo bình quân/hộ tăng lên. Chẳng hạn, diện tích keo bình quân/hộ ở năm 2011 chỉ là 1,15 ha/hộ nhưng đến năm 2015 thì đã tăng lên thành 1,21 ha/hộ. Việc tích tụ này đã làm tăng hiệu quả sản xuất keo khi các hộ có điều kiện thuận lợi hơn để đầu tư thâm canh, giảm chi phí chăm sóc và khai thác. Tuy nhiên, những sự thuận lợi này chỉ dành cho những hộ có quy mô trồng keo lớn, còn đối với những hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp thì điều này đồng nghĩa với việc họ mất đi tư liệu sản xuất quý giá nhất là đất đai để phát triển trồng keo nhằm cải thiện và nâng cao thu nhập. Chính vì thế, mới làm nảy sinh vấn đề khi những lợi ích kinh tế từ trồng keo tạo ra thì đối tượng hưởng lợi hầu hết là nhóm hộ khá, còn đối với nhóm hộ nghèo thì sự hưởng lợi là rất ít và sự hưởng lợi của họ chủ yếu nhờ vào những công việc được tạo ra từ hoạt động trồng keo.
Hình 3.1: Diễn biến diện tích rừng keo của huyện Nam Đông qua các năm [3]
b. Ở các xã nghiên cứu
Xem xét về đặc điểm và tình hình phát triển cây keo ở hai xã nghiên cứu là xã Thượng Quảng và xã Thượng Nhật, ta sẽ thấy được sự khác nhau về đặc điểm phát triển cây keo giữa các nhóm hộ và giữa hai xã này khác nhau như thế nào. Trước hết, xét về quy mô thì hai xã này có tổng diện tích keo ở mức trung bình khi so sánh với các xã khác trên địa bàn huyện, trong đó Thượng Nhật là xã có tổng diện tích keo lớn hơn gần gấp đôi so với xã Thượng Quảng, lần lượt là 441,6 ha so với 271,3 ha. Bên cạnh đó, xét trên tiêu chí diện tích bình quân/hộ thì cũng xảy ra điều tương tự, diện tích bình quân/hộ ở xã Thượng Nhật là 1,18 ha/hộ lớn hơn 0,02 ha/hộ so với diện tích bình quân/hộ ở xã Thượng Quảng.
Khi so sánh về phân loại các nhóm hộ trồng keo theo dân tộc, thì nhóm hộ người dân tộc Cơ tu chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so với nhóm hộ người Kinh. Ở xã Thượng Nhật thì tỷ lệ hộ người Cơ tu có trồng keo chiếm 90,7% trong khi tỷ lệ này ở nhóm hộ người Kinh chỉ là 9,3%. Ở xã Thượng Quảng thì con số này lần lượt là 66,1% so với 33,9%.
Ngoài ra, khi so sánh các nhóm hộ trồng keo theo phân loại hộ, thì có sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ giữa nhóm hộ nghèo và cận nghèo có trồng keo so với nhóm hộ không nghèo có trồng keo. Cụ thể, ở xã Thượng Nhật, trong khi tỷ lệ nhóm hộ nghèo và cận nghèo có trồng keo chỉ chiếm 11,2% thì tỷ lệ nhóm hộ không nghèo có trồng keo chiếm đến 88,8%. Ở xã Thượng Quảng thì con số này lần lượt là 6,0% so với 94,0%. Qua sự chênh lệch này có thể đánh giá được rằng, sự tham gia và hưởng lợi
0 2000 4000 6000
2011 2012 2013 2014 2015
Số hộ có trồng keo (hộ) Tổng diện tích (ha)
của nhóm hộ nghèo, cận nghèo vào việc phát triển rừng keo và nguồn thu từ trồng keo mang lại là rất ít.
Bảng 3.3: Tình hình phát triển rừng keo tại các xã nghiên cứu
Chỉ tiêu ĐVT Xã Thượng Nhật Xã Thượng Quảng
Tổng diện tích keo Ha 441,6 271,3
Tổng số hộ trồng keo Hộ 375 233
+ Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo có trồng keo + Tỷ lệ hộ không nghèo có trồng keo
% hộ
% hộ
11,2
88,8
6,0
94,0 + Tỷ lệ hộ người Kinh
có trồng keo
+ Tỷ lệ hộ người Cơ tu có trồng keo
% hộ
% hộ
9,3
90,7
33,9
66,1
Diện tích BQ/hộ Ha/hộ 1,18 1,16
Nguồn: Số liệu Phòng Nông nghiệp năm 2015 [10]