Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh tự nhiên loài trám trắng (canarium album lour raeusch) tại huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG I LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đông Giang là huyện vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm Thành phố Tam Kỳ 145 km về phía Tây Bắc.

Phía Đông giáp huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Phía Tây giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng nam

Phía Nam giáp huyện Đại Lộc và huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam Phía Bắc giáp huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tổng diện tích tự nhiên 81.263,3 ha Trong đó:

Đất Nông nghiệp 70.528,6 ha Đất phi Nông nghiệp 3.005,5 ha Đất chưa sử dụng 7.729,2 ha

Toàn huyện có 11 đơn vị hành chính gồm có10 xã và 01 thị trấn.

Các xã trong vùng 135 gồm: 7 xã (xã Kà Dăng, xã A Ting, xã Zơ Ngây, A Rooi, xã Tư, Za Hung, Mà Cooih). 3 xã khu vực 2 gồm: Tà Lu, Sông Kôn và xã Ba và 01 thị trấn: Đó là thị trấn Prao

11 thôn thuộc xã khu vực 2 được đầu tư Chương trình 135: Thôn Pà Nai I (xã Tà Lu), thôn Tà Lâu, thôn 5, thôn Phú Son (xã Ba); thôn A Duông 2, thôn Tà Vạt, thôn KaĐéh, A Duông 1 (thị trấn Prao); thôn Bút Nga, thôn Bút Sơn, thôn Bút Tưa (xã Sông Kôn).

Bảng 3.1. Cơ cấu dân số, dân tộc và lao động huyện Đông Giang Tổng dân số toàn huyện 24.633 người

Số lao động 14.588 người

Trong đó:

Lao động Nam 7.422 người

Lao động Nữ 7.166 người

Thành phần Dân tộc

Dân tộc kinh 6.809 người

Dân tộc thiểu số 17.687 người

Dân tộc khác 137 người

Nguồn: Ban Quảng lý rừng phòng hộ A Vương 2014

3.1.1.1. Tài nguyên đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2014. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đông Giang là 81.263,23 ha, trong đó:

Đất sản xuất Nông nghiệp: 5.199,34 ha, chiếm 6,398 % tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất trồng cây hàng năm chủ yếu là trồng Lúa, Sắn, Ngô, Khoai lang...Đất trồng cây lâu năm chủ yếu là đất trồng Chè, cây Keo, cây ăn trái.

Đất Lâm nghiệp có rừng: 65.329,26 ha, chiếm 80,39 % tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng.

Nhìn chung, đất Lâm nghiệp trong những năm qua giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Đất chưa sử dụng: 7.729,2 ha, chiếm 9,51% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất núi đồi chưa sử dụng, đất ven sông suối, phân bố manh mún. Để có thể đưa vào sản xuất Nông nghiệp cần phải đầu tư lớn cho thủy lợi, cải tạo và san lấp mặt bằng.

Đất phi Nông nghiệp: 3.005,5 ha, chiếm 3,69 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

3.1.1.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu là do các sông, suối tự nhiên.

Hệ thống sông suối nguồn nước mặt thay đổi theo mùa, mùa mưa nguồn nước dồi dào, mùa khô nguồn nước thấp nên nguồn nước không ổn định.

Huyện Đông Giang có địa hình hầu hết là núi cao, độ dốc lớn và bị chia cắt thành nhiều vùng hình thành nên hệ thống các sông lớn như: Sông Vàng, sông Kôn, sông A Vương…

Hiện nay, trên các sông đã có các công trình thủy điện: A Vương, sông Kôn, Za Hung, An Điềm…góp phần điều tiết lượng nước mặt trên các sông và tạo nguồn năng lượng cho quốc gia, điều hoà sinh thái môi trường.

Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm thay đổi theo cấp độ địa hình. Hiện nay nguồn nước chưa được khai thác hiệu quả, người dân tại đây đa số dụng nước uống và sinh hoạt từ nước tự chảy qua hệ thống bể lọc.

3.1.1.3. Tài nguyên rừng

Toàn huyện có 65.329,26 ha đất Lâm nghiệp, chiếm tỷ trọng 80,39 % tổng diện tích tự nhiên của huyện, đất rừng phòng hộ: 36.711,00ha, rừng sản xuất: 18.371,26 ha, rừng đặc dụng: 10.247,00 ha.

Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió ẩm, lượng mưa lớn nên rừng phát triển mạnh, thường xanh quanh năm có nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao như: Chò, Giỗi, Lim,

Xoan Đào, Kiền Kiền và các cây dược liệu quý như Ba Kích, Sâm … và các lâm sản phụ như Song, Mây, Tre, Đót ...các loại động vật như: Nai, Mang, Heo Rừng, Sơn Dương, Nhím, Vọc chà vá chân xám...

Tài nguyên rừng phong phú và đa dạng về số lượng chủng loài, là nơi chứa nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm mang tính đa dạng sinh vật học có giá trị và ý nghĩa phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Độ che phủ của rừng hiện nay 58 %.

Nhìn chung, tài nguyên rừng lớn, phong phú đem lại nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế, đa dạng các sản phẩm, tạo cảnh quan bảo vệ môi trường và có tiềm năng thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng chưa hợp lý còn gây lãng phí.

3.1.1.3. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú như: vàng, vàng sa khoáng, than đá, đá xây dựng, cao lanh, thiếc, sắt, tập trung tại các xã Ba, Tư, Sông Kôn, Kà Dăng, Mà Cooih…

Hiện nay một số mỏ đá, vàng được đưa vào khai thác để phục vụ cho sự phát triển Kinh tế -Xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên việc khai thác nhỏ, lẻ công nghệ còn hạn chế dẫn tới tài nguyên còn bị lãng phí chưa thực sự là một ngành phát triển mang lại kinh tế cho địa phương.

3.1.1.4. Tài nguyên du lịch

Đông Giang có diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn, xen kẽ với hệ thống sông ngòi đã tạo nên nhiều hệ cảnh quan phong phú phân bố trên nhiều địa bàn đặc biệt tai khu vực MaCooih, sông Kôn và Tây Bà Nà.

Tài nguyên rừng khá phong phú, với nhiều loài động thực vật, dược liệu …sẽ thu hút du khách đến tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học.

Nhiều dòng sông lớn, thác nước và các lòng hồ thủy điện: Sông A Vương, sông Vàng, sông Kôn...và nhiều khe suối kết hợp với các khu di tích lịch sử: Hang Gợp (xã Mà Cooih), làng Đào (xã sông Kôn), bờ sông A Vương, sông Kôn...tất cả là điều kiện để phát triển các loại hình du lịch: Sinh thái, nghỉ dưỡng, về nguồn và du lịch văn hóa, thăm lại chiến trường xưa... Phát triển du lịch, gắn với việc giữ gìn, phát huy những giá trị lịch sử, văn hoá bản sắc dân tộc.

3.1.1.5. Tài nguyên nguồn nhân lực

Dân số cuối năm 2013 là 24.633 người, bình quân khoảng 5 khẩu/hộ, mật độ dân số 30 người/km2.

Dân cư thưa thớt, phân bố không đồng đều, tập trung đông ở thị trấn Prao mật độ dân số > 143 người/km2 và các xã Ba, Arooi, Zà Hung, Jơ Ngây, Ating mật độ dân số từ 30 - 49 người/km2.

Các xã có dân cư thưa thớt: Mà Cooih, Tà Lu, Xã Tư, Kà Dăng, Sông Kôn mật độ dân số từ 10 - 29 người/km2.

Dân cư tập trung 2 bên tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14G và các trục giao thông chính, các tuyến đường liên thôn, liên xã và các cụm dân cư theo truyền thống với quy mô nhỏ.

Tỷ lệ dân số phân bố ở khu vực nông thôn chiếm: 82,1% so với tổng dân số, còn lại dân số đô thị chiếm: 17,9% chủ yếu ở thị trấn Prao.

Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc:

Huyện có nhiều dân tộc sinh sống Trong đó:

Dân tộc Cơ Tu chiếm 71,80%

Dân tộc Kinh chiếm 27,64%

Các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Mnông, Hre, Cadong chiếm 0,56%

Dân số trong độ tuổi từ 15 - 59 tuổi: 14.588 người chiếm 59,22% tổng dân số;

đây là nguồn nhân lực, là yếu tố nội lực quan trọng đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện

Độ tuổi trẻ em từ 0 - 14 tuổi: 6.950 người chiếm tỷ trọng lớn: 28,21% trong cơ cấu dân số.

Độ tuổi trên 60 tuổi: 3.095 người chiếm 12,56% tổng dân số

Số người trong độ tuổi lao động năm 2013 là 14.588 người chiếm 59,22% dân số, tăng 840 người so với năm 2010. Bình quân mỗi năm tăng 210 người, đây là lực lượng lao động bổ sung vào nguồn nhân lực hàng năm của toàn huyện.

Cơ cấu lao động của huyện thể hiện đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp với 74,96% lao động Nông, Lâm nghiệp; chỉ có 4,26 % lao động ngành Công nghiệp, xây dựng và 20,78 % lao động ngành dịch vụ.

Lao động Nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động thời gian nhàn rỗi nhiều, năng suất thấp, hiệu quả kém, thu nhập thấp.

Tỷ lệ lao động nông thôn qua tập huấn, huấn luyện đạt 3,24 %, số lao động được giải quyết việc là 227 người.

Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, lực lượng lao động phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, gây khó khăn cho việc cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Năm 2013 có 1.257 lao động làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, mặt trận và các đoàn thể, giáo dục, nghệ thuật, ngân hàng...

Trong đó:

- Lực lượng có trình độ đại học là 226 người chiếm 18%

- Cao đẳng - Trung cấp là 634 người chiếm 50,44 % - Dạy nghề dài hạn là 18 người chiếm 1,4%

- Trình độ khác là 379 người chiếm 30,16%

Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế nhất là trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ hiện nay, tỷ lệ tốt nghiệp đại học 4,49 % có đến 52/110 cán bộ chuyên trách chưa qua đào tạo chuyên môn, thực trạng nêu trên đã ảnh hưởng không ít quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh tự nhiên loài trám trắng (canarium album lour raeusch) tại huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)