CHƯƠNG I LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC LÂM PHẦN CÓ TÁI SINH TRÁM TRẮNG
3.2.5. Đặc điểm tái sinh Trám trắng ở các ô tiêu chuẩn điển hình
3.2.5.1.1. Kiểm tra sự thuần nhất của các giá trị quan sát
Để kiểm tra giả thuyết về luật phân bố n/H của cây tái sinh lâm phần đã điều tra trên, đề tài tiến hành kiểm tra sự thuần nhất của số liệu điều tra thông qua tiêu chuẩn thống kê nào đó để so sánh và quyết định xem có cần gộp các dữ liệu thu thập ở các khu vực lấy mẫu khác nhau hay không.
Từ kết quả điều tra cây tái sinh trên các ô dạng bản đề tài sử dụng tiêu chuẩn phi tham số của Kruskal Wallis để kiểm tra sự thuần nhất. Qua kết quả kiểm tra thuần nhất về chiều cao cây tái sinh trên 15 ô dạng bản cho thấy xác suất của H = 0,320 >
0,05 và 2 tính toán = 2,28 nhỏ hơn 2 tra bảng với bậc tự do (k =14) = 23,68 nên giả thuyết H0 được chấp nhận.
Nghĩa là chiều cao của các cây tái sinh ở 15 ô dạng bản đã điều tra trên là thuần nhất và ta có thể gộp các số liệu ở các ô đó với nhau để tính toán.
3.2.5.1.2. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh
Từ số liệu điều tra 15 ô dạng bản tại 3 ô tiêu chuẩn đề tài xác lập được công thức tổ thành cây tái sinh cho tại bảng 3.8.
Qua kết quả biểu 3.8 cho thấy: Số loài cây tái sinh tham gia vào tổ thành là 17 loài, trong đó có 12 loài tham gia vào thành phần chính là: Trám trắng, Lim xanh, Xoài, Ngát, Dẻ, Bứa, Dung giấy, Rè, Kháo, Sau sau, Vàng kiêng, Vối chim, trong đó, loài Trám trắng chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất 26,9%. Qua đó có thể phân chia loài cây tái sinh tham gia vào tổ thành như sau:
Loài cây tạm thời: Là những loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, ít có giá trị kinh tế như: Rè, Xoài, Ngát ... .
Đối với những loài cây tái sinh này trong quá trình nuôi dưỡng cần phải loại bỏ dần, tạo điều kiện cho những loài cây mục đích phát triển tham gia vào tổ thành.
Bảng 3.8: Tổ thành cây tái sinh
TT Loài cây Mật độ
(Cây/3OTC)
Tỷ lệ (%)
N/ha (Cây/ha)
1 Trám trắng 58 2,69 1.547
2 Lim xanh 37 1,71 987
3 Xoài 22 1,02 587
4 Ngát 15 0,69 400
5 Dẻ 12 0,56 320
6 Bứa 11 0,51 293
7 Dung giấy 9 0,42 240
8 Rè 8 0,37 213
9 Kháo 8 0,37 213
10 Sau sau 8 0,37 213
11 Vàng kiêng 8 0,37 213
12 Vối chim 8 0,37 213
13 5 loài khác 12 0,56 320
Tổng 10 5.760
Loài cây mục đích:
Là những loài cây mục đích có giá trị phòng hộ, trong tổ thành xuất hiện như:
Lim xanh, Kháo... và một số loài khác vừa có giá trị phòng hộ, vừa có giá trị kinh tế như: Dẻ, Trám trắng,...
Trong quá trình nuôi dưỡng cần phải có biện pháp xúc tiến tái sinh những loài cây này và trong những điều kiện cụ thể cần phải áp dụng biện pháp khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ xung cây bản địa, để chúng sinh trưởng, phát triển tốt, chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành cây tái sinh và tương lai sẽ tạo ra một lâm phần rừng có kết cấu ổn định, đa dạng về thành phần loài, đáp ứng tốt cả mục tiêu kinh tế và phòng hộ lâu dài.
Công thức tổ thành của cây tái sinh trên các ô tiêu chuẩn điển hình được viết như sau:
2,69 TT + 1,71LX + 1,02 S + 0,69Ng + 0,56D +0,51B + 0,42DG + 0,37 R + 0,37K + 0,37SS + 0,37VK + 0,37VC + 0,37Lk
Từ công thức tổ thành trên cho thấy trám trắng chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất sau đó đến Lim xanh, Xoài, Ngát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Để nâng cao chất lượng rừng trong tương lai thì trong quá trình nuôi dưỡng rừng cần phải bổ sung thêm những loài cây có giá trị kinh tế, loài cây đa tác dụng như Trám đen, Trầm gió.
3.2.5.1.3. Cấu trúc mật độ cây tái sinh
Mật độ cây tái sinh là mật độ ban đầu của thế hệ rừng trong tương lai, nó phản ánh mức độ ảnh hưởng của tiểu hoàn cảnh rừng đến quá trình tái sinh tự nhiên dưới tán rừng.
Từ số liệu điều tra trên các ô dạng bản, đó tiến hành tính toán mật độ tái sinh có triển vọng và tỷ lệ % cho các loài cây trong lâm phần đặc biệt chú trọng tới mật độ cây tái sinh rừng Trám trắng.
Kết quả được tổng hợp chi tiết tại bảng 3.9.
Bảng 3.9: Mật độ cây tái sinh
TT Loài cây n/ha
( cây )
Số cây triển vọng
( cây/ha )
Tỷ lệ cây triển vọng
( % )
1 Trám trắng 1.547 720 46,6
2 Lim xanh 987 267 27,0
3 Xoài 587 240 40,9
4 Ngát 400 53 58,3
5 Dẻ 320 187 54,5
6 Bứa 293 160 62,5
7 Dung giấy 240 80 50,0
8 Vàng kiêng 213 107 37,5
9 Vối chim 213 80 33,3
10 Sau sau 213 133 75,0
11 Rè 213 53 25,0
12 Kháo 213 53 66,7
13 Mán đỉa 107 80 25,0
14 Xoan đào 80 53 100,0
15 Thừng mực 53 53 100,0
16 Luông muông 27 27 13,3
Tổng 5.760 2.347 BQ=51
Kết quả tại bảng 3.5 cho thấy:
Mật độ cây tái sinh là 5.760 cây/ha
Một số loài cây chủ yếu là các loài ưa sáng, ít giá trị phòng hộ, ít giá trị kinh tế như: Dung giấy (240cây/ha)..., các loài có giá trị phòng hộ có mật độ khá cao như:
Lim xanh (987 cây/ha), Ngát (400 cây/ha) ...
Ở trạng thái này xuất hiện một số loài vừa có giá trị phòng hộ và kinh tế cao như: Trám trắng (1547cây/ha), Dẻ (320cây/ha) ... còn các loài khác có mật độ biến động từ 27 - 240 cây/ha.
Trong tương lai, để có một thế hệ cây tái sinh mục đích có mật độ và tỷ lệ cây có triển vọng phù hợp với mục tiêu kinh doanh, thì cần phải có các biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên, loại bỏ dần cây tái sinh ít giá trị, kém phẩm chất, nhưng phải đảm bảo độ tàn che chung của rừng 70%.
Từ kết quả trên, áp dụng các biện pháp trồng bổ xung nhằm nâng cao mật độ cây tái sinh lên mức trung bình (8.000 cây/ha), tăng số lượng cây tái sinh có triển vọng, nuôi dưỡng những cây tái sinh mục đích vừa có giá trị phòng hộ, vừa có giá trị kinh tế, để chúng sinh trưởng, phát triển tốt và nhanh chóng tham gia vào tổ thành tầng cây cao.
3.2.5.2. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Từ số liệu ở 15 ô dạng bản, phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao ở rừng Trám trắng được tổng hợp vào biểu 3.10.
Qua kết quả tại bảng 3.10 cho thấy:
Mật độ cây tái sinh là 5.760 cây/ha, mật độ cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao I (2.053 cây/ha), sau đó giảm dần từ cấp I xuống cấp VII (160 cây/ha).
Sở dĩ có hiện tượng đó là vì cây tái sinh chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố.
Phần lớn cây tái sinh có đặc điểm chịu bóng trong giai đoạn đầu, nên sau khi nẩy mầm cây con có thể tồn tại với mật độ cao.
Trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên, một số cây con nếu gặp điều kiện thuận lợi và có sức sống tốt thì tiếp tục phát triển, ngược lại một số cây gặp phải điều kiện bất lợi thì chúng sẽ bị đào thải. Trong khi đó cây mẹ tiếp tục ra hoa, kết quả, một quá trình mới lại kế tiếp, đan xen.
Như vậy, những cây con phát triển thành cây lớn phải có hai điều kiện là: Bản thân cây tái sinh phải có sức sống tốt và cần phải có điều kiện thuận lợi cho nó sinh trưởng, phát triển. Do vậy, mật độ cây tái sinh giảm dần từ cấp I đến cấp VII.
Kết quả nắn phân bố thực nghiệm số cây tái sinh theo cấp chiều cao được tổng hợp tại bảng 3.11
Bảng 3.10. Phân bố thực nTS ~ H cây tái sinh
TT ODB
n/ô (cây)
N/ha (cây)
Số cây theo cấp chiều cao ( m ) I
<0,5
II 0,5-1
III 1-1,5
IV 1,5-2
V 2-2,5
VI 2,5-3
VII
>3 Ô1 16 6.400 2.400 1.600 800 800 400 400 -
Ô2 13 5.200 2.000 1.600 800 400 400 - -
Ô3 15 6.000 2.400 1.200 1.200 400 400 - 400 Ô4 16 6.400 2.800 1.200 1.200 400 400 400 -
Ô5 14 5.600 2.400 1.600 800 - 400 - 400
Ô6 14 5.600 2.000 1.200 400 800 800 400 - Ô7 16 6.400 2.000 1.600 800 800 800 - 400
Ô8 13 5.200 1.600 1.200 800 800 800 - -
Ô9 13 5.200 2.000 800 800 800 400 400
Ô10 17 6.800 2.000 1.200 1.200 1.200 800 - 400
Ô11 12 4.800 2.000 1.600 400 400 400 - -
Ô12 15 6.000 2.000 1.200 1.600 400 400 400 - Ô13 17 6.800 1.600 1.600 1.600 1.200 400 400 - Ô14 11 4.400 1.600 1.200 400 400 400 400 - Ô15 14 5.600 2.000 1.600 1.200 - 400 - 400
261 5.760 2.053 1.360 933 587 507 160 160 Từ số liệu tại bảng 3.11, phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao được mô phỏng tại hình vẽ 3.3
Bảng 3.11. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
H Ft xi ft*xi pi Fll (ft-fl)2/fl
0-0,5 76 0.0 0 0.3518519 76.00 0.000000
0,5-1,0 52 1.0 52 0.2749719 59.3939394 0.92047001 1,0-1,5 35 2.0 70 0.1583172 34.1965106 0.01887898 1,5-2,0 22 3.0 66 0.0911523 19.6889 0.2712789 2,0-2,5 19 4.0 76 0.0524816 11.3360333 4.06884561 2,5-3,0 6 5.0 30 0.0302167 6.52680708
>3,0 6 6.0 36 0.0173975 3.75785862
216 21 330 0.9763891 210.900049 5.2794735
Hình 3.3. Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao.
Qua tính toán ta tính được 2n= 4,66 < 205(k = 4) = 9,49. Nên giả thuyết H0
được chấp nhận, nghĩa là phân bố n/H tuân theo dạng hàm Meyer (phân bố giảm) là phù hợp với phân bố thực nghiệm.
3.2.5.3. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất
Phân bố cây tái sinh trên mặt đất thường được đánh giá qua tần suất phân bố của nó ở các ô dạng bản. Đó là tỷ lệ phần trăm giữa số ô điều tra xuất hiện một loài nào đó trên tổng số ô điều tra. Tần suất phân bố càng cao thì có nghĩa loài phân bố đều trên mặt đất. Từ kết quả điều tra trong các ô dạng bản, tần suất phân bố cây tái sinh của các loài được trình bày tại bảng 3.12:
0 10 20 30 40 50 60 70 80
1 2 3 4 5 6 7
ft Fll
Bảng 3.12: Tần suất phân bố cây tái sinh
TT Loài cây Mật độ
(cây/ha)
Tần suất (%)
1 Trám trắng 1.547 100,0
2 Lim xanh 987 100,0
3 Xoài 587 86,7
4 Ngát 400 46,7
5 Dẻ 320 53,3
6 Bứa 293 33,3
7 Dung giấy 240 40,0
8 Rè 213 33,3
9 Kháo 213 40,0
10 Sau sau 213 20,0
11 Vàng kiêng 213 25,0
12 Vối chim 213 26,7,0
13 5 loài khác 320 BQ=12,5
Tổng cộng 5.760
Từ kết quả bảng 3.12 cho thấy:
Loài Trám trắng và Lim xanh có tần suất phân bố lớn nhất (100%), tiếp đến là Xoài (86,7%), sau đó đến Dẻ, (53,3%) và các loài như: Ngát, Bứa, Dung giấy (biến động từ 20 - 46,7%).
Nhìn chung, trong số các loài có giá trị kinh tế chỉ có Trám trắng và Lim xanh là có phân bố cây tái sinh đều, còn lại các loài khác phân bố không đều. Vì vậy, biện pháp kỹ thuật áp dụng cho trạng thái này là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp có trồng bổ xung các loài mục đích như: Lát hoa, Re gừng, Trám đen... để trong tương lai lâm phần rừng có các loài cây giá trị phân bố đều trên bề mặt đất rừng. Song một điều cần lưu ý là, cần phải lựa chọn và bố trí các loài cây mục đích trồng bổ xung theo nhóm sinh thái nhằm hạn chế sự cạnh tranh, phát huy tác dụng tương hỗ giữa các loài trong cùng một quần thể.
3.2.5.4. Chất lượng cây tái sinh
Để tìm hiểu chất lượng cây tái sinh dưới tán rừng, đề tài đã điều tra và phân chia chất lượng cây tái sinh thành ba cấp là: Tốt, trung bình và xấu. Kết quả được thống kê tại bảng 3.13.
Bảng 3.13: Số lượng và tỷ lệ tái sinh theo cấp chất lượng
TT n/ô n/ha Cây tốt Cây trung bình Cây xấu n/ô n/ha % n/ô n/ha % n/ô n/ha % 1 16 6.400 4 1600 25,00 7 2.800 43,75 5 2.000 31,25 2 13 5.200 4 1600 30,77 5 2.000 38,46 4 1.600 30,77 3 15 6.000 6 2400 40,00 6 2.400 40,00 3 1.200 20,00 4 16 6.400 7 2800 43,75 6 2.400 37,50 3 1.200 18,75 5 14 5.600 5 2000 35,71 5 2.000 35,71 4 1.600 28,57 6 14 5.600 6 2400 42,86 5 2.000 35,71 3 1.200 21,43 7 16 6.400 7 2800 43,75 5 2.000 31,25 4 1.600 25,00 8 13 5.200 5 2000 38,46 5 2.000 38,46 3 1.200 23,08 9 14 5.600 8 3200 57,14 3 1.200 21,43 3 1.200 21,43 10 17 6.800 6 2400 35,29 7 2.800 41,18 4 1.600 23,53 11 12 4.800 5 2000 41,67 5 2.000 41,67 2 800 16,67 12 15 6.000 7 2800 46,67 6 2.400 40,00 2 800 13,33 13 17 6.800 6 2400 35,29 7 2.800 41,18 4 1.600 23,53 14 11 4.400 5 2000 45,45 5 2.000 45,45 1 400 9,09 15 13 5.200 5 2000 38,46 5 2.000 38,46 3 1.200 23,08 Tổng 216 5.760 86 2.293 39,81 82 2.187 37,96 48 1.280 22,22
Kết quả bảng 3.13 cho thấy: Rừng Trám trắng phục hồi tự nhiên có tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt là cao nhất, đạt 39,81%, cây tái sinh có chất lượng trung bình đạt 37,96% và xấu đạt 22,22%.
Vì vậy, biện pháp kỹ thuật tác động vào trạng thái rừng này là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp điều chỉnh mật độ cây tái sinh mục đích, trồng bổ xung các loài cây bản địa có giá trị kinh tế và phòng hộ cao như: Lát hoa, Trám đen ... trải đều trên toàn bộ diện tích rừng, đồng thời nuôi dưỡng cây tái sinh mục đích như: Trám trắng, Lim xanh để chúng có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt, có số cây tốt chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành.
3.2.5.5. Nghiên cứu số lượng cây tái sinh theo nguồn gốc
Từ số liệu điều tra 15 ô dạng bản, số lượng và tỷ lệ cây tái sinh theo nguồn gốc ở rừng Trám trắng phục hồi tự nhiên được tổng hợp vào bảng 3.14:
Bảng 3.14: Số lượng và tỷ lệ tái sinh theo nguồn gốc
TT n/ô n/ha
Cây tái sinh hạt Cây tái sinh chồi N/ô n/ha (%) N/ô n/ha (%)
1 16 6.400 7 2.800 43,75 9 3.600 56,25
2 13 5.200 5 2.000 38,46 8 3.200 61,54
3 15 6.000 7 2.800 46,67 8 3.200 53,33
4 16 6.400 9 3.600 56,25 7 2.800 43,75
5 14 5.600 7 2.800 50,00 7 2.800 50,00
6 14 5.600 6 2.400 42,86 8 3.200 57,14
7 16 6.400 6 2.400 37,50 10 4.000 62,50
8 13 5.200 6 2.400 46,15 7 2.800 53,85
9 14 5.600 8 3.200 57,14 6 2.400 42,86
10 17 6.800 10 4.000 58,82 7 2.800 41,18
11 12 4.800 6 2.400 50,00 6 2.400 50,00
12 15 6.000 7 2.800 46,67 8 3.200 53,33
13 17 6.800 9 3.600 52,94 8 3.200 47,06
14 11 4.400 7 2.800 63,64 4 1.600 36,36
15 13 5.200 5 2.000 38,46 8 3.200 61,54
Tổng 216 5.760 105 2.800 48,61 111 2.960 51,39 Qua kết quả bảng 3.14 cho thấy: Số cây có nguồn gốc tái sinh từ chồi là 2960 cây/ha, chiếm tỷ lệ 51,39% lớn hơn số cây có nguồn gốc tái sinh từ hạt là 2800 cây/ha chiếm 48,61%. chứng tỏ ở trạng thái rừng này đã bị khai thác quá mức nên số cây mẹ để lại gieo giống rất ít. Ngoài ra, do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng rừng tỷ lệ cây tái sinh chồi cao. Đối với rừng hiện tại trong quá trình nuôi dưỡng, phục hồi cần phải điều chỉnh mật độ cây tái sinh bằng biện pháp tỉa thưa các loài cây phi mục đích, cây già cỗi, sâu bệnh, kém phẩm chất, giữ lại những cây mẹ mục đích, tạo môi trường dinh dưỡng để những cây mục đích sinh trưởng, phát triển, đồng thời trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế, chọn để lại số cây mẹ 25 cây/ha tốt để gieo giống ...