CHƯƠNG I LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ HOÀN CẢNH ĐẾN TÁI SINH LOÀI CÂY TRÁM TRẮNG
3.3.1. Ảnh hưởng đơn lẻ của một số yếu tố hoàn cảnh đến tái sinh trám trắng
Kết quả kiểm tra thuần nhất cho thấy:
Giá trị 2 tính toán của độ sâu tầng đất, chiều cao cây tái sinh, độ tàn che, độ pH, hàm lượng mùn, hàm lượng đạm và độ ẩm đất đều nhỏ hơn giá trị 05 tra bảng (với bậc tự do k=2) đồng thời các giá trị Asymp.sig của các yếu tố trên đều lớn hơn 0,05, cho nên giả thuyết H0 được chấp nhận. Điều đó có nghĩa là số liệu về độ dày tầng đất, chiều cao cây tái sinh, độ tàn che, độ pH, hàm lượng mùn, hàm lượng đạm và độ ẩm đất là thuần nhất, cho nên có thể gộp số liệu của các tuyến điều tra để tính toán.
3.3.1.1. Ảnh hưởng của độ cao so với mặt nước biển đến tái sinh loài cây Trám trắng Độ cao so với mặt nước biển là một yếu tố có ảnh hưởng đến chế độ khí hậu đặc biệt là chế độ nhiệt ẩm.
Để phân tích ảnh hưởng của độ cao so với mặt nước biển đến tái sinh Trám trắng ở khu vực nghiên cứu, đề tài đã thống kê chiều cao của cây tái sinh và độ cao so với mực nước biển tại các điểm điều tra.
Do kết quả kiểm tra thuần nhất cho thấy: Giá trị của yếu tố độ cao là không thuần nhất.
Để giảm bớt việc tính toán đề tài tiến hành kiểm tra phương sai của yếu tố độ cao bằng phần mềm Excel để xác định ảnh hưởng của độ cao là rõ rệt hay không.
Qua kết quả ở bảng phân tích phương sai ta thấy Ftính < F05 tra bảng (với bậc tự do k1=3, k2=296) Ftính = 0,444 nhỏ hơn F05 tra bảng = 2,635, nên giả thuyết Ho được chấp nhận, nghĩa là nhân tố độ cao so với mực nước biển không ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng chiều cao cây tái sinh.
Điều này có thể được giải thích vì độ cao trong khu vực nghiên cứu biến động nhỏ, giới hạn từ 250 đến 400m.
Sự biến đổi của các yếu tố khí hậu theo độ cao là chưa thể hiện rõ, chúng vẫn nằm trong giới hạn thích hợp với sinh trưởng của Trám trắng.
3.3.1.2. Ảnh hưởng của độ tàn che tầng cây cao đến sinh trưởng tái sinh Trám trắng Độ tàn che là yếu tố hoàn cảnh quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật thông qua tác động đến hoàn cảnh chiếu sáng dưới tán rừng.
Để phân tích ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng chiều cao cây tái sinh Trám trắng ở khu vực nghiên cứu, đề tài đã thống kê chiều cao cây tái sinh và độ tàn che tầng cây cao của tất cả các điểm điều tra.
Đề tài xây dựng biểu đồ phản ảnh liên hệ đơn lẻ độ tàn che và sinh trưởng chiều cao cây tái sinh Trám trắng như sau:
Hình 3.4. Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao cây tái sinh và độ tàn che
Qua hình 3.4 cho thấy: Giá trị tối đa sinh trưởng chiều cao cây Trám trắng tái sinh ở độ tàn che 0,50,6.
Như vậy, độ tàn che thích hợp nhất để phát triển chiều cao nằm trong phạm vi 0,50,6.
Khi phân tích ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của Trám trắng đề tài cũng nhận thấy sự khác biệt nhất định giữa các cấp chiều cao khác nhau. Điều này cũng phản ảnh một cách gián tiếp sự khác biệt về ảnh hưởng của độ tàn che đến các các cấp tuổi khác nhau.
Để xác định đặc điểm ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của cây tái sinh Trám trắng ở các cấp chiều cao đề tài đã thống kê chiều cao theo từng cấp chiều cao từ
h < 1m
1m < h < 2m 2m < h< 3m 3m < h < 4m 4m < h < 5m 5m < h < 6m
Hình ảnh trực quan của sự phụ thuộc này được thể hiện ở hình 3.5.
0 1 2 3 4 5 6
- 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00
Độ tàn che H
0 10 20 30 40 50 60 70 80
0.4-0.5 0.5-0.6 0.6-0.7 >0.7
<1 1-2 2-3 3-4 4-5
Hình 3.5. Phân bố số cây ở các cấp chiều cao khác nhau theo độ tàn che Từ số liệu và hình vẽ cho phép đi đến những nhận xét sau
Phân bố của cây tái sinh ở các cấp chiều cao theo độ tàn che không giống nhau.
Cây tái sinh ở những cấp chiều cao thấp, hay nói cách khác là cây tái sinh nhỏ phân bố nhiều hơn ở nơi có độ tàn che cao.
Cây tái sinh có chiều cao càng lớn phân bố ở độ tàn che càng thấp.
Cây tái sinh Trám trắng ở cấp chiều cao dưới 1m phân bố tập trung ở độ tàn che 0.6-0.7. Số cây tái sinh thuộc cấp chiều cao dưới 1 m sẽ giảm đi khi độ tàn che vượt quá 0.7 hoặc nhỏ hơn 0.6. Như vậy, để xúc tiến tái sinh tự nhiên của cây Trám trắng ở những nơi chúng đang có mật độ thấp nên điều chỉnh độ tàn che đến giới hạn 0.6-0.7.
Cây tái sinh Trám trắng ở cấp chiều cao 1-3 m phân bố nhiều ở độ tàn che 0.5- 0.6.
Như vậy, thúc đẩy sinh trưởng của cây tái sinh thuộc cấp chiều cao 1-3m nên điều chỉnh độ tàn che xuống còn khoảng 0.5- 0.6. Cây tái sinh Trám trắng ở các cấp chiều cao lớn hơn 3 m phân bố nhiều ở độ tàn che dưới 0.5. Như vậy, để thúc đẩy sinh trưởng của cây tái sinh Trám trắng ở chiều cao trên 3 m nên giảm độ tàn che xuống dưới 0.5.
Kết quả phân tích trên cho thấy đặc điểm nhu cầu về ánh sáng của cây Trám trắng thay đổi rất rõ rệt theo chiều cao, hay tuổi của chúng. Đây là một trong những đặc điểm cần thiết phải tính đến trong quá trình thực hiện các giải pháp tái sinh và làm giàu rừng . Khi phân tích mối liên hệ định lượng giữa chiều cao Trám trắng tái sinh và độ tàn che tầng cây cao đề tài đã căn cứ vào xu hướng thay đổi theo cấp chiều cao của mối quan hệ này để xây dựng các biến số chứa độ tàn che.
Kết quả nhận được biến X chứa độ tàn che liên hệ mật thiết nhất với chiều cao cây tái sinh có dạng như sau:
Độ tàn che Số cây
X= [TC-(0.65-0.1*C)]2 Trong đó:
TC là độ tàn che tầng cây cao có đơn vị lớn nhất là 1.0 C là cấp chiều cao cây tái sinh
C=1 nếu cây có chiều cao h 1m C=2 nếu 1m<h 2m
C=3 nếu 2m< h 3m C=4 nếu 3m< h 4m C=5 nếu 4m< h 5m C=6 nếu 5m< h 6m
0 1 2 3 4 5 6
0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30
Hình 3.6. Liên hệ giữa độ chiều cao và độ tàn che tầng cây cao qua biến X Đề tài lựa chọn hàm toán học mô phỏng mối liên hệ chiều cao cây tái sinh Trám trắng với độ tàn che qua biến x
Kết quả phân tích cho thấy:
Áp dụng hàm số bậc hai (hàm QUA) để mô phỏng liên hệ giữa chiều cao cây tái sinh và độ tàn sẽ được hệ số xác định cao (R2=0,68), R=0,82.
Sự tồn tại của hệ số tương quan được khẳng định bằng giá trị của chỉ tiêu Significance F =0,00<0,05.
Dạng hàm liên hệ có dạng:
y = -43,83x2 + 23.67x + 1.07 Hệ số C
Với:
x= [TC-(0.65-0.1*C)]2, R=0.83
Khảo sát phương trình thực nghiệm trên cho thấy rõ quy luật liên hệ của chiều cao cây tái sinh Trám trắng với độ tàn che.
Khi cấp chiều cao tăng lên độ tàn che thích hợp cũng giảm dần theo mức như sau:
Bảng 3.16. Xác định hệ số C và độ tàn che thích hợp cho các cấp chiều cao TT Cấp chiều cao Giá trị của hệ số C Độ tàn che thích hợp
1 I 1 0.65-0.1x1=0.55
2 II 2 0.65-0.1x2=0.45
3 III 3 0.65-0.1x3=0.35
4 IV 4 0.65-0.1x4=0.25
5 V 5 0.65-0.1x5=0.15
6 VI 6 0.65-0.1x6=0.05
Căn cứ vào kết quả phân tích trên cho thấy từ cấp chiều 6 trở lên cây tái sinh Trám trắng sẽ sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện chiếu sáng hoàn toàn.
3.3.1.3. Ảnh hưởng của độ dày tầng đất
Độ dầy tầng đất là một yếu tố hoàn cảnh phản ảnh tiềm năng của đất, nó có liên hệ với nhiều tính chất khác. Vì vậy độ dày tầng đất thường được sử dụng trong phân tích về ảnh hưởng của thổ nhưỡng đến sinh trưởng cây rừng.
Để phân tích ảnh hưởng của độ sâu tầng đất ở khu vực nghiên cứu, đề tài đã thống kê chiều cao cây Trám trắng tái sinh và độ sâu tầng đất ở các điểm điều tra
Từ số liệu đó, đề tài xây dựng biểu đồ phản ảnh liên hệ đơn lẻ độ sâu tầng đất và sinh trưởng chiều cao cây tái sinh Trám trắng như sau:
0 1 2 3 4 5 6
0 20 40 60 80 100 120
Hình 3.7: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và độ sâu tầng đất
Độ sâu tầngđât đất
Chiều cao
Đề tài lựa chọn hàm toán học mô phỏng liên hệ này, kết quả cho thấy:
Nếu áp dụng hàm số mũ với cơ số mũ logrit tự nhiên (hàm S) để mô phỏng liên hệ sẽ được hệ số xác định cao (R2=0,566) R=0,75 (tương quan chặt).
Sự tồn tại của hệ số tương quan được khẳng định bằng giá trị của Ftính = 335,43 lớn hơn rất nhiều so với F05 tra bảng = 3,89 và chỉ tiêu Significance F=0,000<0,05.
Sự tồn tại của các tham số a và b trong phương trình được khẳng định bằng giá trị của Ta = 20,00 và Tb = 18,315 đều lớn hơn 1,96, đồng thời Significance Ta
=0,000 và b = 0,000 đều nhỏ hơn 0,05.
Hàm S mô phỏng liên hệ có dạng:
Y=e(b0+b1/t)
H=2,72(4,757-395,38/DS)
Phân tích các tham số và hệ số tương quan của phương trình đi đến một số nhận xét sau:
Liên hệ giữa sinh trưởng chiều cao cây tái sinh và độ sâu tầng đất có dạng hàm mũ với cơ số logarit tự nhiên. Độ sâu tầng đất có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây tái sinh, sinh trưởng chiều cao cây Trám trắng tái sinh tăng dần theo độ sâu tầng đất. Như vậy độ dầy tầng đất càng cao thì sinh trưởng chiều cao cây tái sinh càng tốt
Giá trị tối đa sinh trưởng chiều cao cây Trám trắng tái sinh ở độ sâu tầng đất 70110cm. Như vậy, độ sâu tầng đất thích hợp nhất để phát triển chiều cao nằm trong phạm vi lớn hơn 70cm.
0 10 20 30 40 50 60
70-80 80-90 90-100 100-110
h<1 h=1-2 h=2-3 h=3-4 h=4-5.5
Hình 3.8. Phân bố số cây ở các cấp chiều cao khác nhau theo sâu tầng đất
Độ sâu tầng đất đất
Số cây
Phân tích các đường biểu diễn trên hình 3.7 cho thấy:
Xu hướng chung là các cây tái sinh có kích thước nhỏ phân bố nhiều hơn ở nơi có tầng đất 70-80cm. Các cây tái sinh lớn phân bố nhiều hơn ở nơi có tầng đất dày hơn. Các cây có kích thước lớn phân bố chủ yếu ở đất có tầng đất 90-100cm
Như vậy: Mặc dù tái sinh được ở những nơi có tầng đất mỏng song chúng có thể trở thành những cây thực sự có triển vọng chỉ ở nơi có tầng đất dày. Đây là một đặc điểm quan trọng khi lựa chọn điều kiện thổ nhưỡng cho phát triển Trám trắng ở khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên quan hệ này không chặt chẽ. Trong quá trình phân tích đề tài không nhận được biến số nào chứa độ sâu tầng đất có thể làm tăng hệ số tương quan của phương trình thực nghiệm giữa các đại lượng này lên quá 0.6.
3.3.1.4. Ảnh hưởng của yếu tố độ pH đất
Độ pH đất là yếu tố quan trọng phản ánh tính chất của đất, để phân tích ảnh hưởng của độ pH tới sinh trưởng chiều cao cây Trám trắng tái sinh ở khu vực nghiên cứu, đề tài đã thống kê chiều cao cây tái sinh và độ pHKCL ở 200 điểm điều tra. Từ số liệu này đề tài xây dựng biểu đồ phản ảnh mối liên hệ đơn lẻ của chiều cao cây tái sinh Trám trắng và độ pHKCL như sau:
- 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00
- 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0
chiều cao cây tá i sinh
pH
Hình 3.9: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và độ pHKCL
Đề tài lựa chọn dạng hàm toán học mô phỏng liên hệ, kết quả cho thấy:
Nếu áp dụng hàm số mũ với cơ số logarit tự nhiên (hàm S) đề mô phỏng liên hệ sẽ được hệ số xác định là cao nhất (R2=0,253) R=0,5.
Sự tồn tại của tỷ tương quan được khẳng định bằng giá trị Ftính = 67,14 lớn hơn rất nhiều so với F05 tra bảng = 3,89 và giá trị của chỉ tiêu Significance F=0,000 nhỏ hơn 0,05.
Sự tồn tại của các tham số a và b trong phương trình được khẳng định bằng giá trị của Ta = 9,183 và Tb = 8,194 đều lớn hơn 1,96, đồng thời Significance Ta
=0,000 và Tb = 0,000 đều nhỏ hơn 0,05.
Hàm S mô phỏng liên hệ có dạng:
Y=e(b0+b1/t)
H=2,72(3,399 - 13,562/pH)
Phân tích các tham số và hệ số tương quan của phương trình đi đến một số nhận xét sau:
Liên hệ giữa sinh trưởng chiều cao cây tái sinh và độ pHKCL đất có dạng hàm mũ với cơ số Logarit tự nhiên. Để phân tích sự thay đổi yêu cầu về độ pH của đất. Đề tài đã thống kê số cây tái sinh Trám trắng ở các cấp chiều cao và độ pH khác nhau.
Hình ảnh trực quan của phân bố tái sinh Trám trắng theo cấp chiều cao và độ pH được thể hiện như sau:
- 5 10 15 20 25 30 35
4- 4.5
4.5- 5
5- 5.5
>5.
5
<1 1- 22- 33- 44- 5
Đ ộ pH đất ChiÒu cao
Hình 3.10. Phân bố số cây ở các cấp chiều cao khác nhau và độ pHKCL
Các đường biểu diễn trên hình cho thấy phân bố tái sinh Trám trắng cao nhất ở độ pHKCL đất từ 4 5.
Như vậy: Độ pHKCL đất thích hợp nhất để phát triển chiều cao cây Trám trắng tái sinh là 45. Tuy nhiên, sự phụ thuộc của phân bố tái sinh trám trắng vào độ pH ở khu vực nghiên cứu là chưa rõ rệt, hệ số tương quan của phương trình thực nghiệm thấp. Chứng tỏ rằng độ pH trong giới hạn từ 4-5.5 của khu vực nghiên cứu vẫn nằm trong ngưỡng thích hợp của cây tái sinh Trám trắng.
3.3.1.5. Ảnh hưởng của yếu tố hàm lượng mùn
Hàm lượng mùn là một yếu tố hoàn cảnh phản ảnh độ phì đất, nó có ảnh hưởng quan trọng đế sinh trưởng của thực vật đặc biệt là sinh trưởng về chiều cao của cây tái sinh.
Để phân tích ảnh hưởng của hàm lượng mùn trong đất tới sinh trưởng chiều cao cây tái sinh Trám trắng đề tài đã thống kê chiều cao cây tái sinh và hàm lượng mùn ở 200 điểm điều tra.
Từ số liệu này đề tài xây dựng biểu đồ phản ảnh mối liên hệ đơn lẻ của chiều cao cây tái sinh Trám trắng và hàm lượng mùn như sau:
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
0 1 2 3 4 5
Hình 3.11: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và hàm lượng mùn Đề tài lựa chọn dạng hàm toán học mô phỏng liên hệ, kết quả cho thấy:
Nếu áp dụng hàm số bậc 2 để mô phỏng liên hệ sẽ được hệ số xác định là cao nhất (R2=0,632), R=0,795.
Sự tồn tại của tỷ tương quan được khẳng định bằng giá trị Ftính = 169,35 lớn hơn rất nhiều so với F05 tra bảng = 3,89 và giá trị của chỉ tiêu Significance F=0,000 nhỏ hơn 0,05.
Sự tồn tại của các tham số trong phương trình được khẳng định bằng giá trị của
Tbo = 10,081, Tb1 = 18,37 Tb2 = 18,123 đều lớn hơn 1,96, đồng thời Significance Ta =0,000, Tb = 0,000 và Tc =0,000 đều nhỏ hơn 0,05.
Hàm qua mô phỏng liên hệ có dạng:
Y = bo + b1*t +b2* t2
H = -2,25 + 1,79* Mun + 0,08*Mun2
Hàm lượng Mùn MuMmùn Chiều cao
Phân tích các tham số và hệ số tương quan của phương trình đi đến một số nhận xét sau:
Liên hệ giữa sinh trưởng chiều cao cây tái sinh và hàm lượng mùn đất có dạng hàm số bậc 2.
Hàm lượng mùn trong đất có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây tái sinh, sinh trưởng chiều cao cây Trám trắng tái sinh tăng dần theo hàm lượng mùn trong đất.
Như vậy mùn trong đất càng nhiều thì sinh trưởng chiều cao cây tái sinh càng thuận lợi.
3.2.1.6. Ảnh hưởng của hàm lượng đạm trong đất
Hàm lượng đạm là một yếu tố hoàn cảnh, nó có ảnh hưởng quan trọng đến sinh trưởng chiều cao cây tái sinh Trám trắng.
Để phân tích ảnh hưởng của hàm lượng đạm trong đất tới sinh trưởng chiều cao cây tái sinh Trám trắng đề tài đã thống kê chiều cao cây tái sinh và hàm lượng đạm ở 200 điểm điều tra.
Từ số liệu này đề tài xây dựng biểu đồ phản ảnh mối liên hệ đơn lẻ giữa chiều cao cây tái sinh Trám trắng và hàm lượng đạm như sau:
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3
Hình 3.12: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và hàm lượng đạm Đề tài lựa chọn dạng hàm toán học mô phỏng liên hệ, kết quả cho thấy:
Nếu áp dụng hàm số mũ với cơ số tự nhiên (hàm S) để mô phỏng liên hệ sẽ được hệ số xác định là cao nhất (R2=0,364) R=0,60.
Sự tồn tại của tỷ tương quan được khẳng định bằng giá trị Ftính = 113,52 lớn hơn rất nhiều so với F05 tra bảng = 3,89 và giá trị của chỉ tiêu Significance F=0,000 nhỏ hơn 0,05.
Hàm lượng
đđaêđđadđạm Chiều cao
Sự tồn tại của các tham số trong phương trình được khẳng định bằng giá trị của
Ta = 12,697, Tb = 10,654 đều lớn hơn 1,96, đồng thời Significance Ta =0,000, Tb
= 0,000 đều nhỏ hơn 0,05.
Hàm S mô phỏng liên hệ có dạng:
Y=e(b0+b1/t)
H=2,72(2,114 - 0,247/Dam)
Phân tích các tham số và hệ số tương quan của phương trình đi đến một số nhận xét sau:
Liên hệ giữa sinh trưởng chiều cao cây tái sinh và hàm lượng đạm đất có dạng hàm số mũ với cơ số tự nhiên. Hàm lượng đạm trong đất có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây tái sinh, sinh trưởng chiều cao cây Trám trắng tái sinh tăng dần theo hàm lượng đạm trong đất. Như vậy hàm lượng đạm trong đất càng cao thì sinh trưởng chiều cao cây tái sinh càng tốt.
3.3.1.7. Ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm đất
Độ ẩm là một yếu tố hoàn cảnh quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây tái sinh Trán trắng.
Để phân tích ảnh hưởng của độ ẩm đất tới sinh trưởng chiều cao cây tái sinh trám trắng đề tài đã thống kê chiều cao cây tái sinh và độ ẩm ở 200 điểm điều tra.
Từ số liệu này đó xây dựng biểu đồ phản ảnh mối liên hệ đơn lẻ của chiều cao cây tái sinh Trám trắng và độ ẩm đất như sau:
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
0 10 20 30 40 50
Hình 3.13: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao cây tái sinh và độ ẩm đất
Đề tài lựa chọn dạng hàm toán học mô phỏng liên hệ, kết quả cho thấy, nếu áp dụng hàm số mũ với cơ số logarit tự nhiên (hàm S) để phỏng liên hệ sẽ được hệ số xác định là cao nhất (R2 =0,353), R=0,594.
Độ ẩm
Chiều cao