Đặc điểm phát triển rừng keo của nông hộ huyện Nam Đông

Một phần của tài liệu Vai trò tạo thu nhập của hoạt động trồng keo đối với các nhóm hộ ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đặc điểm phát triển rừng keo của nông hộ huyện Nam Đông

Mặc dù diện tích trồng keo trên địa bàn huyện tương đối lớn song lại phân bố không đồng đều giữa các nhóm hộ. Nhìn chung, diện tích bình quân/hộ chỉ ở mức trung bình khi chỉ đạt 1,19 ha/hộ, tuy nhiên lại có sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm hộ người Kinh so với nhóm hộ người Cơ tu. Trong khi ở nhóm hộ người Kinh thì con số này là 1,67 ha/hộ còn ở nhóm hộ người Cơ tu chỉ là 0,7 ha/hộ. Bên cạnh đó, xét trên khía cạnh về quy mô diện tích thì sự chênh lệch này lại càng tỏ ra khác biệt. Trong khi quy mô diện tích dưới 1 ha chỉ chiếm 10% ở nhóm hộ người Kinh thì con số này lại là 46,67% ở nhóm hộ người Cơ tu, ngược lại với quy mô diện tích trên 2 ha thì con số này lại tập trung chủ yếu ở nhóm hộ người Kinh khi chiếm tới 43,33% trong khi ở nhóm hộ người Cơ tu chỉ có 16,66%. Sự chênh lệch này là nguyên nhân chính làm cho những lợi ích thu lại từ giá trị gia tăng mà trồng keo tạo ra giữa các nhóm hộ không đồng đều nhau. Đối với nhóm hộ người Kinh, với quy mô diện tích lớn và thường nằm ở những vị trí thuận lợi nên việc đầu tư cho hoạt động trồng keo tương đối dễ dàng, vậy nên hiệu quả và thu nhập từ trồng keo của nhóm hộ này cao hơn so với nhóm hộ người Cơ tu. Ngược lại, đối với nhóm hộ người Cơ tu, với diện tích đất đai nhỏ và thường nằm ở những vị trí không thuận lợi gây nên khó khăn cho họ trong việc đầu tư cho hoạt động trồng keo, nên hiệu quả và thu nhập từ trồng keo mang lại thường thấp.

Bên cạnh đó, nhìn chung các diện tích đất trồng keo của hộ trên địa bàn huyện không có sự phân tán quá lớn. Bảng 3.8 cho ta thấy những hộ chỉ có 1 thửa đất trồng keo vẫn chiếm đại đa số, với mức bình quân là 68,33%; trong khi đó số hộ có 2 thửa và 3 thửa chỉ chiếm tương ứng là 21,67% và 10%. Ngoài ra, nếu xét trên các nhóm hộ, tỷ lệ nhóm hộ người Kinh có 2 thửa đất keo nhiều hơn so với nhóm hộ người Cơ tu, lần lượt là 30% so với 13,33%. Điều này xuất phát từ việc trao đổi, mua bán đất trồng keo giữa các nhóm hộ. Khi các dự án phát triển cây keo được triển khai, mỗi hộ thường chỉ được cấp một thửa đất có quy mô tương đồng nhau. Tuy nhiên, nhóm hộ người Kinh với nguồn lực về tài chính lớn hơn có xu hướng mua hoặc thuê lại các thửa đất keo của người Cơ tu, từ đó tạo nên sự chênh lệch về quy mô hay số thửa giữa các nhóm hộ.

Bảng 3.8: Đặc điểm phát triển rừng keo của nhóm hộ về quy mô, diện tích

Chỉ tiêu ĐVT Kinh Cơ tu Bình quân

Diện tích keo bình quân Ha/hộ 1,67 0,7 1,19

+ Hộ có DT nhỏ hơn 1 ha + Hộ có DT từ 1 - 2 ha + Hộ có DT từ 2 – 4 ha

% hộ

% hộ

% hộ

10,00 46,67 43,33

46,67 36,67 16,66

28,33 41,67 30,00 + Hộ có 1 thửa đất keo

+ Hộ có 2 thửa đất keo + Hộ có 3 thửa đất keo

% hộ

% hộ

% hộ

60,00 30,00 10,00

76,67 13,33 10,00

68,33 21,67 10,00 + Hộ được cấp đất TK

+ Hộ mua đất TK + Hộ thuê đất TK

% hộ

% hộ

% hộ

86,7 10,0 3,3

100 0 0

93,3 5,0 1,7

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2015 Quá trình tích tụ đất trồng keo này càng được thể hiện một cách rõ rệt khi xét trên khía cạnh nguồn gốc đất keo của hộ. Nhìn chung phần lớn các thửa đất keo của nông hộ đều là đất được cấp, chiếm 93,3%, trong khi đất mua và thuê chỉ chiếm 5% và 1,7%. Tuy nhiên, phần lớn đất đi mua và thuê tập trung ở nhóm hộ người Kinh khi chiếm tỷ lệ tương ứng là 10% và 3,3% còn ở nhóm hộ người Cơ tu thì 100% là đất được cấp. Chính từ sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua hoạt động mua hoặc thuê này đã làm tăng quy mô rừng keo của nhóm hộ người Kinh, trong khi đó ở nhóm hộ người Cơ tu do không có hoặc có ít đất để trồng keo nên họ có xu hướng tham gia nhiều vào các dịch vụ phát triển keo như bốc vác keo, chăm sóc keo… Theo bà Nguyễn Thị Điệp, chủ hộ thuê đất trồng keo ở thôn 7 xã Thượng Nhật: “Do các hộ người Cơ tu không có vốn bỏ ra để trồng keo nên họ thường cho thuê lại các thửa đất keo của họ, tiền thuê đất tính theo chu kỳ kinh doanh của rừng keo, thường thì khoảng từ 4-5 triệu/chu kỳ”.

3.3.2. Đặc điểm về chu kỳ kinh doanh, thời gian trồng

Nhìn chung, chu kỳ kinh doanh của các hộ trồng keo trên địa bàn là khá ngắn, chu kỳ kinh doanh bình quân chỉ là 3,84 năm. Điều này xuất phát từ tâm lý muốn khai thác sớm để hạn chế rủi ro về thiên tai, nhất là thiệt hại do gió bão gây ra đối với các rừng keo của người dân. Tuy nhiên, việc khai thác sớm này lại làm giảm hiệu quả sản xuất keo của các hộ dân, thường thì việc thu hoạch rừng keo vào khoảng những năm thứ 5, thứ 6 sẽ cho chất lượng và khối lượng tốt nhất, vậy nên giá trị mang lại cũng cao hơn so với việc thu hoạch sớm. Bên cạnh đó, chu kỳ kinh doanh của nhóm hộ người Kinh là cao hơn so với nhóm hộ người Cơ tu, chu kỳ kinh doanh của nhóm hộ người

Cơ tu chỉ là 3,77 năm còn ở nhóm hộ người Kinh là 3,9 năm. Sự khác biệt này ở chỗ nhóm hộ người Cơ tu do thiếu khả năng tài chính để đầu tư nên có xu hướng bán rừng keo sớm hơn để thuận tiện cho việc quay vòng vốn nhanh, hạn chế rủi ro về thiên tai nhưng hiệu quả mang lại thì không cao.

Bảng 3.9: Đặc điểm phát triển rừng keo của nhóm hộ về thời gian trồng, kinh doanh

Chỉ tiêu ĐVT Kinh Cơ tu Bình quân

Thời gian trồng – Thu hoạch Năm 3,90 3,77 3,84

Số thửa đất keo trồng trước

năm 2013 % thửa 4,44 5,00 4,72

Số thửa đất keo trồng năm

2013 % thửa 8,89 20,00 14,44

Số thửa đất keo trồng năm

2014 % thửa 31,11 30,00 30,56

Số thửa đất keo trồng năm

2015 % thửa 55,56 45,00 50,28

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2015 Xét trên khía cạnh về thời gian trồng rừng keo của hộ sau khai thác và những diện tích được trồng mới ta thấy rằng, tỷ lệ rừng keo được trồng mới và trồng lại sau khai thác tập trung nhiều ở năm 2015 khi chiếm tới 50,28% và ít hơn ở những năm trước. Điều này là do trong năm 2015 giá gỗ keo tăng cao nên người dân tập trung khai thác các diện tích keo đã trồng trước đó và trồng lại. Bên cạnh đó, người dân cũng mạnh dạn đầu tư để trồng keo ở những diện tích đất mà trước đó chưa có vốn để đầu tư hoặc chuyển đổi từ các loại đất khác sang đất trồng keo như đất vườn, đất màu, đất trồng cao su…

3.3.3. Đặc điểm về hình thức đầu tư

Xét về hình thức đầu tư thì việc trồng keo của người dân chủ yếu xuất phát từ nguồn lực của hộ là chủ yếu. Qua bảng 3.10 ta thấy, có đến 91,7% số hộ trồng keo theo hình thức tự đầu tư trong khi đó chỉ có 8,3% số hộ trồng keo được dự án hoặc các nguồn khác đầu tư như dự án WB3, dự án BCC. Điều này cũng xuất phát từ thực tế trên địa bàn huyện nói chung và các xã nói riêng, việc các chương trình dự án đầu tư phát triển về trồng keo vẫn còn khá hạn chế, việc trồng keo vẫn chủ yếu dựa trên sự tự phát của người dân.

Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất keo vẫn chủ yếu là nguồn vốn tự có của của hộ gia đình khi chiếm tỷ lệ đến 83,4%; trong khi các nguồn vốn đi vay và

nguồn vốn được các dự án hỗ trợ chỉ chiếm tương ứng là 8,3% và 8%. Nhóm hộ người Kinh vẫn là nhóm hộ có tỷ lệ bỏ vốn tự có để sản xuất keo lớn hơn so với nhóm hộ người Cơ tu khi chiếm đến 86,7% trong khi con số này ở nhóm hộ người Cơ tu chỉ là 80%.

Ngược lại, nhóm hộ người Cơ tu là nhóm hộ có tỷ lệ vay vốn để sản xuất keo cao khi chiếm tới 16,7% trong khi đó ở nhóm hộ người Kinh thì con số này gần như không có.

Ngoài ra, xét trên nguồn vốn được hỗ trợ thì những hộ người Kinh tiếp cận tốt hơn đối với loại vốn này, chiếm tỷ lệ 13,3%; trong khi ở nhóm hộ người Cơ tu chỉ chiếm 3,3%.

Bảng 3.10: Đặc điểm phát triển rừng keo của nhóm hộ về hình thức đầu tư

Chỉ tiêu ĐVT Kinh Cơ tu Bình quân

Hộ tự đầu tư % hộ 86,7 96,7 91,7

Hộ được dự án đầu tư % hộ 13,3 3,3 8,3

Vốn tự có % 86,7 80 83,4

Vốn đi vay % 0 16,7 8,3

Vốn được hỗ trợ % 13,3 3,3 8,0

Một phần của tài liệu Vai trò tạo thu nhập của hoạt động trồng keo đối với các nhóm hộ ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)