CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2. Ti ến hành thực nghiệm sư phạm
- Gặp Ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn trao đổi về mục đích thực nghiệm và xin phép triển khai kế hoạch thực nghiệm.
- Chọn mẫu thực nghiệm.
- Gặp giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp làm thực nghiệm trao đổi về mục đích, nhiệm vụ, nội dung và các giáo án thực nghiệm của mình.
- Phổ biến cách học mới cho học sinh.
- Giới thiệu sơ lược về hình thức học tập, cách kiểm tra, đánh giá cho học sinh nắm rõ.
- Soạn thảo giáo án bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” theo mục tiêu của đề tài.
- Soạn thảo phiếu bài tập, bài kiểm tra sau mỗi bài và soạn thảo đề kiểm tra cuối chương để kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh.
3.2.2. Tổ chức dạy học
Sau khi đã chuẩn bị các nội dung cần thiết, người nghiên cứu tiến hành tổ chức
dạy học ở cả hai lớp ĐC và TN.
- Lớp TN: Tiến trình giải bài tập được giảng dạy theo tiến trình đã được xây dựng ở chương 2. Trong quá trình dạy học, người nghiên cứu chú ý bao quát, theo dõi các cử chỉ và phản ứng của học sinh dựa vào phiếu điều tra đã thiết kế, qua các câu trả lời của học sinh, rút ra những khó khăn mà học sinh mắc phải trong. Sau từng tiết dạy, người nghiên cứu rút kinh nghiệm, phát hiện những chỗ chưa phù hợp của tiến trình soạn thảo, bổ sung và sửa đổi những điều cần thiết.
- Lớp ĐC: Tiến hành dạy bài tập theo các phương pháp dạy bài tập truyền thống, các tiết dạy theo đúng phân phối chương trình.
- Sau mỗi tiết bài tập, người nghiên cứu làm một bảng kiểm tra, đánh giá HS qua quá trình sử dụng câu hỏi định hướng tư duy giải bài tập.
- Tiến hành kiểm tra 15 phút sau khi học xong 2 bài đầu tiên của chương để có những đánh giá ban đầu về những thuận lợi cũng như những khó khăn khi sử dụng phương pháp đặt câu hỏi tư duy hướng dẫn học sinh giải bài tập. Từ đó có thể điều chỉnh, bổ sung cho các tiết học sau cho đạt hiệu quả cao hơn.
- Trước khi trường tổ chức thi học kì 2 cho khối lớp 11, người nghiên cứu đã cho cả hai nhóm TN và ĐC làm một bài kiểm tra 45 phút với cùng một nội dung, lấy kết quả, tiến hành xử lí thống kê, so sánh và đánh giá kết quả học tập của hai nhóm. Từ đó có thể rút ra kết luận về hiệu quả và tính khả thi của đề tài.
3.2.3. Kiểm tra đánh giá
3.2.3.1. Đánh giá tính tích cực học tập của học sinh
- Mục đích: quan sát, đánh giá tính tích cực của học sinh khi tham gia giải bài tập.
- Đối tượng: học sinh thông qua quá trình giáo viên hướng dẫn giải bài tập ở nhà và trên lớp.
- Phương pháp: quan sát trực tiếp, ghi chép.
- Phạm vi: lớp được chọn làm thực nghiệm.
- Nội dung: Để đánh giá tính tích cực học tập của học sinh, người nghiên cứu phải trả lời được những câu hỏi sau:
Quá trình làm bài tập ở nhà:
+ Đối với những kiến thức đã học, học sinh có nắm vững không? Có vận dụng được những kiến thức đó vào bài tập giáo viên đã giao về nhà không?
+ Khi được giao bài tập về nhà, học sinh có tìm hiểu kĩ đề bài, có tóm tắt đề và xác định được yêu cầu bài toán không?
+ Khi không tìm được hướng giải, học sinh có thảo luận với các bạn khác trong lớp không?
Quá trình tham gia giải bài tập tại lớp:
+ Học sinh có chú ý lắng nghe những hướng dẫn của giáo viên hoặc những câu trả lời các bạn hay không?
+ Mức độ hăng hái tham gia vào các hoạt động giải bài tập như thế nào? (đọc đề, tóm tắt đề bài, xác lập các mối liên hệ của bài toán, phát biểu ý kiến, ghi chép đầy đủ, cẩn thận…).
+ Học sinh có hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên giao một cách nhanh chóng không?
+ Học sinh có trình bày cách hiểu hoặc cách giải một bài toán theo ngôn ngữ riêng của mình không?
+ Sau khi giải xong một bài tập, HS có liên hệ được với thực tiễn hay không?
Bảng 3.1. Phiếu quan sát đánh giá tính tích cực học tập của HS
Nội dung quan sát Mức độ thực hiện
Ít Tương đối Nhiều
Quá trình làm bài tập ở nhà:
Hoàn thành các bài tập ở nhà.
Trả lời được những câu hỏi kiểm tra của giáo viên.
Quá trình tham gia giải bài tập tại lớp:
- Chú ý lắng nghe những hướng dẫn của giáo viên hoặc những câu trả lời các bạn.
- Hăng hái tham gia vào các hoạt động giải bài tập.
- Hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên giao một cách nhanh chóng.
- Trình bày cách hiểu hoặc cách giải một bài toán theo ngôn ngữ riêng của mình
- Trình bày cách giải một bài toán theo ngôn ngữ riêng của mình.
- Liên hệ thực tiễn qua mỗi bài tập.
3.2.3.2. Đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh qua quá trình giải bài tập
Học sinh cả hai lớp TN và ĐC cùng làm một bài kiểm tra 45 phút gồm hai đề theo hình thức tự luận về nội dung kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - vật lí 11 cơ bản để đánh giá sự tiến bộ và mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh trong quá trình học tập.
Sau đó, dựa vào số liệu thu nhận được, người nghiên cứu tiến hành mô tả thống kê và kiểm định giả thuyết, so sánh kết quả học tập giữa lớp TN và lớp ĐC để đánh giá định lượng hiệu quả của việc vận dụng câu hỏi tư duy hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí.