Thực trạng phát triển Kinh tế - Xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh tự nhiên loài trám trắng (canarium album lour raeusch) tại huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 45 - 52)

CHƯƠNG I LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1.2. Thực trạng phát triển Kinh tế - Xã hội

Điều tra thực trạng kinh tế xã hội là một trong những nội dung quan trong trong điều tra tình hình cơ bản khu vực nghiên cứu nhằm nắm bắt tình hình sản xuất Nông nghiệp để thấy được tình hình an ninh lương thực tại địa phương trong thời gian hiện tại cũng như trong tương lai. Từ đó phân tích đánh giá sự phụ thuộc của người dân địa phương vào tài nguyên rừng. Bên cạnh đó cũng thấy được tình hình sản xuất Lâm nghiệp, dịch vụ, sản xuất công nghiệp, kết cấu hạ tầng để có một bức tranh toàn diện về đối tượng nghiên cứu. Kết quả thu được như sau:

3.1.2.1. Trồng trọt

Tình hình sản xuất Nông nghiệp và thống kê đàn gia súc, gia cầm huyện Đông giang, Quảng nam được thống kê tại bảng tổng hợp 3.2 và 3.3 dưới đây:

Bảng 3.2: Tình hình sản xuất Nông nghiệp huyện Đông Giang

STT Danh mục Diện tích

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

1

Cây lúa

Vụ Đông xuân Vụ Hè thu Lúa rẫy

425 420 950

34,30 34,04 19,00

14.577,50 14.296,80 18.050,00 2 Ngô

Diện tích gieo trồng 640 24,20 1.549,00

3

Cây có bột Sắn

Khoai lang

485 147

87,00 31,00

4.219,50 455,70 Nguồn: Phòng NN&PTNT Đông Giang, Quảng Nam 2014 3.1.2.2. Chăn nuôi

Bảng 3.3: Thống kê đàn gia súc, gia cầm hiện có tại Đông giang

Đàn trâu 1.239 con

Đàn bò 4.886 con

Đàn lợn 7.472 con

Đàn gia cầm khác 40.264 con

Nguồn: Phòng NN&PTNT Đông Giang, Quảng Nam 2014

Giá trị sản xuất Nông nghiệp tăng bình quân khá và ổn định. Đã xác định được cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của huyện và bước đầu hình thành các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa (cây Cao su, Keo, Mây, Chuối). Một số mô hình về Nông - Lâm nghiệp đã triển khai và khẳng định trên thực tế. Năng suất, sản lượng, diện tích các loại cây trồng tăng dần qua từng năm. Sản lượng lương thực có hạt tăng khá ổn định. Bình quân lương thực đầu người năm 2013 đạt 252,5 kg/ năm, đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn huyện. Chăn nuôi có bước phát triển, quy mô tổng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi ngày càng được cải thiện. Trong những năm gần đây công tác thú y được chú trọng. Nhiều hộ gia đình sản xuất theo mô hình VAC, VACR có hiệu quả, thu nhập cao.

Mạng lưới dịch vụ Nông nghiệp được quan tâm đầu tư chú trọng ngày càng dần được hoàn thiện trên địa bàn các xã, thị trấn, công tác khuyến nông, khuyến lâm được tăng cường, công tác tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều mô hình câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, các nhóm sở thích đã được thành lập tại các thôn, xã. Qua đó đã nâng cao trình độ sản xuất của người dân, xóa bỏ phương thức canh tác lạc hậu, hạn chế việc đốt rừng làm nương rẫy, bước đầu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả trong sản xuất, góp phần bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.

3.1.2.3. Sản xuất Lâm nghiệp

Tổng diện tích đất Lâm nghiệp trên địa bàn 65.329,26 ha chiếm 80,39% diện tích đất tự nhiên nhưng tình hình phát triển sản xuất Lâm nghiệp trên địa bàn huyện còn rất hạn chế.

Diện tích đất có rừng hiện nay: 53.492,88 ha Trong đó:

Rừng trồng: 5.098,93 ha Rừng tự nhiên: 48.393,95 ha

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng: 11.428,73 ha Đất trồng rừng: 407,65 ha

Sản xuất Lâm nghiệp đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ khai thác rừng tự nhiên sang trồng rừng nguyên liệu; công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng được quan tâm chú trọng và tăng cường, vừa bảo vệ được môi trường vừa tạo ra lâm sản hàng hóa có giá trị phục vụ nhu cầu công nghiệp chế biến.

Công tác rà soát, quy hoạch theo 3 loại rừng đến khoảnh theo Quyết định số 48/2007/QĐ - UBND ngày 30/10/2010 trên địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo người dân phát triển sản xuất và quản lý bảo vệ phát triển vốn rừng.

Thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ - CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Qua 4 năm thực hiện, tỉnh Quảng Nam có: 294.347,08 ha được giao khoán, riêng địa bàn huyện Đông Giang đã tiến hành giao khoán đến các hộ gia đình, cộng đồng dân cư và các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trực tiếp quản lý bảo vệ.

Hàng năm có 40.871,14 được giao cho các hộ gia đình và cộng đồng dân cư quản lý bảo vệ chiếm tỷ lệ 13,88% toàn tỉnh.

Công tác phát triển rừng:

Trong 4 năm từ năm 2010 đến 2014 trên địa bàn huyện Đông Giang có 640 ha rừng trồng tập trung theo chương trình 661 chuyển tiếp và Dự án bảo vệ phát triển rừng.

Đặc biệt từ năm 2013 đến năm 2014 trên địa bàn thực hiện trồng mới 51 ha rừng trồng cây bản địa (Lim Xanh, Sao Đen, Lát hoa) theo Chương trình Dự án Carbi của Ngân hàng tái thiết Đức.

Bình quân mỗi năm có khoảng 160 ha rừng được trồng mới, nâng tổng diện tích rừng trồng hiện nay là 5.400 ha. Đặc biệt từ năm 2008 đến nay Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt Hàn đã triển khai trồng được 934 ha Cao su tại xã Ba, xã Tư và xã Ating.

Công tác giao đất Lâm nghiệp:

Giao 3.673,44 ha đất Lâm nghiệp cho 1.272 hộ gia đình, cá nhân tại 6 xã để tổ chức sản xuất.

3.1.2.4. Dịch vụ

Tổng mức bán lẽ hàng hóa dịch vụ ngành năm 2012 đạt 54,15 tỷ đồng.

Trong đó:

Thương nghiệp: 39,62 tỷ đồng Dịch vụ: 4,89 tỷ đồng

Nhà hàng: 9,64 tỷ đồng

Mạng lưới mua bán hàng hóa mở rộng đến tận khắp các thôn, xã. Hoạt động kinh doanh thương mại phần nào đã đáp ứng hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống.

Trong những năm qua ngành đã có bước phát triển mới cả về chất và lượng, nhiều hộ đã đầu tư kinh doanh mới nhiều mặt hàng.

Hàng hóa được cung ứng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Các hoạt động dịch vụ như: Dịch vụ vận tải, bảo hiểm, đồ gia dụng…có sự phát triển khá, nhất là địa bàn Trung tâm hành chính huyện và các khu vực cụm xã.

3.1.2.5. Sản xuất Công nghiệp

Tổng giá trị sản xuất Công nghiệp: 36.948,10 triệu đồng Trong đó:

- Công nghiệp khai thác 1.077,33 triệu đồng - Công nghiệp chế biến 35.629,94 triệu đồng - Công nghiệp phân phối điện 276,83 triệu đồng

Các ngành nghề trong sản xuất Công nghiệp bao gồm khai thác vật liệu xây dựng, khai thác đá GRANIS, sản xuất các loại sản phẩm từ gỗ, mây, tre, phân phối điện nước sinh hoạt .

3.1.2.6. Hệ thống kết cấu hạ tầng

Hiện tại hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Đông giang bao gồm:

Đường Hồ Chí Minh dài 38 km Đường QL 14G dài 42 km Các tuyến huyện 90 km

Các tuyến đường xã 47 km và hơn 150 km đường dân sinh, đường thôn xóm.

Hệ thống giao thông từ huyện đến xã tuy đã có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng bị chia cắt nhiều sông suối nên thường xuyên hư hỏng sạt lở gây ách tắc giao thông kéo dài rất khó khăn đi lại trong mùa mưa.

Giao thông từ xã đến thôn còn khó khăn chưa đạt chuẩn nông thôn mới. Trên địa bàn huyện hiện nay chỉ mới có 1 xã (xã Ba) đang được chú trong đầu tư xây dựng để tiến tới xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Huyện Đông giang đã xây dựng được 110 công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vị tưới tiêu cho 397,90 ha.

Đa số là các công trình thủy lợi vừa, thủy lợi nhỏ với nhiều loại hình kiên cố và bán kiên cố.

Nhiều công trình được xây dựng từ lâu nên chất lượng xuống cấp; Hệ thống kênh mương hiện có 75,35 km, chủ yếu là kênh đất chưa được kiên cố hóa, hơn nữa do đặc điểm địa hình và điều kiện thời tiết nên một số công trình bị hư hỏng, xuống cấp khoảng 50 công trình. Vì vậy, diện tích tưới tiêu chỉ đạt 273,50 ha chủ yếu là tưới cho các khu vực canh tác lúa nước.

Đối với các khu trồng màu hầu hết chưa có công trình thủy lợi phải sản xuất phụ thuộc vào thời tiết nên sản lương chưa cao.

Chính vì vậy, trong thời gian tới huyện cần tập trung chú trọng việc sửa chữa, nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có và xây dựng thêm các công trình thủy lợi mới để đáp ứng nhu cầu tưới, mở rộng diện tích đất sản xuất Nông nghiệp.

Bảng 3.4.Thống kê công trình thuỷ lợi hiện có trên địa bàn huyện Đông Giang

T

Công trình thuỷ lợi, đập hiện có Số lượng Năng lực tưới

1 TT Prao 11 28,90

2 Xã Tà Lu 11 29,00

3 Xã Sông Kôn 10 31,00

4 Xã Jơ Ngây 9 31,40

5 Xã Ating 12 49,50

6 Xã Tư 5 22,50

7 Xã Ba 12 63,10

8 Xã ARooi 15 56,10

9 Xã Zà Hung 13 39,90

10 Xã Mà Cooih 8 27,50

11 Xã Kà Dăng 4 19,00

Tổng cộng 110 công trình 397,90 ha Nguồn: Phòng thống kê huyện Đông giang 2014

Điện lưới Quốc gia đã phủ hết 95 thôn trên địa bàn 11/11 xã, thị trấn và chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt.

Đến cuối năm 2013 tổng số hộ sử dụng điện 97%; Hệ thống điện chiếu sáng tại các khu trung tâm các xã mới được 50% số xã, còn 50% chưa có điện chiếu sáng cần đầu tư nâng cấp mở rộng tạo bộ mặt nông thôn mới.

Toàn huyện có 11/11 đơn vị xã, thị trấn có trụ sở làm việc tương đối ổn định, tuy nhiên một số trụ sở xã do làm những năm trước đây nên quy mô kết cấu còn chật hẹp, không đảm bảo diện tích phòng làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Chính phủ, cần đầu tư nâng cấp.

Hệ thống bưu điện trên địa bàn huyện có 2 bưu cục và 5 điểm bưu điện văn hóa xã (các xã Ba, xã Tư, A Ting, Jơ Ngây, Za Hung, Sông kôn, Mà Cooih, A Rooih, Thị trấn Prao) cơ bản ổn định phục vụ tốt cho mọi thông tin liên lạc. Tuy nhiên số hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng các dịch vụ điện thoại còn hạn chế, liên lạc giữa huyện và xã trong mùa mưa có lúc rất khó khăn.

Trung tâm huyện có 1 đài truyền thanh phát lại truyền hình và một đài phát lại truyền hình xã Mà Cooih chủ yếu phục vụ khu vực thị trấn Prao và một số vùng lân cận, một số xã trong vùng 135 không tiếp sóng được truyền hình.

Về truyền thanh hiện có 10/11 xã có đài truyền thanh, còn 1 xã Tà Lu chưa có đài truyền thanh.

Hầu hết các đài hiện xuống cấp hư hỏng cần đầu tư nâng cấp sữa chữa, do vậy tình hình nắm bắt thông tin và công tác tuyên truyền pháp luật tuyên truyền bảo vệ phát triển còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào hệ thống truyền thanh lưu động.

Toàn huyện có 26 trường học ở các cấp học, tổng số 6.585 học sinh, 463 giáo viên với 279 phòng học.

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu giảng dạy hiện nay, không còn tình trạng phòng học ca ba; tuy nhiên, các trường được đầu tư xây dựng quá lâu.

Hiện nay nhiều trường xuống cấp, chưa đạt chuẩn quốc gia và còn nhiều địa bàn cần mở thêm trường để đáp ứng nhu cầu phát triển dân cư trong tương lai; Thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, các công trình phụ trợ còn thiếu, nhà ở giáo viên và nhà ở cho học sinh nội trú chưa được đầu tư xây dựng đáp ứng theo yêu cầu thực tế.

Mô hình y tế huyện trên địa bàn huyện có phòng y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn huyện; có 1 trung tâm y tế huyện và 11 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số giường bệnh 50 giường, số cán bộ y tế và cả nhân viên khác toàn huyện 132 người, trong đó Bác sĩ 20 người.

Ngoài ra trên địa bàn huyện mỗi thôn điều có ít nhất 1 y tế thôn bản hoạt động dưới sự điều hành của trưởng trạm y tế xã, thị trấn.

Trung tâm y tế huyện mới xây dựng lại và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2013, cơ bản ổn định phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, một số trạm y tế xã hầu hết được xây dựng cách đây trên 15 năm nên không đạt chuẩn và đang xuống cấp, đội ngũ y, Bác sỹ còn thiếu về số lượng yếu về chuyên môn, nhất là y Bác sỹ chuyên sâu, chuyên ngành, trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe còn lạc hậu và thô sơ, các trạm y tế xã hầu hết chưa có vườn thuốc nam.

Trong các năm gần đây huyện đã tập trung xây dựng Nhà văn hóa, xây dựng Nhà Gươl, Nhà sinh hoạt cộng đồng. Đến nay có một Trung tâm văn hóa tại thị trấn Prao, có 50 Nhà Gươl và 28 Nhà sinh hoạt cộng đồng, tuy vậy do nguồn lực hạn chế, mức hỗ trợ Nhà nước trung bình 50 triệu đồng/nhà nên chất lượng hầu hết không bền vững hiện nay đã hư hỏng và xuống cấp, thiết chế văn hóa phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng các dân tộc còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh tự nhiên loài trám trắng (canarium album lour raeusch) tại huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)