Quy t ắc đặt câu hỏi của Ivan Hannel

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ câu hỏi định hướng tư duy và vận dụng hướng dẫn giải bài tập (Trang 24 - 30)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG TƯ DUY TRONG

1.1. Câu h ỏi định hướng tư duy

1.1.2. Câu h ỏi định hướng tư duy

1.1.2.3. Quy t ắc đặt câu hỏi của Ivan Hannel

Quy tắc 1: Chúng ta tin rằng học sinh đến trường là để học và khi các em ở trường, các em bắt buộc phải học.

Trường học tồn tại là để giúp cho học sinh học những kiến thức, các khái niệm và các kĩ năng cần thiết trong xã hội. Tuy nhiên, nhiều học sinh đến trường nhưng không nhận ra nhu cầu cần học tập. Một dấu hiệu để nhận biết điều đó là các em không nhận ra rằng sự thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến sự thất bại trong việc làm bài tập về nhà. Dấu hiệu khác là các em không sẵn sàng trả lời câu hỏi. Trên thực tế, còn có một số học sinh làm ảnh hưởng đến lớp học khi làm cho các học sinh khác không muốn trả lời câu hỏi.

Việc đối phó không chịu tham gia vào bài học tạo ra sự phiền toái và thường có nguyên nhân rõ ràng. Một số phụ huynh không có trách nhiệm trong việc làm cho con mình có thái độ thích thú khi học tập ở trường. Họ cho rằng khi con họ đến trường thì học sinh phải chịu trách nhiệm thu hút học sinh tham gia học tập. Và một số nhà giáo dục công nhận phụ huynh đã đúng và giáo viên sẽ làm nhiều hơn. Nhưng trường học là nơi cần sự nỗ lực, vấn đề không phải ai là người chịu trách nhiệm mà ai là người nên cố gắng. Môi trường lớp học không có sự tham gia của học sinh thường phản ánh sự hợp tác yếu kém giữa giáo viên và học sinh. Còn có những nhân tố khác dẫn đến việc học sinh không tham gia như nội dung bài học buồn tẻ hay cách giảng bài đều đều.

Nhưng tệ nhất là khi học sinh không hòa nhập với lớp học và đặc biệt là khi cả giáo viên và học sinh đều đồng ý, kiểu như học sinh cứ ngồi mà không làm gì cả.

Hiện nay, trong một số trường học, học sinh có thể không tham gia cũng được nếu như các em không thích. Ở một số lớp học, học sinh được bỏ qua khi không trả lời một câu hỏi. Một mặt, việc cho phép học sinh bỏ qua không trả lời câu hỏi có thể giúp cho em đó khỏi bối rối. Tuy vậy, việc bỏ qua không phải là sự lựa chọn trong HEQ.

Việc bỏ qua câu hỏi là một bước nhỏ nhưng vẫn là một bước dẫn đến việc học sinh không tham gia vào bài học.

Bên cạnh đó, việc học sinh không tham gia là vì “phong cách học tập” của các em. Nhưng nếu một học sinh có thể nói được, tiếp thu được ngôn ngữ thì rõ ràng là học sinh đó hoàn toàn có khả năng giao tiếp. Thêm vào đó, học sinh đó có nói trong hoàn cảnh khác hoặc thậm chí trong các lớp học khác không. Ngoài ra, nhiều học sinh không hiểu đúng phong cách học tập của mình.

Trong HEQ, chúng ta không cho rằng tất cả mọi học sinh đều muốn học nhưng với sự động viên và có cơ chế đúng, đa số có thể học được. Vì vậy, chúng ta mời gọi tất cả học sinh trong lớp học. Chúng ta có thể không tiếp cận được đến từng học sinh trong mọi tiết học trên lớp. Tuy nhiên, chúng ta mong muốn mời gọi mọi học sinh.

Chúng ta không chỉ mời gọi tất cả học sinh, chúng ta còn muốn các em xung phong trả lời. Chúng ta khuyến khích học sinh giơ tay xin phát biểu, tươi cười, dù em đó ngồi ở đầu hay cuối lớp.

Có một cách rất hữu dụng là chúng ta hãy dùng cách đánh dấu vị trí của học sinh trong sơ đồ chỗ ngồi để chắc chắn chúng ta gọi tất cả các em. Giáo viên có một xu hướng tự nhiên là hỏi theo một hướng này hay một hướng khác, đầu hay cuối lớp, học sinh nữ hay học sinh nam hay chỉ là một số học sinh xác định. Vì vậy, sơ đồ chỗ ngồi với việc đánh dấu vị trí của học sinh sẽ là một công cụ hữu hiệu để chắc chắn rằng chúng ta đã hỏi tất cả học sinh.

Cuối cùng nhớ rằng: Hỏi tất cả học sinh là một điều tưởng như dễ nhưng lại khó thực hiện. Bởi vì chúng ta thiếu khả năng giao tiếp và lôi cuốn người khác.

Quy tắc 2: Chúng ta tin rằng học sinh là những người chưa được giáo dục, rèn luyện đầy đủ, chứ không phải là những người thiếu đầu óc suy nghĩ, các em chưa hoạt động chứ không phải không hoạt động.

Trong HEQ, chúng ta cho rằng hầu hết học sinh có một bộ óc khỏe mạnh, có thể tham gia hoạt động ở mức độ chấp nhận được hay ở mức cao trong các hoạt động mang tính học thuật. Số còn lại rơi vào trường hợp một số học sinh gặp vấn đề đặc biệt về nhận thức như do gen di truyền, do tai nạn hoặc một số em có cuộc sống khó khăn.

Tuy nhiên, chúng ta tin rằng, hầu hết các em có thể hoạt động ở mức độ vừa phải và chúng ta có thể mong chờ các em trả lời được những câu hỏi mà chúng ta đặt ra.

Những hoàn cảnh thực hành cụ thể là chúng ta phải hỏi học sinh cùng một lượng câu hỏi qua nhiều lần và cho các em cơ hội trả lời những câu hỏi trước đó với cùng một chất lượng. Trong HEQ chúng ta nói tới số lượng câu hỏi và chất lượng câu hỏi.

Đối với thuật ngữ “số lượng” trong HEQ chúng ta cố gắng hỏi học sinh cùng một lượng câu hỏi nhất định qua nhiều lần khác nhau. Bất kể chúng ta muốn sắp xếp cấu trúc bài học thế nào, để học được một khái niệm cụ thể, cần có thời gian là một tuần hoặc nhiều ngày. Tuy nhiên, điều này khác với việc hỏi một số lượng câu hỏi như nhau đối với mỗi học sinh. Trong một tiết học, học sinh đã hiểu bài ở các mức độ khác nhau… Vì vậy, không nên đặt mục tiêu hỏi mỗi học sinh bao nhiêu câu hỏi trong mỗi tiết học. Việc đó sẽ vượt quá khoảng thời gian mà bạn dự định. Với những học sinh có năng lực tiếp thu chậm, cần nhiều câu hỏi hơn so với những học sinh có khả năng tiếp thu nhanh.

Phần khó hơn là câu hỏi có cùng chất lượng - nhất là những câu hỏi đầu tiên.

Trong HEQ, chúng ta phải hỏi học sinh trung bình câu hỏi loại giỏi hay ít nhất là loại khá trước, cũng như chúng ta có thể làm tương tự đối với một học sinh giỏi. Hầu hết học sinh sẽ gặp khó khăn khi trả lời loại câu hỏi khó, càng khó hơn cho một học sinh học chưa chăm chỉ. Vì vậy, trong HEQ, chúng ta nên chuẩn bị trước cho học sinh để các em trả lời câu hỏi yêu cầu tìm ra các mối quan hệ (bước 2 trong HEQ) hay câu hỏi áp dụng (bước 6 trong HEQ) hay các câu hỏi nhận thức. Sau đó, hỏi các câu hỏi so sánh với bất cứ học sinh nào chứ không phải một vài học sinh trong số đó. Chúng ta sẽ không “hạ giọng” đối với một số học sinh ngay từ đầu trong HEQ.

Quy tắc 3: Chúng ta cho rằng cường độ hỏi câu hỏi tạo ra những kết quả học tập khác nhau.

Một trong những phần khó hơn của HEQ là tìm ra cách đặt câu hỏi có cường độ mạnh có nghĩa là chúng ta dùng cách đặt câu hỏi như là một phương dạy học cơ bản hay phương pháp giao tiếp trong một khoảng thời gian trên lớp. Trong HEQ, cách thức chúng ta giao tiếp với học sinh chủ yếu thông qua các câu hỏi. Câu hỏi có cường độ mạnh yêu cầu hỏi rất nhiều câu hỏi.

Việc luyện tập đặt câu hỏi có hiệu quả cao trong giờ học khó hơn chúng ta tưởng.

Khi học sinh không trả lời theo cách chúng ta mong đợi, chúng ta sẽ dễ dàng quay lại với phương pháp kể chuyện, chỉ dẫn, gợi ý, giúp đỡ và những phương pháp dạy học khác không dùng đến câu hỏi.

Về khung thời gian, thời gian cho HEQ có thể là 30 phút trở lên với cấp THPT.

Cường độ đặt câu hỏi không phải là kiểu đặt một loạt các câu hỏi không ngừng nghỉ cho học sinh trong suốt buổi học.

Thông thường, khi không sử dụng HEQ, giáo viên vẫn hỏi nhưng lượng câu hỏi có thể ít hơn và phân chia các câu hỏi ấy trong suốt giờ học, khoảng 20 câu hỏi được đặt trong cả thời gian học một tiết. Nhưng chúng ta đặt ít câu hỏi, số lượng học sinh trả lời sẽ giảm đi.

Với HEQ, giáo viên có thể hỏi học sinh từ 50 - 150 câu hỏi. Dường như là quá nhiều nhưng thời gian đó sẽ qua rất nhanh. Đa số học sinh nhận thấy các em được hỏi ít hơn so với lượng câu hỏi mà các em thực sự cần. Tuy nhiên, đối với giáo viên, HEQ yêu cầu đặt nhiều câu hỏi và điều này tạo ra không khí mệt mỏi. Đây là một lý do nữa để giải thích tại sao chúng ta có xu hướng giảm thời gian cho việc luyện tập HEQ.

Cường độ hỏi cao rất quan trọng vì nó buộc đầu óc phải hoạt động nhiều hơn so với khi ít hỏi hơn. Cường độ hỏi yêu cầu sự căng thẳng về tâm lí chứ không phải về thể chất của học sinh.

Khi giáo viên đặt câu hỏi, đều quan trọng là tất cả học sinh đều được tham gia.

Nhưng chúng ta cũng không muốn tuân theo quy luật “1 câu hỏi/1 học sinh” và cứ như vậy hết học sinh này đến học sinh khác. Nhiều giáo viên hỏi một học sinh một câu hỏi mà không hề nhận biết được điều đó. Giáo viên cố gắng làm cho lớp học hoạt động nên cảm thấy nếu họ hỏi mỗi học sinh nhiều hơn một hay hai câu hỏi thì sợ rằng những học sinh khác sẽ không tập trung. Nhưng trong HEQ, chúng ta có thể hỏi một học sinh từ 1 đến 3 câu hỏi hay thậm chí nhiều hơn. HEQ yêu cầu chúng ta không chỉ đặt câu hỏi có cường độ cao cho cả lớp học mà còn tạo ra những khoảnh khắc ngắn để hỏi một học sinh một số câu hỏi trong cùng một lúc vì:

+ Thứ nhất, một số học sinh không tiếp thu được bài học và cần một số câu hỏi khác nữa để hiểu ra những điều mới mẻ. Học sinh đó sẽ không thể nhận thức trừ khi

em đó nhận thêm được một hay một số câu hỏi kèm theo. Nếu chúng ta không cho phép bản thân hỏi một học sinh nhiều hơn một câu hỏi thì chúng ta có thể phân phối câu hỏi một cách dàn trải.

+ Thứ hai, khi hỏi một học sinh vài câu hỏi sẽ tạo thói quen nghe cho các học sinh khác. Phải có một sự cân bằng giữa nhu cầu của những học sinh đang trả lời và nhu cầu của những học sinh không trả lời để các em cùng tham gia vào lớp học và tiếp thu bài học.

+ Cuối cùng, đặt câu hỏi với cường độ cao là làm giảm mức độ hoang mang trong việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Hỏi nhiều câu hỏi hơn dẫn đến một môi trường học tập tích cực hơn và ít mạo hiểm hơn so với khi ít câu hỏi được đặt ra.

Cách đặt câu hỏi với cường độ lớn dẫn đến kết quả là nhiều học sinh được hỏi.

Điều này có ý nghĩa nhất định đối với chúng ta. Đó là một hình thức học tập. Nếu giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi, học sinh sẽ biến nó thành phong cách học riêng, tạo nên không khí sôi động.

Quy tắc 4: Chúng ta tin rằng đưa ra minh chứng là rất quan trọng cho câu trả lời.

Nhiều học sinh đã học cách đưa ra câu trả lời mà không cần suy nghĩ, đơn giản chỉ nhắc đi nhắc lại câu trả lời của một học sinh bên cạnh. Một câu trả lời đơn giản không chứa đựng bất cứ một nỗ lực trí tuệ nào đối với câu hỏi. Câu trả lời của học sinh cần phải hợp lí, có giá trị đối với việc học tập của các em.

Để khiến học sinh đưa ra lý do cho câu trả lời của mình, HEQ yêu cầu chúng ta tuân theo một mẫu xác định khi đặt câu hỏi trực tiếp, mẫu đó gọi là hỏi - đáp - hỏi (Q - R - Q). Một câu hỏi rồi một câu trả lời, rồi lại tiếp một câu hỏi. Chúng ta không phải luôn luôn hỏi thêm một câu hỏi đối với học sinh đã trả lời câu hỏi trước đó hoặc có thể hỏi một học sinh khác để cố gắng phân tích câu trả lời của học sinh ban đầu. Giáo viên không muốn bị đoán trước phương pháp dạy và luôn luôn yêu cầu học sinh phân tích câu trả lời. Nếu chúng ta làm như thế, những học sinh khác sẽ chú ý kiểu mẫu đó và biết các em sẽ không bị hỏi câu hỏi tiếp theo.

Chúng ta đánh giá xem khi nào cần hỏi câu hỏi tiếp theo để yêu cầu học sinh phân tích dù cho câu trả lời trước đó của học sinh là đúng hay sai, có chất lượng xuất

sắc hay bình thường. Tuy nhiên, không phải bất kì câu trả lời nào cũng cần có sự phân tích. Chắc chắn hỏi học sinh để đánh giá cả hai câu trả lời, xem có đúng với những gì chúng ta đã hi vọng được nghe dù cho câu trả lời có ngắn đến đâu.

Cuối cùng, nhiều giáo viên đã được dạy là đánh giá mọi câu trả lời của học sinh, thậm chí những câu trả lời đưa ra mà không có lí do cụ thể. Đây là một cách hiểu sai về từ “giá trị”, đó là: “sự tạo ra ý nghĩa”. Trong HEQ, chúng ta không khen các câu trả lời không có lí do. Hơn nữa, khen câu trả lời không có suy nghĩ gì hay không có lí do thuyết phục có nghĩa là bạn muốn khuyến khích cho những hành động thiếu suy nghĩ của học sinh trong tương lai.

Quy tắc 5: Duy trì môi trường đặt câu hỏi tích cực và thúc đẩy nó.

Hoạt động đặt câu hỏi có thể có ảnh hưởng tiêu cực nếu giáo viên không biết đến điều đó. Trong HEQ, chúng ta tin tưởng vào việc duy trì môi trường đặt câu hỏi tích cực. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta duy trì sự chú ý đến ngữ điệu của câu hỏi và tránh những câu hỏi có chiều hướng tiêu cực.

HEQ yêu cầu chúng ta tránh hỏi câu hỏi tiêu cực, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể không yêu cầu hay trở nên thụ động khi đặt câu hỏi. Khi chúng ta đặt câu hỏi cho những học sinh không muốn trả lời thì thật khó mà giữ cho ngữ điệu câu hỏi hoàn toàn trung tính hay khẳng định. Trên thực tế, cố gắng giữ gương mặt hoàn toàn vui vẻ khi học sinh cố tình không nổ lực dường như lạ lẫm đối với cả giáo viên và học sinh. Vì vậy, chúng ta hãy thực tế và nhận ra rằng phương pháp tốt nhất là

“khuyến khích một cách tích cực”.

Quy tắc 6: Đặt câu hỏi có mục đích chứ không phải ngẫu nhiên.

Khi nghe câu hỏi, nhiều học sinh thích đoán câu trả lời. Điều này đã trở thành một phần của môi trường văn hóa trong lớp học. Có lẽ do sự coi trọng các kỳ thi trắc nghiệm với các câu hỏi có nhiều lựa chọn đáp án. Bản thân giáo viên, trong khi không thể ngăn học sinh đưa ra các phỏng đoán. Đó là một trong những lý do buộc chúng ta áp dụng mẫu Q - R - Q từ quy tắc 4 là để giảm việc phỏng đoán suông của các em.

Trong HEQ, chúng ta muốn dạy học sinh tư duy trước khi trả lời. Chúng ta cố gắng tránh những câu hỏi dường như khuyến khích câu trả lời ngẫu nhiên. Nếu chúng

ta nghe được nhiều câu trả lời ngẫu nhiên, đó là một dấu hiệu cho thấy câu hỏi không mấy rõ ràng.

Quy tắc 7: Chúng ta tin rằng khi học sinh trả lời “Em không biết” đa phần là một cách trốn tránh tham gia vào bài học.

Trong HEQ, bất cứ khi nào một học sinh trả lời “Em không biết” thì giáo viên nghĩ ngay đây là một cách tránh tham gia, chúng ta ngay lập tức hỏi học sinh đó thêm 1 đến 3 câu hỏi nữa. Bằng cách hỏi thêm câu hỏi ngay lập tức khi học sinh nói “Em không biết”, chúng ta có thể dạy các em rằng một câu trả lời kiểu như thế sẽ dẫn đến nhiều câu hơn chứ không phải để các em thôi không trả lời, mặc dù chúng ta thường không hỏi một học sinh nhiều hơn 3 - 4 câu hỏi liên tục [3].

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ câu hỏi định hướng tư duy và vận dụng hướng dẫn giải bài tập (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)