CHƯƠNG I LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên
Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã dựa trên hệ thống phân loại của Loeschau đã sửa đổi, bổ sung và cải tiến cho phù hợp với đặc điểm rừng tự nhiên của Việt Nam và cho đến nay vẫn áp dụng hệ thống phân loại này (QPN 6 -84) .
Thái Văn Trừng (1998) 35 trên quan điểm sinh thái đã chia rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật. Ông đề xuất dùng kiểu thảm thực vật làm đơn vị phân loại cơ bản và lấy hình thái, cấu trúc quần thể làm tiêu chuẩn phân loại.
Bảo Huy (1993) 12 xác định trạng thái hiện tại của các lâm phần Bằng Lăng ở Tây Nguyên theo hệ thống phân loại của Loeschau, đồng thời tác giả cũng xác định các loại hình xã hợp thực vật với các ưu hợp khác nhau thông qua trị số IV%.
Lê Sáu (1996) 26 , Trần Cẩm Tú (1999) 39 , Nguyễn Thành Mến (2005)
20 khi phân loại trạng thái rừng tự nhiên tại Kon Hà Nừng - Tây Nguyên, Hương Sơn - Hà Tĩnh, Phú Yên đã dựa trên hệ thống phân loại rừng của Loeschau (1960) được Viện Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam bổ sung (QPN6 - 84).
Nguyễn Văn Thêm (2001) 39 , ứng dụng hàm lập nhóm trong phân loại trạng thái rừng và đưa ra kết luận: Các trạng thái rừng theo hệ thống phân loại của Loeschau có thể được nhận biết chính xác thông qua các hàm phân loại tuyến tính được xây dựng dựa trên nhiều biến số định lượng .
Bảo Huy (1993) 12 , Đào Công Khanh (1995) 16 khi nghiên cứu tổ thành loài cây đối với rừng tự nhiên ở Đăk Lăk và Hương Sơn - Hà Tĩnh đều xác định: Tỷ lệ tổ
thành của các nhóm loài cây mục đích, nhóm loài cây hỗ trợ và nhóm loài cây phi mục đích cụ thể, từ đó đề xuất biện pháp khai thác thích hợp cho từng đối tượng theo hướng điều chỉnh tổ thành hợp lý.
Lê Sáu (1996) 26 , Trần Cẩm Tú (1999) 39 khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Kon Hà Nừng - Tây Nguyên và Hương Sơn - Hà Tĩnh đã xác định danh mục các loài cây cụ thể theo cấp tổ thành và các tác giả đều kết luận sự phân bố củasố loài cây theo cấp tổ thành tuân theo luật phân bố giảm.
Thái Văn Trừng (1978) 35 đã tiến hành phân chia thực vật rừng nhiệt đới thành 5 tầng: Tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C).
Trần Ngũ Phương (1970,1998) 24 cho rằng số tầng nhiều nhất trong đai rừng nhiệt đới mưa mùa ở Việt Nam là 5 tầng, kể cả tầng cây bụi và thảm tươi nhưng không tán thành việc phân tầng theo các cấp chiều cao.
Nguyễn Văn Trương (1973, 1983, 1984) 37 38 khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài cũng xem xét sự phân tầng theo hướng định lượng nhưng việc phân tầng theo cấp chiều cao lại được thực hiện một cách cơ giới.
Vũ Đình Phương (1988) 25 xuất phát từ kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đã nhận định rằng: Việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết nhưng bằng phương pháp định lượng để xác định giới hạn của các tầng thứ này chỉ có thể làm được khi có sự phân tầng rõ rệt, có nghĩa là khi rừng đã phát triển ổn định .
Lê Minh Trung (1991) 34 đã phân các ưu hợp Giổi xanh, ưu hợp Bằng Lăng thành 3 tầng và ưu hợp Dầu đỏ thành 02 tầng với các giá trị đường giới hạn tầng khác nhau cho rừng ở Gia Nghĩa - Đắc Nông trên cơ sở phân cấp chiều cao với cự ly mỗi cấp là 2m.
Đồng Sĩ Hiền (1974) 11 Khi lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam ông đã đưa ra kết luận: Dạng tổng quát của phân bố N/D là phân bố giảm, nhưng do quá trình khai thác chọn thô không theo quy tắc nên đường thực nghiệm có dạng hình răng cưa. Với kiểu phân bố thực nghiệm như vậy, tác giả đã dùng hàm Meyer và họ đường cong Pearson để mô tả.
Nguyễn Hải Tuất (1986) 34 sử dụng phân bố khoảng cách mô tả phân bố thực nghiệm dạng một đỉnh ở ngay sát cỡ đường kính bắt đầu đo. Kết quả mô tả phân bố N/D theo hàm Khoảng cách đã được Trần Cẩm Tú (1999) 39 kiểm nghiệm khi nghiên cứu đặc điểm rừng sau khai thác ở Hương Sơn, Hà Tĩnh và cho kết quả tốt.
Bảo Huy (1993) 12 thử nghiệm 4 dạng hàm cho từng loài ưu thế: Bằng Lăng, Cẩm xe, Kháo, Chiêu liêu ở rừng rụng lá và nửa rụng lá Bằng Lăng khu vực Tây Nguyên đưa ra kết luận hàm phân bố khoảng cách thích hợp hơn các dạng phân bố khác.
Trần Văn Con (1991) 3 đã thử nghiệm một số phân bố xác suất mô tả phân bố N/D và đưa ra nhận xét là phân bố Weibull thích hợp nhất cho rừng tự nhiên ở Đắc Lăk.
Theo Đào Công Khanh (1996) 16 dạng tần số lũy tích thích hợp vì biến động của đường thực nghiệm này nhỏ rất nhiều so với biến động số cây hay phần trăm số cây ở các cỡ kính.
Lê Sáu (1996) 26 khi nghiên cứu cấu trúc rừng tại Kon Hà Nừng - Tây Nguyên đã kết luận: Hàm Weibull là thích hợp nhất khi mô tả phân bố N/D cho tất cả các trạng thái rừng tự nhiên, cho dù phân bố thực nghiệm có dạng giảm liên tục hay một đỉnh.
Nguyễn Thành Mến (2005) 20 đã khẳng định: Hàm Weibull mô phỏng phân bố N/D trên các lâm phần sau khai thác tại tỉnh Phú Yên là tốt nhất.
Những nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) 11cho thấy: Phân bố số cây theo chiều cao (N/H) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng loài cây thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn.
Thái Văn Trừng (1978) 35 trong nghiên cứu của mình đã đưa ra các kết quả nghiên cứu cấu trúc của tầng cây gỗ rừng loại IV.
Bảo Huy (1993) 12 , Đào Công Khanh (1996) 16 đều nhận xét chung là phân bố N/H có dạng đường cong một đỉnh và nhiều đỉnh phụ hình răng cưa, mô tả bằng hàm Weibul là thích hợp hơn cả.
Một số tác giả khác như: Bảo Huy (1993) 12 , Lê Sáu (1996) 26 , Trần Cẩm Tú (1999) 39 , Nguyễn Thành Mến (2005) 20 ,… đã nghiên cứu phân bố N/H để tìm tầng tích tụ tán cây. Các tác giả đều đi đến nhận xét chung là: Phân bố N/H có dạng một đỉnh, nhiều đỉnh phụ hình răng cưa và mô tả thích hợp bằng hàm Weibull.
Đồng Sỹ Hiền (1974) 11đã thử nghiệm các phương trình (1.3), (1.5), (1.7), (1.12), (1.13) cho thấy chúng đều thích hợp, trong đó hai phương trình (1.5), (1.12) được chọn làm phương trình lập biểu cấp chiều cao.
Vũ Văn Nhâm (1988) 21 dùng phương trình (1.7) xác lập quan hệ H/D cho mỗi lâm phần làm cơ sở lập biểu thương phẩm gỗ mỏ rừng Thông đuôi ngựa.
Phạm Ngọc Giao (1995) 9 cũng đã sử dụng phương trình lôgarit 1 (1.5) chiều trên để mô tả quan hệ H/D của các lâm phần Thông đuôi ngựa.
Hai tác giả Bảo Huy (1993) 12 và Đào Công Khanh (1996) 16 đã chọn phương trình (1.5) để biểu diễn quan hệ H/D cho rừng ưu thế Bằng lăng ở Đắc Lắc và rừng tự nhiên hỗn loài ở Hương Sơn - Hà Tĩnh.
Vũ Đình Phương (1985) 25 đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực của cây tồn tại ở dạng đường thẳng. Tác giả đã thiết lập phương trình Dt/D1.3 cho một số loài cây lá rộng như: Ràng ràng, Lim xanh, Vạng trứng, Chò chỉ ở lâm phần hỗn giao, khác tuổi, phục vụ công tác điều chế rừng.
Nguyễn Ngọc Lung và các cộng sự (1985) cũng đã xác lập mối quan hệ giữa Dt/D1.3 cho Keo lá tràm.
Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác cũng đề cập tới việc nghiên cứu quy luật này như: Vũ Tiến Hinh, Hoàng Văn Dưỡng, Trần Cẩm Tú, Ngô Kim Khôi, Lê Sáu, Phạm Ngọc Giao, . . .Phần lớn các tác giả trong nước khi mô tả quy luật Dt/D1.3 đều sử dụng dạng quan hệ đường thẳng.