MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh tự nhiên loài trám trắng (canarium album lour raeusch) tại huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG I LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH

Kết quả phân tích trên đề tài đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh như sau:

3.4.1. Lựa chọn rừng với tổ thành nhóm loài ưu thế thích hợp để xúc tiến tái sinh hoặc làm giàu rừng trám trắng.

Điều tiết tổ thành tầng cây cao, thông qua việc nuôi dưỡng những loài cây bản địa đáp ứng mục tiêu kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài (Trám trắng, Lim xanh, Dẻ...), đồng thời tuyển chọn và tạo không gian dinh dưỡng cho những cây mẹ có phẩm chất tốt, sinh trưởng, phát triển, phân bố đều trên diện tích lâm phần và có mật độ  25 cây/ha.

Mặt khác, kết hợp tỉa thưa, khai thác trung gian những loài cây không đáp ứng nhu cầu về kinh tế và phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy sợi và chất đốt phục vụ cho sinh hoạt đời sống của người dân trong khu vực (ba soi, luông muông, lồm côm...). Song, quá trình khai thác phải đảm bảo tái sinh và vệ sinh rừng.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy ở địa phương trám trắng đang tồn tại và phát triển thành rừng ở những lâm phần có một số loài cây ưu thế đi cùng là Lim xanh, Xoài, Xoan đào.

Vì vậy, để phát triển rừng trám trắng bằng xúc tiến tái sinh hoặc làm giàu rừng nên chọn các lâm phần có các loài Lim xanh, Xoài, Xoan đào nằm trong nhóm tổ thành loài ưu thế.

Mặc dù đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu tương tác hoá sinh giữa Trám trắng với các loài Lim xanh, Xoài và Xoan đào, song sự có mặt như những loài đi cùng của chúng đã chứng tỏ khả năng chung sống bình thường của các loài cây này với Trám trắng hoặc chỉ thị môi trường thích hợp cho phát triển Trám trắng.

Ngoài ra, qua khảo sát ở khu vực nghiên cứu không phát hiện thấy ở nơi nào trám trắng phát triển thành rừng thuần loại.

Vì vậy, để tạo thành hệ sinh thái rừng kinh doanh Trám trắng ổn định nên xúc tiến tái sinh hoặc làm giàu rừng Trám trắng trong các lâm phần hỗn giao với những loài cây khác.

3.4.2. Trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế để nâng cao chất lượng rừng Trám trắng ở khu vực nghiên cứu

Kết quả phân tích tổ thành cây tái sinh ở các lâm phần nghiên cứu cho thấy các loài có giá trị kinh tế thấp như sai, ngát, bứa.... Thậm chí Lim xanh khi áp dụng phân tích kinh tế động một số ý kiến cũng cho biết vì chu kỳ kinh doanh quá dài mà hiệu quả kinh tế cũng rất thấp.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng rừng ở khu vực nghiên cứu cần điều tiết tổ thành cây tái sinh, trên nguyên tắc giữ lại cây tốt, loại bỏ cây xấu thông qua việc xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây mục đích (Trám trắng, Lim xanh, dẻ Trám đen...), loại bỏ những loài cây phi mục đích, kém chất lượng (Ba soi, Thành ngạnh, Thẩu tấu...), đồng thời kết hợp luỗng phát dây leo, cây bụi, thảm tươi tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trường và phát triển.

Song, việc điều tiết phải đảm bảo yêu cầu về mật độ cây tái sinh  8000 cây/ha và mật độ cây tái sinh có triển vọng  2000 cây/ha và độ che phủ chung của rừng  70%.

Bổ sung các loài có giá trị kinh tế cao, ổn định. Qua phỏng vấn, một số người dân ở địa phương cho rằng những loài có thể phát triển dưới rừng tự nhiên ở đây là các loài cây đa tác dụng như: Trám đen, Trầm gió, Trầm hương,...và cây cho lâm sản ngoài gỗ như: Dẻ, Ba kích, Thiên niên kiện v.v...

3.4.3. Điều chỉnh phân bố cây tái sinh trên mặt đất khi làm giàu rừng

Kết quả nghiên cứu cho thấy phân bố cây tái sinh của nhiều loài trên mặt đất là không đều.

Nguyên nhân chủ yếu do phân bố của cây mẹ không đều trên mặt đất và tác động của con người trong quá trình chăm sóc rừng. Điều này không những làm giảm hiệu quả kinh tế trong kinh doanh rừng mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát huy chức năng sinh thái của nó.

Vì vậy, trong quá trình xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng nên bổ sung những loài cây có giá trị kinh tế vào những nơi thiếu cây tái sinh phù hợp với yêu cầu sinh thái của chúng. Đồng thời loại bỏ một phần cây tái sinh của các loài cây không đáp ứng mục tiêu kinh doanh, giải quyết mối quan hệ cạnh tranh giữa các cây tái sinh của các loài trong lâm phần.

3.4.4. Điều chỉnh tàn che để cải thiện sinh trưởng của cây tái sinh trám trắng Sinh trưởng của cây tái sinh Trám trắng phụ thuộc nhiều vào độ tàn che. Vì vậy, điều chỉnh độ tàn che cần thiết sẽ là giải pháp tốt để cải thiện sinh trưởng của chúng.

Tuy nhiên, vì sự phụ thuộc của sinh trưởng Trám trắng vào độ tàn che thay đổi theo cấp chiều cao hay tuổi của chúng nên việc điều chỉnh độ tàn che cũng phải thay đổi tùy thuộc vào cấp chiều cao. Sử dụng phương trình liên hệ giữa sinh trưởng Trám trắng và độ tàn che đề tài xây dựng bảng xác định độ tàn che cần thiết cho mỗi cấp chiều cao của Trám trắng ở khu vực nghiên cứu như sau.

Bảng 3.19: Xác định độ tàn che cần thiết cho mỗi cấp chiều cao Trám Trắng TT Cấp chiều cao Chiều cao cây tái sinh

Trám trắng

Độ tàn che thích hợp

1 I 0-1m 0.55

2 II 1-2m 0.45

3 III 3-3m 0.35

4 IV 3-4m 0.25

5 V 4-5m 0.15

6 VI >5m 0.05

Số liệu trên có thể được sử dụng như tài liệu hướng dẫn cho xác định biện pháp kỹ thuật điều chỉnh độ tàn che ở rừng tự nhiên để xúc tiến tái sinh hoặc trồng bổ sung làm giàu rừng bằng loài Trám trắng.

Căn cứ vào tình trạng độ tàn che tương đối cao của rừng hiện tại bình quân xấp xỉ 0.71 và kết quả của các cuộc thảo luận thì biện pháp chủ yếu để điều chỉnh độ tàn che là hướng vào giảm độ tàn che rừng ở những nơi vượt quá yêu cầu của cây tái sinh, đặc biệt cần thiết ở những nơi đã có đủ cây tái sinh ở cấp chiều cao lớn.

3.4.5. Chọn đất có tầng sâu để phát triển Trám trắng

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy xu hướng chung là tầng đất càng dày thì sinh trưởng của cây tái sinh Trám trắng càng tốt, đây là đặc điểm cần lưu ý trong quá trình chọn dạng lập địa trồng rừng bằng Trám trắng. Vì vậy, khi phát triển Trám trắng nên chọn những nơi có tầng đất dày.

Kết quả khảo sát phương trình thực nghiệm phản ảnh liên hệ của chiều cao cây tái sinh Trám trắng với độ sâu tầng đất

H=2,72(4,757-395,38/DS)

Cho thấy chiều cao cây tái sinh giảm còn rất thấp ở những nơi độ sâu tầng đất dưới 50cm.

Vì vậy, chỉ nên chọn những lâm phần có tầng đất dày trên 50 cm để phát triển rừng Trám trắng. Điều này có thể được giải thích bằng khả năng yêu cầu về nước, dinh dưỡng khoáng và không gian cho hệ rễ phát triển của Trám trắng.

3.4.6. Bón phân để cải thiện hàm lượng đạm, mùn có thể được xem là biện pháp kỹ thuật cần thiết khi trồng cây con Trám trắng làm giàu rừng.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sinh trưởng của cây tái sinh Trám trắng phụ thuộc khá chặt chẽ vào hàm lượng đâm, mùn trong đất.

Khảo sát phương trình liên hệ giữa chiều cao cây tái sinh Trám trắng với hàm lượng mùn:

H = -2,25 + 1,99* Mun + 2,08*Mun2

Cho thấy sinh trưởng cây tái sinh xấp xỉ không khi hàm lượng mùn nhỏ hơn 1.4%.

Vì vậy, không nên phát triển Trám trắng ở những nơi đất nghèo mùn dưới 1.4%.

Ngoài ra kết quả phân tích cũng cho thấy nếu hàm lượng mùn xuống dưới 2.3% thì sinh trưởng của cây tái sinh Trám trắng sẽ giảm 50% so với sinh trưởng bình quân. Vì vây, nên khi trồng Trám trắng dưới tán rừng nên bón phân hữu cơ để cải thiện hàm lượng mùn nâng cao sức sinh trưởng của cây tái sinh.

3.4.7. Công tác bảo vệ rừng

Để đảm bảo cho sự thành công của các biện pháp trên cần bảo vệ rừng nghiêm ngặt, ngăn cản các tác động phá hoại của con người, gia súc, phòng chống lửa rừng và sâu bệnh hại nhằm bảo vệ thảm thực vật tái sinh tự nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh tự nhiên loài trám trắng (canarium album lour raeusch) tại huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)