CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.5. Yêu cầu phát triển sản xuất và tăng thu nhập người dân trong xây dựng NTM
Nội dung của tiêu chí về thu nhập (tiêu chí số 10) trong bộ tiêu chí về xây dựng NTM đã đưa ra những chỉ tiêu chung cho cả nước. Trong đó, mức thu nhập bình quân đầu người phải đạt 18 triệu đồng/người vào năm 2012; đến năm 2015 phải đạt 26 triệu đồng/người và đến năm 2020 phải đạt 44 triệu đồng/người. [6]
Đối với từng vùng miền và từng giai đoạn khác nhau thì gắn với một mức thu nhập bình quân đầu người, chỉ tiêu này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định, cụ thể:
Bảng 1.4: Quy định về mức thu nhập bình quân đầu người ở các vùng
Tên tiêu
chí
Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu chung
Chỉ tiêu theo vùng TDMN
phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung
bộ
Duyên hải Nam
TB
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB Sông
Cửu Long
Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người khu vực
nông thôn(tr.đ/
người)
Năm
2012 18 13 20 13 16 16 24 20
Đến năm
2015 26 18 29 18 23 23 34 29
Đến năm
2020 44 35 49 35 40 40 58 49
Nguồn: Nguyễn Tấn Dũng - Quyết định 342/QĐ-TTg [6]
Về tiêu chí giảm nghèo, những xã đạt tiêu chí về hộ nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 5%. [2]
1.5.2. Yêu cầu và nội dung thực hiện các tiêu chí phát triển sản xuất và tăng thu nhập a. Yêu cầu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
b. Nội dung:
- Nội dung 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao;
- Nội dung 2: Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp;
- Nội dung 3: Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;
- Nội dung 4: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm
"mỗi làng một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;
- Nội dung 5: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.[2]
1.5.3. Tình hình xây dựng NTM và triển khai thực hiện các tiêu chí phát triển sản xuất, tăng thu nhập và giảm nghèo
a. Trong nước
Tính đến hết tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã.
Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, thị xã Long Khánh (Đồng Nai), Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh), Đông Triều (Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan Phượng (Thành phố Hà Nội), thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang).
Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010). [21]
b. Ở Thừa Thiên Huế
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Thừa Thiên Huế về tình hình xây dựng NTM đến ngày 31/12/2015 thì trên địa bàn toàn tỉnh đã có tổng cộng 20 xã đạt chuẩn NTM chiếm tỷ lệ 21,7%.
Về tình hình thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM thì đã có 20 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí đạt 21,7%; 27 xã đạt từ 15-18 tiêu chí chiếm 29,3%; 43 xã đạt từ 10-14 tiêu chí chiếm 46,7%; 2 xã đạt từ 5-9 tiêu chí chiếm 2,2% và không có xã nào đạt từ 0-5 tiêu chí. [26]
Số xã đạt tiêu chí cơ bản (thu nhập, việc làm, hộ nghèo, môi trường): 33 xã/92 xã (36%)
Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: 81%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo:
56%; Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt trên 95% (trong đó, nước sạch đạt 75%).
Số tiêu chí bình quân/xã: 14,8 tiêu chí, tăng 6,3 tiêu chí so với 2010. [26]
c. Nam Đông
Tính từ đầu năm 2011, thời điểm mà huyện bắt đầu thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM đến nay, đã có những thay đổi quan trọng về cơ sở vật chất, hạ tầng và đặc biệt là trên khía cạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Theo báo cáo đến cuối năm 2015, toàn huyện có 05/10 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM bao gồm xã Hương Giang, Hương Hòa, Hương Phú, Hương Lộc và Hương Sơn. Các xã còn lại đều đạt từ 13/18 tiêu chí trở lên (do không thực hiện tiêu chí “Chợ”). [18]
Thu nhập bình quân đầu người của huyện trong năm 2015 đạt 20,5 triệu đồng/người/năm, tăng 9,0% so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện giảm mạnh, chỉ trong vòng 5 năm từ năm 2011-2015 đã xóa được 348 hộ nghèo, bình quân tỷ lệ hộ nghèo còn 6,5%, giảm 8,87% so với cuối năm 2010; trong đó có 6 xã tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% (Hương Giang, Hương Hòa, Hương Lộc, Hương Phú, Hương Sơn và Thượng Quảng).[18]