Trò chơi có luật

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 48 - 51)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC

1.6. Các loại trò chơi phát triển KNXH cho trẻ

1.6.3. Trò chơi có luật

Trò chơi có luật là loại trò chơi có nội dung và quy tắc được xác định trước và người chơi cần tuân theo[18].

Nếu trò chơi ĐVTCĐ và TCXD là những trò chơi sáng tạo, chơi theo ý tưởng của trẻ thì trò chơi có luật là những sáng tạo giáo dục do người lớn nghĩ ra và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

1.6.3.2. Trò chơi học tập

 Khái niệm:

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà, trò chơi học tập thuộc nhóm trò chơi có luật có vai trò giáo dục nổi trội là củng cố, mở rộng những hiểu biết về thế giới xung quanh (về thiên nhiên, về xã hội...), rèn luyện và phát triển các quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng...) và các phẩm chất trí tuệ (sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt,...) [18].

Theo các tác giả Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh cho rằng, trò chơi học tập là loại trò chơi có luật tiêu biểu. Khi tham gia vào trò chơi này, trẻ gián tiếp giải quyết các nhiệm vụ trí dục (như: củng cố, chính xác hóa các biểu tượng, phát triển ngôn ngữ và hình thành biểu tượng mới).

TCHT là môi trường để phát triển tư duy, ý chí, nghị lực và sự đam mê tìm kiếm chân lý của trẻ [36].

Kharlamôv cho rằng TCHT là: “Đó là những trò chơi có nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ em” [27]

 Đặc điểm:

Do người lớn nghĩ ra từ nội dung chơi đến luật chơi. Với tiêu chí “học mà chơi, chơi mà học” nên trò chơi học tập vừa là phương pháp giáo dục vừa là hình thức tổ chức dạy học cho trẻ Mẫu giáo.

Mỗi trò chơi học tập đều chứa đựng ba yếu tố: nội dung chơi (chứa đựng các nhiệm vụ học tập, chứa đựng các tình huống có vấn đề...), hành động chơi (là cách thức thực hiện các thao tác để giải quyết nhiệm vụ học tập trong phần nội dung) và luật chơi (là những quy định bắt buộc khi thực hiện hành động chơi, là tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại kỹ năng chơi của cá nhân hoặc nhóm trẻ).

 Ý nghĩa:

Như các loại trò chơi khác, trò chơi học tập mang lại niềm vui, sự thích thú cho trẻ, giúp trẻ tự tin, chủ động, sáng tạo và kích thích tính tích cực, phát triển tư duy linh hoạt hơn.

Trò chơi học tập còn là phương pháp, hình thức củng cố, chính xác hóa các biểu tượng và rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Vì vậy trò chơi học tập góp phần quan trọng vào việc giáo dục phát triển tâm lý nhận thức cho trẻ.

Ngoài ra, các trò chơi học tập còn có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ em, tính hướng đích, kiên trì, tự lập, tính tập thể, kĩ năng hành động theo các chuẩn mực xã hội, ... [59]

1.6.3.3. Trò chơi vận động

 Khái niệm:

Trò chơi vận động là loại trò chơi mà khi trẻ tham gia chơi tức là trẻ giải quyết nhiệm vụ vận động như một nhiệm vụ thực hành dưới hình thức chơi vui vẻ [14].

 Đặc điểm:

Cũng giống như trò chơi học tập, trò chơi vận động cũng do người lớn nghĩ ra. Những trò chơi này đa dạng về nội dung lẫn hình thức, gồm có: trò chơi vận động đặc trưng (có cốt truyện và không có cốt truyện) và trò chơi thể thao (bóng bàn, bóng chuyền,...)

Trò chơi vận động cũng chứa đựng ba yếu tố (nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi) và liên quan chặt chẽ với nhau.

Trò chơi vận động thường có lời ca tiếng hát đi kèm để tạo sự sinh động, hấp dẫn cho trò chơi.

 Ý nghĩa:

Trò chơi vận động giúp trẻ phát triển và hoàn thiện các vận động, tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện thể lực. Do vậy mà trò chơi vận động là một trong những phương tiện giáo dục thể chất hữu hiệu cho trẻ.

Tham gia trò chơi vận động giúp rèn luyện những KNXH cơ bản như biết hợp tác với bạn trong nhóm, biết chờ đến lượt, biết chia sẻ, động viên lẫn nhau, biết tự lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ..

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)