Phân tích n ội dung tổng thể của chương và phân tích nội dung từng bài cụ

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ câu hỏi định hướng tư duy và vận dụng hướng dẫn giải bài tập (Trang 56 - 72)

CHƯƠNG 2. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG TƯ DUY VÀ VẬN DỤNG HƯỚNG

2.1.1. Phát tri ển tư duy của học sinh trong chương

2.1.1.3. Phân tích n ội dung tổng thể của chương và phân tích nội dung từng bài cụ

Chương “Mắt. Các dụng cụ quang” là một phần của chương trình quang hình học hiện nay được dạy ở cấp trung học cơ sở và THPT. Cụ thể, ở cấp trung học cơ sở, học sinh chỉ được học các khái niệm cơ bản của quang học như: nguồn sáng, vật, ảnh, sự truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ ánh sáng, sự tạo ảnh qua gương phẳng, gương cầu, thấu kính. Ở trung học phổ học, các khái niệm này sẽ được bổ sung đầy đủ và hoàn chỉnh hơn về lăng kính, tính chất của lăng kính; các khái niệm liên quan đến thấu kính như thấu kính mỏng, quang tâm, trục chính, trục phụ, tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu diện, tiêu cự, độ tụ, độ phóng đại, các công thức thấu kính, đơn vị đo của các đại lượng; sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và cực viễn, năng suất phân li và sự lưu ảnh của mắt, đặc điểm của mắt bị tật và cách khắc phục; cấu tạo, công dụng của kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn; công thức tính số bội giác của kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn; cách dựng ảnh của vật qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn; thực hành thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính. Trong chương trình vật lí lớp 11 cơ bản, “Mắt. Các dụng cụ quang”

là chương cuối cùng của năm học, tổng số tiết dành cho chương này là 15 tiết, trong đó số tiết dành cho giờ học lí thuyết là 8, số tiết dành cho giờ thực hành là 2 và số tiết dành cho giờ bài tập là 5.

Chương “Mắt. Các dụng cụ quang” được xây dựng dựa vào 4 định luật cơ bản:

định luật truyền thẳng ánh sáng, định luật về tính độc lập của chùm tia sáng, định luật phản xạ và khúc xạ ánh sáng. Chương này không giải thích bản chất các hiện tượng quang học mà chỉ dựa trên các quan niệm hình học để giải thích chúng. Vì vậy, các vấn đề nêu ra có ý nghĩa hình học nhiều hơn ý nghĩa vật lí. Cho nên học sinh phải nắm vững các khái niệm và các định luật cơ bản.

Ngoài các bài thực hành, theo yêu cầu của chương trình và nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nhiều nội dung được trình bày kết hợp với thí nghiệm nhằm rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo bằng nhiều hình thức: đưa ra phương án thí nghiệm, làm thí nghiệm, xử lí kết quả, rút ra kết luận hay từ thí nghiệm đã có cần phải xử lí để rút ra kết luận.

Điểm đặc biệt cần chú ý của chương này là kiến thức nhấn mạnh hơn về các ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật, các bài tập định lượng cũng như định tính gần gũi với thực tế. Từ đó, học sinh có thể phát triển khả năng tư duy sáng tạo một cách toàn diện.

Ngoài ra, những kiến thức kĩ thuật tổng hợp luôn tạo hứng thú học tập cho học sinh.

BÀI 28. LĂNG KÍNH A. Nội dung lí thuyết 1. Định nghĩa

Lăng kính là một môi trường trong suốt và đồng tính giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song.

Thông thường lăng kính có dạng hình lăng trụ tam giác.

- Cấu tạo lăng kính:

+ Hai mặt của lăng kính mà ta dùng là hai

mặt bên. Hình 2.2. Cấu tạo lăng kính

+ Mặt còn lại là mặt đáy.

+ Góc chiết quang: góc nhị diện A tạo bởi hai mặt bên.

+ Cạnh của lăng kính: giao tuyến của hai mặt bên.

+ Tiết diện thẳng: Một mặt phẳng P vuông góc với cạnh sẽ cắt lăng kính theo một tiết diện thẳng.

2. Đường đi của một tia sáng qua lăng kính

- Xét ánh sáng truyền trong tiết diện thẳng và lăng kính chiết suất n đặt trong không khí.

Hình 2.3. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính

- Chiếu tia sáng đơn sắc SI đến mặt AB, sau khi khúc xạ theo tia IJ vào lăng kính.

- Tia sáng ló ra ngoài theo tia JR bị lệch về phía đáy của lăng kính.

- Góc D hợp bởi tia tới SI và tia ló JR gọi là góc lệch của tia sáng.

3. Công thức lăng kính - Tại I: 𝑠𝑠𝑠𝑠1 =𝑠𝑠𝑠𝑠𝑟1

- Tại J: 𝑠𝑠𝑠𝑠2 =𝑠𝑠𝑠𝑠𝑟2

- Góc chiết quang 𝐴 =𝑟1+𝑟2 - Góc lệch 𝐷 =𝑠1+𝑠2− 𝐴

Khi góc tới i1 và góc chiết quang A nhỏ:

+ 𝑠1 =𝑠𝑟1 + 𝑠2 =𝑠𝑟2

+ 𝐴 =𝑟1+𝑟2 + 𝐷 = (𝑠 −1)𝐴

4. Lăng kính phản xạ toàn phần

Là lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác vuông cân.

Hình 2.4. Lăng kính phản xạ toàn phần

5. Ứng dụng

- Dùng làm máy quang phổ lăng kính để phân tích ánh sáng của các nguồn ra các thành phần chỉ có một màu.

- Lăng kính phản xạ toàn phần được dùng trong ống nhòm, bộ phận ngắm của máy ảnh.

B. Bài tập

 Tìm góc ló 𝑠2, góc lệch 𝐷 Cho 𝑠1, tìm 𝑠2.

- Công thức: 𝑠𝑠𝑠𝑠1 =𝑠𝑠𝑠𝑠𝑟1 => 𝑟1

𝐴 =𝑟1+𝑟2 => 𝑟2

- Tìm i2: dựa vào 𝑠𝑠𝑠𝑠2 =𝑠𝑠𝑠𝑠𝑟2 - Không có phản xạ toàn phần, tìm 𝐷. 𝐷 =𝑠1+𝑠2− 𝐴

- Có phản xạ toàn phần: tùy trường hợp cụ thể của bài toán.

BÀI 29. THẤU KÍNH MỎNG A. Nội dung lí thuyết

1. Định nghĩa

Thấu kính mỏng là một môi trường trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.

2. Phân loại thấu kính

- Thấu kính rìa mỏng (thấu kính hội tụ).

- Thấu kính rìa dày (thấu kính phân kì).

3. Các phần tử của thấu kính

- Trục chính: đường thẳng nối tâm hai mặt cầu giới hạn thấu kính.

- Quang tâm O của thấu kính mỏng: 𝑂1 ≡ 𝑂2 ≡ 𝑂. Mọi tia sáng qua quang tâm O của thấu kính đều truyền thẳng.

- Trục phụ: Mọi đường thẳng khác qua quang tâm khác trục chính.

 Chú ý: Xét trường hợp chiết xuất tỉ đối của thấu kính đối với môi trường đặt thấu kính n > 1.

- Thấu kính rìa mỏng là thấu kính hội tụ có tia ló lệch gần về phía trục chính hơn so với tia tới.

- Thấu kính rìa dày là thấu kính phân kì có tia ló lệch xa trục chính hơn so với tia tới.

4. Tiêu điểm - Tiêu diện - Tiêu cự

- Tiêu điểm ảnh chính 𝐹′là điểm đồng quy của chùm tia ló ứng với chùm tia tới song song với trục chính.

- Tiêu điểm vật chính F là vị trí của nguồn sáng điểm để có chùm ló song song với trục chính.

- Tiêu điểm ảnh phụ 𝐹𝑛′ là điểm đồng quy của chùm tia ló ứng với chùm tia tới song song với trục phụ.

- Tiêu điểm vật phụ Fn là điểm đồng quy của chùm tia tới ứng với chùm tia ló song song với trục phụ.

- Tiêu diện là mặt phẳng tập hợp các tiêu điểm của thấu kính.

+ Trong điều kiện tương điểm, tiêu diện có thể coi là một phần của mặt phẳng vuông góc với trục chính tại tiêu điểm chính.

+ Đối với thấu kính mỏng, hai tiêu diện ảnh và vật đối xứng nhau qua quang tâm.

- Tiêu cự là độ dài số học, được kí hiệu là chữ f, có trị số tuyệt đối bằng khoảng cách từ quang tâm O đến tiêu điểm chính.

|𝑓| = 𝑂𝐹 =𝑂𝐹′ Quy ước:

+ Thấu kính hội tụ f > 0.

+ Thấu kính phân kì f < 0.

5. Đường đi của các tia sáng qua thấu kính Các tia đặc biệt

+ Tia qua quang tâm O.

+ Tia tới song song với trục chính.

+ Tia tới có phương qua F.

6. Tia bất kì

- Vẽ ảnh của một điểm sáng nằm ngoài trục chính.

- Vẽ ảnh của một điểm sáng nằm trên trục chính.

- Vẽ ảnh của một vật.

7. Xác định ảnh bằng cách vẽ đường đi của các tia sáng

- Tia tới song song với trục chính cho tia ló có phương qua tiêu điểm ảnh chính 𝐹′.

- Tia tới qua quang tâm O thì truyền thẳng.

- Tia tới có phương qua tiêu điểm vật chính F cho tia ló song song với trực chính.

- Tia tới song song với trục phụ cho tia ló có phương qua tiêu điểm ảnh phụ.

8. Độ tụ thấu kính

Độ tụ là số nghịch đảo của tiêu cự 𝐷 =𝑓1 (dp) + D > 0: thấu kính hội tụ.

+ D < 0: thấu kính phân kì.

+ R > 0: mặt lồi.

+ R < 0: mặt lõm.

+R → ∞: mặt phẳng.

+ n: chiết suất tuyệt đối của chất làm thấu kính.

+ 𝑠′: chiết suất tuyệt đối của môi trường.

9. Các công thức về thấu kính

+ Công thức tính tiêu cự: 1𝑓 = (𝑠 −1)(𝑅1

1+𝑅1

2) + Công thức số phóng đại: 𝑘 =−𝑑′𝑑

k > 0: vật, ảnh cùng chiều.

k < 0: ảnh vật ngược chiều.

+ Công thức về vị trí ảnh: 𝑓1=𝑑1+𝑑′1 B. Bài tập

1. Xác định ảnh

- Xác định vị trí, tính chất của ảnh + Công thức: 1𝑓=𝑑1+𝑑′1 => 𝑑′ =𝑑−𝑓𝑑𝑓 + Tính chất:

 𝑑′ > 0: ảnh thật

𝑑′ < 0: ảnh ảo

- Chiều, độ lớn của ảnh + Công thức: 𝑘=𝐴′𝐵′������𝐴𝐵���� =−𝑑′𝑑 + Chiều:

k > 0: ảnh cùng chiều vật.

k < 0: ảnh ngược chiều vật.

2. Tiêu cự - Độ tụ Trong không khí: 𝐷 =1𝑓 3. Tiêu cự - Độ phóng đại - Công thức vị trí: 𝑓1=𝑑1+𝑑′1

=> 𝑑′

𝑑 =𝑑−𝑓𝑓 (1)

- Công thức tính độ phóng đại: 𝑘 =𝐴′𝐵′������𝐴𝐵���� =−𝑑′𝑑 (2) Từ (1) và (2) tìm d và 𝑑′.

4. Khoảng cách vật - ảnh

- Cho tiêu cự và khoảng cách vật - ảnh.

- Từ công thức 1𝑓 =1𝑑+𝑑′1 và 𝐿 = 𝑑+𝑑′suy ra 𝑑2+𝐿𝑑+𝐿𝑓 = 0 5. Dịch chuyển vật, ảnh

d và 𝑑′ bao giờ cũng nghịch biến. Nghĩa là ảnh và vật di chuyển ngược chiều nhau.

𝑑′ = 𝑑𝑓 𝑑 − 𝑓

𝑑±𝑏 =(𝑑∓𝑎)𝑓𝑑∓𝑎−𝑓 =𝑑−𝑓𝑑𝑓 ±𝑏 (a, b > 0) Chú ý:  Di chuyển vật lại gần thấu kính: +a

 Di chuyển vật ra xa thấu kính: -a 6. Hệ thấu kính

 Sơ đồ tạo ảnh

𝐿1R 𝐿2

AB A1B1 A2B2 O1 O2

d1 𝑑1′

d2 𝑑2′

- Xác định ảnh

 Vị trí A1B1 cách O1: 𝑑1′ =𝑑𝑑1𝑓1

1−𝑓1

 Vị trí A1B1 cách O2: 𝑑2 =𝑎 − 𝑑1′ =𝑎 −𝑑𝑑1𝑓1

1−𝑓1

 Vị trí A2B2 cách O2: 𝑑2′ =𝑑𝑑2𝑓2

2−𝑓2

- Tìm điều kiện của vật để hệ cho ảnh ảo hoặc ảnh thật hoặc ảnh xa vô cùng.

- Thấu kính ghép sát

Nếu có nhiều thấu kính mỏng ghép sát nhau ta có thể thay hệ bằng một thấu kính tương đương với độ tụ:

D = D1 + D2 + D3 + … => 1

𝑓 =𝑓1

1+𝑓1

2+𝑓1

3+⋯ BÀI 31. MẮT

A. Nội dung lí thuyết 1. Cấu tạo

- Về phương diện quang học, mắt tương đương với một thấu kính hội tụ, gọi là thấu kính mắt.

- Tiêu cự thấu kính mắt có thể thay đổi khi độ cong các mặt thủy tinh thể thay đổi.

- Màng lưới (võng mạc) đóng vai trò như một màn ảnh, trên võng mạc có điểm vàng V và vùng lân cận rất nhạy với ánh sáng.

- Khoảng cách từ quang tâm của thấu kính mắt đến võng mạc là không đổi (𝑑′ ≈ 2,2cm).

2. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực cận. Điểm cực viễn

- Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt để ảnh của vật luôn hiện rõ trên võng mạc.

- Điểm cực cận. Điểm cực viễn:

+ Điểm cực cận (Cc) là điểm gần nhất nằm trên trục của mắt mà mắt còn nhìn thấy rõ điểm đó khi điều tiết tối đa (fmin).

+ Điểm cực viễn (Cv) là điểm xa nhất nằm trên trục của mắt mà mắt còn nhìn thấy rõ điểm đó khi không điều tiết (fmax = OV). Mắt không có tật thì Cv ở vô cực.

- Khoảng cực cận, giới hạn nhìn rõ của mắt

+ Khoảng cực cận là khoảng nhìn rõ ngắn nhất (từ quang tâm của mắt tới điểm cực cận) Đ = OCc.

+ Giới hạn nhìn rõ của mắt là khoảng cách từ điểm cực cận tới điểm cực viễn.

3. Góc trông vật và năng suất phân li của mắt

- Góc trông vật AB có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với trục chính của mắt là góc tạo bởi hai tia sáng đi từ hai đầu AB của vật qua quang tâm O của mắt.

𝑡𝑎𝑠𝑡 =𝐴𝐴 𝑂𝐴

Hình 2.5. Góc trông vật

- Năng suất phân li của mắt là góc trông nhỏ nhất 𝑡𝑚𝑚𝑛 mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm AB.

𝜀 =𝑡𝑚𝑚𝑛 ≈ 1′

4. Sự lưu ảnh trên võng mạc

Sự lưu lại hình ảnh của vật trên võng mạc trong thời gian cỡ 0,1s sau khi ánh sáng từ vật kích thích lên võng mạc đã mất.

5. Các tật của mắt và cách khắc phục

Cận thị

- Đặc điểm của mắt cận thị:

+ Điểm cực viễn (Cv): ở gần mắt, cách mắt khoảng 2m trở lại. Nhìn vật đặt ở điểm cực viễn, mắt không phải điều tiết (fmax).

+ Điểm cực cận (Cc): ở rất gần mắt hơn so với mắt không có tật.

+ Cận thị là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm của thấu kính mắt nằm trước võng mạc (fmax < OV).

- Cách khắc phục tật cận thị:

Để cho mắt cận có thể nhìn rõ được những vật ở xa mà không điều tiết có hai cách giải quyết:

+ Dùng một thấu kính phân kì sao cho ảnh của các vật ở vô cực qua kính hiện lên ở điểm cực viễn của mắt. Nếu kính đeo sát mắt thì tiêu cự của kính f = - OCv.

+ Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt.

Viễn thị

- Đặc điểm của mắt viễn thị:

+ Điểm cực cận Cc ở xa mắt hơn so với mắt không tật (OCc > 25 cm).

+ Khi nhìn vật ở vô cực mắt phải điều tiết.

+ Viễn thị là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm của thấu kính mắt nằm sau võng mạc (fmax > OCv).

- Cách khắc phục tật viễn thị:

Để cho mắt viễn thị có thể nhìn rõ những vật ở xa mà không điều tiết có hai cách giải quyết:

+ Dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn sát giác mạc.

+ Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt.

Lão thị

- Đặc điểm của mắt lão:

+ Điểm cực cận (Cc) ở xa mắt hơn so với mắt không tật (OCc > 25cm).

+ Khi nhìn vật ở vô cực mắt không điều tiết.

+ Lão thị là tật thông thường của mắt ở những người nhiều tuổi, khả năng điều tiết tối đa bị giảm do thủy tinh thể trở nên cứng hơn và cơ vòng yếu hơn.

- Cách khắc phục tật lão thị:

+ Dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn sát giác mạc.

+ Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt.

B. Bài tập

1. Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt

- Dùng công thức thấu kính hoặc gương cầu xác định vị trí vật:

1

𝑓 =1𝑑+𝑑′1 suy ra 𝑑 =𝑑𝑑′𝑓′−𝑓 - Sơ đồ tạo ảnh

OK

AB 𝐴′𝐴′

d 𝑑′

2. Trường hợp xác định khoảng cách vật gần nhất cách mắt Nếu kính sát mắt OOk = 0; 𝑑𝑐′ = - OOc. Do ảnh ảo 𝑑𝑐′ < 0.

Ta có 𝑑𝑐 =𝑑𝑑′′−𝑓𝑓

3. Trường hợp xác định khoảng cách vật xa nhất cách mắt Nếu kính đeo sát mắt 𝑂𝑂𝑘= 0, 𝑑𝑣′= - OCv.

Ta có 𝑑𝑣 =𝑑𝑑𝑣′𝑓

𝑣′−𝑓

 Chú ý: Giới hạn nhìn rõ của mắt khi dùng kính để chữa tật của mắt: 𝑑𝑐 ≤ 𝑑 ≤ 𝑑𝑣

BÀI 32. KÍNH LÚP A. Nội dung lí thuyết 1. Định nghĩa

- Kính lúp là thấu kính hội tụ dùng để bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ. Nó có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.

- Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn cỡ vài xentimet.

2. Ngắm chừng

- Ngắm chừng là quá trình điều chỉnh khoảng cách từ vật đến kính lúp để đưa ảnh ảo tạo bởi kính lúp vào trong giới hạn nhìn rõ của mắt.

- Ngắm chừng ở điểm cực viễn là điều chỉnh để ảnh của vật nằm ở điểm cực viễn Cv của mắt. Đối với mắt bình thường thì ngắm chừng ở vô cực.

- Ngắm chừng ở điểm cực cận là điều chỉnh để ảnh cúa vật hiện lên ở điểm cực cận của mắt.

3. Số bội giác của kính lúp

- Số bội giác của kính lúp là tỉ số giữa góc trông ảnh của một vật qua dụng cụ đó (𝑡) với góc trông trực tiếp vật đó khi vật đặt ở điểm cực cận của mắt (𝑡0).

𝐺 = 𝑡

𝑡0 = 𝑡𝑎𝑠𝑡 𝑡𝑎𝑠𝑡0 - Sơ đồ tạo ảnh:

Kính lúp Mắt

AB 𝐴∞′ 𝐴∞′ 𝐴′𝐴′

d1 𝑑1′ d2 𝑑2′ OK O

l + Khi ngắm chừng ở vô cực: 𝐺∞ =𝑂𝑂𝑓𝑐 =Đ𝑓

Hình 2.6. Mắt ngắm chừng kính lúp ở vô cực

Hình 2.7. Ngắm chừng của mắt ở cực cận

+ Số bội giác của kính lúp phụ thuộc vào mắt người quan sát và sự ngắm chừng.

Khi ngắm chừng ở vô cực số bội giác không phụ thuộc vị trí đặt mắt.

B. Bài tập

1. Trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận: OOK + OKCc = OCc 𝐺𝑐 =𝑘𝑐 =−𝑑𝑐′

𝑑𝑐 =𝑓 − 𝑑𝑐′ 𝑓 Kính đeo sát mắt 𝑂 ≡ 𝑂𝑘; 𝑂𝑂𝑐 =−𝑑𝑐′ => 𝐺𝑐 =𝑙+𝑂𝑂𝑓𝑐 2. Trường hợp ngắm chừng ở vô cực:𝐺∞ =𝑂𝑂𝑓𝑐 =Đ𝑓

3. Trường hợp ngắm chừng ở điểm cực viễn:𝐺𝑣 = |𝑘𝑣|𝑂𝑂𝑂𝑂𝑣

𝑘+|𝑑𝑣′|

Nếu kính đeo sát mắt 𝑂𝑂𝑘 =𝑂 =>𝐺𝑣 =𝑂𝑂𝑂𝑂𝑐

𝑣

 Chú ý: Quang tâm O của mắt trùng với tiêu điểm ảnh của kính lúp 𝐺 =Đ𝑓 BÀI 33. KÍNH HIỂN VI

A. Nội dung lí thuyết 1. Định nghĩa

Kính hiển vi là một hệ thống gồm hai thấu kính hội tụ đặt đồng trục có tác dụng bổ trợ mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ.

2. Cấu tạo và ngắm chừng - Cấu tạo:

+ Vật kính L1: là thấu kính hội tụ, có tiêu cự rất ngắn, tạo ảnh thật rất lớn của vật cần quan sát.

+ Thị kính L2: là thấu kính hội tụ, có tiêu cự ngắn, dùng như kính lúp để quan sát ảnh thật nói trên.

+ Khoảng cách giữa vật kính và thị kính không thay đổi.

- Ngắm chừng là điều chỉnh khoảng cách từ vật đến kính hiển vi để ảnh cuối cùng nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.

3. Số bội giác của kính hiển vi

Hình 2.8. Đường truyền của chùm tia sáng qua kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực 𝑡𝑎𝑠𝑡 =𝐴2𝐴2

𝑂𝐴2 =𝐴2𝐴2

𝑂2𝐴2 =𝐴1𝐴1

𝑂2𝐹2 =𝐴1𝐴1 𝑓2 𝑡𝑎𝑠𝑡0 = 𝐴𝐴

Đ𝑚𝑚𝑛

𝐺 = 𝑡𝑎𝑠𝑡

𝑡𝑎𝑠𝑡0 =𝐴1𝐴1 𝐴𝐴 .Đ𝑚𝑚𝑛

𝑓2 = |𝑘1|𝐺2 - Xét ngắm chừng ở vô cực: 𝐺∞ = |𝑘1|𝐺2∞ =𝛿.𝑂𝑂𝑓 𝑐

1𝑓2

+ k1: số phóng đại của ảnh A1B1 qua vật kính.

+ G2: số bội giác của thị kính.

+ 𝛿 =𝐹1′𝐹2 =𝑙 − 𝑓1− 𝑓2: độ dài quang học của kính hiển vi.

+ 𝑓1,𝑓2: tiêu cự của vật kính và thị kính.

- Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn rất nhiều so với số bội giác của kính lúp.

B. Bài tập

 Công thức tổng quát 𝐺 = 𝑡

𝑡0 = 𝑡𝑎𝑠𝑡 𝑡𝑎𝑠𝑡0 =

𝐴2𝐴2 𝑂𝐴2

𝑂𝑂𝐴𝐴𝑐

=𝐴2𝐴2

𝐴𝐴 .𝑂𝑂𝑐

𝑂𝐴2 = |𝑘| 𝑂𝑂𝑐

𝑂𝑂𝑘+ |𝑑2′| 𝐺 = |𝑘1||𝑘2| 𝑂𝑂𝑐

𝑂𝑂𝑘 + |𝑑2′| =𝑘1𝐺𝐿

1. Trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận: 𝑨𝟐 ≡ 𝑪𝒄

𝐺𝑐 =�𝑓1− 𝑑1′

𝑓1 �(−𝑑𝑐′ 𝑑𝑐) Với 𝑑2′ =−𝑑𝑐′; 𝑑1′ =𝑂1𝑂2− 𝑑𝑐

=> 𝑑2 =𝑑𝑑2′𝑓2

2′−𝑓2=−𝑑𝑑2′𝑓2

𝑐;−𝑓2

2. Trường hợp ngắm chừng ở vô cực:𝐺∞ =𝑓𝛿Đ

1𝑓2

Với 𝛿 =𝐹1𝐹2′ =𝑂1𝑂2−(𝑓1+𝑓2)

3. Trường hợp ngắm chừng ở điểm cực viễn: 𝑨𝟐 ≡ 𝑪𝒗

𝐺𝑣 =𝑓1− 𝑑1′ 𝑓1 𝐺𝐿𝐿 BÀI 34. KÍNH THIÊN VĂN

A. Nội dung lí thuyết 1. Định nghĩa

Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa.

2. Cấu tạo và cách ngắm chừng - Cấu tạo kính thiên văn khúc xạ:

+ Vật kính: là một thấu kính hội tụ, có tiêu cự f1 lớn.

+ Thị kính: là một thấu kính hội tụ, có tiêu cự f2 nhỏ.

+ Hai thấu kính ghép đồng trục. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính thay đổi được.

- Ngắm chừng là thay đổi khoảng cách O1O2 để ảnh nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ câu hỏi định hướng tư duy và vận dụng hướng dẫn giải bài tập (Trang 56 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)