CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. K ết luận 152 2. Khuy ến nghị
Đề tài “Xây dựng bộ câu hỏi định hướng tư duy và hướng dẫn giải bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - vât lí 11 cơ bản đã được thực hiện trong thời gian ngắn và quy mô nhỏ nhưng đã thu được hoàn thành được một số nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Hệ thống cơ sở lí luận về tư duy, về câu hỏi định hướng tư duy và bài tập vật lí.
Từ đó nhận thấy rằng câu hỏi định hướng tư duy góp một phần quan trọng trong việc phát triển tư duy của học sinh, đặc biệt là trong quá trình giải bài tập.
+ Khảo sát thực trạng việc sử dụng bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - vật lí 11 ở các trường phổ thông. Người nghiên cứu nhận thấy đa số giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh giải bài tập theo tính chất gợi mở, những câu hỏi đơn giản, chưa thực sự kích thích sự hứng thú học tập của các em.
+ Phân tích nội dung, chuẩn kiến thức - kĩ năng về lí thuyết cũng như các dạng bài tập thường gặp khi giảng dạy chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - vật lí 11 cơ bản.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy cho 25 bài tập chương “Mắt.
Các dụng cụ quang” - vật lí 11 với 16 bài tập có mức độ tư duy cao và 9 bài tập với mức độ tư duy phù hợp với HS thực nghiệm. Đồng thời xây dựng tiến trình hướng dẫn HS giải bài tập 25 bài tập đã đưa ra.
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Tân Bình. Phân tích kết quả thực nghiệm thu được giữa lớp ĐC và lớp TN, cho thấy việc xây dựng bộ câu hỏi định hướng tư duy và quy trình hướng dẫn giải bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - vật lí 11 cơ bản là có tính khả thi.
2. Khuyến nghị
Qua quá trình thực hiện đề tài, người nghiên cứu nhận thấy việc sử dụng câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong quá trình giải bài tập thật sự mang lại hiệu quả học tập. Để góp phần nâng cao hiệu quả của đề tài, người nghiên cứu có một vài khuyến nghị như sau:
+ Thứ nhất, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi định hướng tư duy học sinh ở nhiều dạng bài tập khác nhau để tư duy của các em có thể phát triển một cách toàn diện.
+ Thứ hai, đề tài cần được triển khai trên phạm vi rộng, thời gian thực nghiệm phải dài và đề tài cần được áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh hơn, nhiều trường học khác nhau để có được những kết luận chính xác, độ tin cậy cao hơn về tính hiệu quả của đề tài.
+ Thứ ba, việc sử dụng câu hỏi định hướng tư duy có thể sử dụng để giải bài tập và kể cả các giờ lí thuyết ở hầu hết các chương khác nhau trong chương trình vật lí phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lí, Nxb Khoa học xã hội.
2. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Ivan Hannel (2009), Đinh Quang Thú dịch, Đặt và sử dụng câu hỏi có hiệu quả, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Khánh Dương (2002), Quy trình chung của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học, Tạp chí Giáo dục (23).
5. Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn (2004), Bài giảng phân tích chương trình vật lí phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm.
6. Lê Thanh Oai (2010), Bản chất của câu hỏi trong dạy học, Tạp chí Giáo dục (245).
7. Lê Văn Thông (2010), Giải toán chuyên đề vật lí 11, phần Quang hình, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Lê Văn Thông (2010), Hướng dẫn ôn luyện bài tập vật lí 11, chương trình nâng cao, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Sách giáo khoa Vật lí 11 cơ bản, Nxb Giáo dục.
10. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Sách giáo viên Vật lí 11 cơ bản, Nxb Giáo dục.
11. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Sách bài tập Vật lí 11 cơ bản, Nxb Giáo dục.
12. Ngô Văn Thiện (2011), Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 11, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Đình Thước (2007), Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học vật lí (Bài giảng cho học viên cao học), Đại học Vinh.
14. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
16. Nguyễn Hùng Tường, Huỳnh Vĩnh Phát, Võ Tiến Đạt (2007), Giải bài tập vật lí 11 cơ bản, Nxb Tổng hợp Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục Hà Nội.
18. Nguyễn Mạnh Tuấn, Mai Lê (2007), Rèn luyện kĩ năng giải bài tập vật lí 11, Nxb Giáo dục.
19. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Quang (2007), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm.
20. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2009), Lí luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.
21. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Nguyễn Thị Mai (2010), Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.
22. Phạm Hữu Tòng (1996), Hình thành kiến thức, kĩ năng – Phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí, Nxb Giáo dục.
23. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb Đại học Sư phạm.
24. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm.
25. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, giáo khoa lớp 11, Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học.
26. Tâm lý học Liên Xô (1978), Nxb Tiến bộ.
27. Thomas J.I Asley (2000), Các chiến lược để dạy học có hiệu quả, University of Dayton.
28. Trịnh Văn Biều, Lê Thị Thanh Chung (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
29. Từ điển Tiếng Việt (1992), Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện ngôn ngữ học.
30. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kĩ thuật.
PHỤ LỤC 1