CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm
3.4.2. Mô t ả thống kê điểm kiểm tra hai lớp
3.4.2.1. Mô tả thống kê qua bảng phân phối tần suất và đồ thị biểu diễn Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất của lớp TN và lớp ĐC
Điểm Tần suất (%)
Thực nghiệm Đối chứng
2,3 – 3 2,5 8,7
3,3 – 4 2,5 2,2
4,3 – 5 5 19,5
5,3 – 6 7,5 10,9
6,3 – 7 22,5 10,9
7,3 – 8 25 26,1
8,3 – 9 20 15,2
9,3 –10 15 6,5
0 2 4 6 8 10 12 14
2,3-3 3,3-4 4,3-5 5,3-6 6,3-7 7,3-8 8,3-9 9,3-10 Thực nghiệm Đối chứng
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố tần suất điểm kiểm tra 45 phút của lớp TN và lớp ĐC Từ biểu đồ phân bố tần suất cho ta thấy lớp TN và lớp ĐC có điểm cao dao động từ 7,3 đến 8 điểm. Tuy nhiên, số điểm đạt từ 2,3 đến 5 điểm của lớp TN lại thấp hơn khá nhiều so với lớp ĐC và điểm đạt từ 9,3 đến 10 điểm của lớp ĐC lại thấp hơn so với lớp TN nên ta có thể suy ra điểm trung bình của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
3.4.2.2. Mô tả thống kê qua bảng phân phối tần suất tích lũy và đồ thị biểu diễn
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất tích lũy
Điểm Tần suất tích lũy (%)
Thực nghiệm Đối chứng
2,3 – 3 2,5 8,7
3,3 – 4 5 10,9
4,3 – 5 10 30,4
5,3 – 6 17,5 41,3
6,3 – 7 40 52,2
7,3 – 8 65 78,3
8,3 – 9 85 93,5
9,3 –10 100 100
0 5 10 15 20 25
2,3-3 3,3-4 4,3-5 5,3-6 6,3-7 7,3-8 8,3-9 9,3-10 Thực nghiệm Đối chứng
Hình 3.3. Biểu đồ phân bố tần suất tích lũy điểm kiểm tra 45 phút của lớp TN và lớp ĐC
Dựa vào đồ thị biểu diễn ta thấy đường phân bố tần suất của lớp TN nằm ở phía bên dưới và phía bên phải so với đường phân bố tần suất tích lũy của lớp ĐC. Kết hợp
với bảng pân bố tần suất cho thấy lớp TN đã làm bài kiểm tra 45 phút tốt hơn so với lớp ĐC. Ngoài ra, dựa vào bảng tần suất tích lũy ta thấy lớp TN có điểm bài kiểm tra
dưới 5 điểm là 10%, trong khi đó lớp ĐC là 30,4%. Như vậy, việc sử dụng câu hỏi định hướng tư duy hướng dẫn HS giải bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” đã
đem lại hiệu quả ban đầu trong việc nâng cao hiệu quả học tập của HS.
3.4.2.3. Mô tả thống kê thông qua các tham số thống kê
Người nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS để tính toán các tham số thống kê đối với số liệu kết quả kiểm tra 45 phút của lớp TN và lớp ĐC.
Bảng 3.5. Mô tả thống kê qua các tham số thống kê Report
Li
Lop Mean
Std.
Deviation Skewness Kurtosis
1 7.47 1.74 -.73 .77
2 6.65 1.92 -.31 -.78
Total 7.03 1.88 -.50 -.34
0 20 40 60 80 100 120
2,3-3 3,3-4 4,3-5 5,3-6 6,3-7 7,3-8 8,3-9 9,3-10 Thực nghiệm Đối chứng
Ý nghĩa các thông số trên bảng:
+ Mean là điểm trung bình, cho biết trung tâm của phân bố.
+ Std. Deviation là độ lệch chuẩn - số đo độ phân tán của phân bố. Độ lệch chuẩn xác định mức độ ổn định của số liệu thống kê quanh giá trị trung bình. Giá trị của độ lệch chuẩn càng thấp thì mức độ ổn định của số liệu càng lớn, dao động quanh giá trị trung bình càng nhỏ. Giá trị độ lệch chuẩn càng cao thì mức độ ổn định của số liệu càng nhỏ, dao động quanh giá trị trung bình càng lớn.
+ Skewness là độ lệch của phân bố khỏi phân bố chuẩn.
+ Kurtosis là độ phân tán của điểm so với mức trung bình hay nói cách khác là độ cao của phân bố. Như vậy, độ lệch chuẩn càng cao thì độ phân tán sẽ càng nhỏ và thường mang giá trị âm.
Nhận xét:
+ Điểm trung bình cộng của lớp TN (Mean = 7,47) cao hơn điểm trung bình cộng của lớp ĐC (Mean = 6,65).
+ Độ lệch chuẩn của lớp TN (Std. Deviation = 1,74) nhỏ hơn độ lệch chuẩn của lớp ĐC (Std. Deviation = 1,92) cho thấy điểm của lớp TN ổn định hơn lớp ĐC.
+ Độ lệch khỏi phân bố chuẩn của lớp TN (Skewness = - 0,73) nhỏ hơn độ lệch khỏi phân bố chuẩn của lớp ĐC (Skewness = - 0,31) và giá trị đều mang dấu âm, chứng tỏ phân bố điểm của lớp TN lệch về bên phải hơn so với lớp ĐC (nghĩa là điểm của lớp TN cao hơn điểm của lớp ĐC). Đồng thời giá trị Skewness cho thấy điểm của cả hai lớp đều không phải là phân bố chuẩn.
+ Độ phân tán điểm của lớp TN so với trung bình (Kurtosis = 0,77) có giá trị dương chứng tỏ độ phân tán cao, các giá trị tập trung xung quanh điểm trung bình và lớp ĐC (Kurtosis = - 0,78) chứng tỏ độ phân tán rộng, các giá trị không tập trung xung quanh giá trị trung bình.
Qua sự so sánh các thông số thống kê từ điểm kiểm tra 45 phút của hai lớp, ta có thể bước đầu khẳng định được thành tích học tập của lớp TN tiến bộ và ổn định hơn lớp ĐC.