CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
2.2.4. Khách thể khảo sát
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng với:
128 GVMN ở 09 trường công lập của Thị xã Dĩ An.
Danh sách 9 trường khảo sát:
Bảng 2.1. Danh sách các trường khảo sát
STT Tên Trường Số lượng GVMN
1 Trường MN Hoa Hồng 1 23
2 Trường MG Hoa Hồng 2 12
3 Trường MG Hoa Hồng 3 13
4 Trường MN Hoa Hồng 4 18
5 Trường MG Hoa Hồng 5 19
6 Trường MN Hoa Hồng 6 16
7 Trường MN Hoa Hồng 7 5
8 Trường MG Anh Đào 8
9 Trường MN Võ Thị Sáu 12
Tổng cộng 9 126
Về trình độ chuyên môn
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của GVMN các trường khảo sát Trình độ chuyên môn Số lượng Tỉ lệ %
Trung cấp 68 54%
Cao đẳng 35 27,8%
Đại học 23 18,2%
Tổng số 126 100%
Từ số liệu thống kê ở bảng 2.2 cho ta thấy, nhìn chung, số lượng GVMN đạt chuẩn và trên chuẩn (theo qui định của Điều lệ trường MN) ở địa bàn đạt tỉ lệ rất cao. Để thấy rõ các tỉ lệ chúng ta có thể tham khảo biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ trình độ chuyên môn của GVMN
Số lượng GVMN đạt chuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất: 54%, trên chuẩn chiếm 46% (trong đó, Cao đẳng: 27,8% và Đại học: 18,2%). Được biết GVMN ở các trường vẫn đang tiếp tục học liên thông nâng cao trình độ vào các ngày thứ 7, chủ
5 544%% 2
277,,88%% 1 188,,22%%
nhật và các tháng hè để đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ ngày một nâng cao cũng như nhu cầu tự hoàn thiện tri thức của bản thân.
Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát thêm ý kiến của 50 phụ huynh có con đang theo học lớp Lá của trường Mẫu giáo Hoa Hồng 5 để thu thập thêm thông tin cho đề tài nghiên cứu.
2.2.5 Phương pháp khảo sát
- Phát phiếu trưng cầu ý kiến cho 128 GVMN dạy lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Dựa vào phiếu quan sát tiến hành quan sát giờ HĐVC của 8 lớp Lá trường Mẫu giáo Hoa Hồng 5.
- Tiến hành phỏng vấn chuyên viên Sở Giáo dục và đào tạo, Hiệu phó chuyên môn trường Mầm non và GVMN.
- Nghiên cứu kế hoạch HĐVC của GVMN ở 6 chủ đề khác nhau và đưa ra bình luận.
2.2.6 Tiến trình khảo sát
- Bước 1: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành khảo sát sơ bộ bằng cách phát phiếu mở cho một số GVMN đang dạy lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi những nội dung có liên quan đến GDKNXH của GVMN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Từ đó thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài.
- Bước 2: Dựa trên cơ sở lý luận và thông tin tổng hợp được từ việc khảo sát sơ bộ ban đầu, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi dành cho mẫu khách thể được mô tả như trên.
Bảng hỏi gồm 15 câu (phụ lục 1) với 5 phần chính:
Phần 1: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về các nội dung:
(1) Sự hình thành KNXH của trẻ (Câu 1)
(2) KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi là gì (Câu 2)
(3) Nội dung GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi (Câu 3) (4) Vai trò của KNXH với trẻ (Câu 4)
(5) Các yếu tố ảnh hưởng đến KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi (Câu 7)
(6) Các hình thức GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi (Câu 8)
(7) Ảnh hưởng của HĐVC đến sự phát triển KNXH của trẻ (Câu 9,10)
Phần 2: Tìm hiểu thực trạng hình thức GDKNXH tại trường (Câu 5,6)
Phần 3: Tìm hiểu sự biểu hiện cụ thể về KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
Trong đó bao gồm các mức độ không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên (Câu 11)
Phần 4: Những biện pháp GVMN sử dụng để giáo dục KNXH cho trẻ trong HĐVC (Câu 12)
Phần 5: Những khó khăn và kiến nghị của GVMN khi GDKNXH cho trẻ (Câu 13, 14,15)
- Bước 3: Phát bảng hỏi để điều tra chính thức. Tổng số phiếu phát đi là 128, thu về là 128, có 2 phiếu không hợp lệ, còn lại 126 phiếu được sử dụng để nhập liệu và lấy số liệu thống kê để phân tích, cho ra kết quả nghiên cứu.
- Bước 4: Tham gia dự giờ một số HĐVC tại 8 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi của trường Mẫu giáo Hoa Hồng 5 để quan sát các biện pháp cô sử dụng nhằm GDKNXH cho trẻ và biểu hiện KNXH của trẻ trong HĐVC. (Phụ lục 2)
- Bước 5: Trò chuyện với trẻ để nắm bắt sâu hơn về sự phát triển KNXH của trẻ; phỏng vấn giáo viên về biện pháp GDKNXH cho trẻ
- Bước 6: Phân tích kế hoạch chủ đề và giáo án HĐVC của GVMN để tìm hiểu thêm về biện pháp GDKNXH cho trẻ. (Phụ lục 3)
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường MN tại Thị xã Dĩ An
2.3.1 Về phía GVMN
2.3.1.1 Thực trạng nhận thức của GVMN về GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
Nhận thức của GVMN về sự hình thành KNXH ở trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
Dựa vào phiếu khảo sát, sau khi xử lý số liệu thu được kết quả sau:
Bảng 2.3. Sự hình thành KNXH ở trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
Sự hình thành Số lượng GV Tỉ lệ %
Chưa hình thành 2 1,6
Đang hình thành 29 23,0
Đã hình thành 18 14,3
Đã hình thành và đang phát triển 77 61,1
Tổng số 126 100
Qua số liệu thống kê cho thấy, nhận thức của GVMN về sự hình thành KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi còn rất nhiều sự khác nhau. Có 1,6% GVMN trong nhóm khảo sát cho rằng trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi chưa hình thành KNXH. Cao nhất là ý kiến
“KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi đã hình thành và đang phát triển” của 77 GVMN đạt tỉ lệ 61,1%. Còn lại, 23% GVMN nhận định KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi đang hình thành và 14,3% tỉ lệ GVMN nhận định KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi đã hình thành.
Mặc dù KNXH đã được quan tâm GD từ tuổi nhà trẻ (theo chương trình GDMN năm 2009) nhưng vẫn có GVMN nhận định trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi chưa hình thành KNXH. Nếu đã có nhận định không chính xác về việc hình thành KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi thì chắc chắn biện pháp GDKNXH của GVMN cũng không phù hợp, điều này ảnh hưởng tới chất lượng GDKNXH cho trẻ.
Nhận thức của GVMN về KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi Bảng 2.4 Nhận thức của GVMN về KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
KNXH Số lượng
GV Tỉ lệ % Là kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống 22 17,5
Là kỹ năng giao tiếp 36 28,6
Là những kỹ năng học hỏi được từ cuộc sống 51 40,5
Là những thói quen hằng ngày 12 9,5
Khác 11 4,0
Tổng số 126 100
Để theo dõi dễ dàng hơn, chúng ta cùng xem biểu đồ minh họa sau:
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện nhận thức của GVMN về KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi Nhìn chung, GVMN có nhận thức khác nhau về KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. Nhưng tập trung nhiều nhất ở quan điểm cho rằng “KNXH là những kỹ năng trẻ học hỏi được từ cuộc sống hàng ngày”, chiếm 40,5%. Theo nhận định của bản thân người nghiên cứu, đa số GVMN coi trọng về nhận thức của trẻ đối với KNXH, bỏ qua vấn đề ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn như thế nào. Theo tôi, nếu trẻ chỉ biết, hiểu nhưng không vận dụng được thì không trở thành kỹ năng.
Kế đến là 28,6% GVMN cho rằng “KNXH là kỹ năng giao tiếp”. Phỏng vấn cô L.M.H.D là GV trường MGHH5 cô đưa ra nhận định như sau: “KNXH là những kỹ năng giao tiếp của trẻ hàng ngày đối với người lớn và bạn bè trong trường”.
Cùng nhận định đó, cô D.T.H trường MGHH4 cho biết “KNXH là kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hằng ngày của trẻ”. Từ đấy càng thấy rõ hơn quan điểm chưa đúng của GVMN về KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. Như chúng ta đã biết, KNXH đâu chỉ có kỹ năng giao tiếp mà còn rất nhiều kỹ năng khác nữa nếu chỉ chú trọng đến kỹ năng giao tiếp sẽ bỏ qua nhiều kỹ năng khác cần phải GD cho trẻ.
Duy chỉ có 17,5% GVMN có nhận thức “KNXH là kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống”. Theo tôi, đây là một nhận định đúng đắn nhất. Vì “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép” [42], nên nếu chỉ là thói quen hay những gì học được từ cuộc sống hằng ngày thì đó chưa phải là kỹ năng như 9,5% GVMN nhận định.
Từ kết quả trên cho thấy biện pháp GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi mà GVMN sử dụng sẽ không phù hợp với trẻ thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển của trẻ.
Nhận thức của GVMN về nội dung GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
Bảng 2.5. Nội dung GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
Nội dung GDKNXH Số lượng GV Tỉ lệ % Thể hiện sự tự tin, tự lực của bản thân 3 2,4
Ý thức về bản thân 2 1,6
Các hành vi văn hóa, các quy tắc ứng xử xã hội 9 7,1
Quan tâm đến bảo vệ môi trường 3 2,4
Tất cả những ý trên 109 86,5
Tổng số 126 100
Trong chương trình GDMN năm 2009, nội dung chương trình GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi đã được trình bày rất rõ ràng. Đồng thời mỗi năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có chương trình trình bồi dưỡng thường xuyên cho từng lĩnh vực phát triển cụ thể. Nhờ vậy mà hơn 86% GVMN nhận thức đúng, đầy đủ những nội dung cần GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn 13,5% số lượng GVMN trong nhóm nghiên cứu vẫn chưa nắm được những nội dung này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng GDKNXH cho trẻ.
Nhận thức của GVMN về vai trò của KNXH đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
Bảng sau đây là kết quả khảo sát nhận thức của GVMN về vai trò của KNXH đối với trẻ MG 5-6 tuổi
Bảng 2.6 Nhận thức của GVMN về vai trò của KNXH đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
Sự cần thiết Số lượng GV Tỉ lệ %
Vô cùng cần thiết 77 61,1
Cần thiết 47 37,3
Tương đối cần thiết 0 0
Không cần thiết 2 1,6
Hoàn toàn không cần thiết 0 0
Tổng 126 100
Khi khảo sát ý kiến của 126 GVMN, chúng tôi thu được 124 ý kiến cho rằng KNXH cần thiết và vô cùng cần thiết với trẻ. Chỉ có 02 ý kiến cho rằng không cần thiết chiếm tỷ lệ 1,6%. Qua đó, chúng ta thấy được, mặc dù được đào tạo về lý luận, chuyên môn nghiệp vụ như nhau nhưng nhận thức của GVMN vẫn chưa được thống nhất. Chúng ta không thể nào phủ nhận sự cần thiết của việc GDKNXH cho trẻ vì KNXH không những là một trong những lĩnh vực cần phát triển trong chương trình GDMN nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ; mà còn là một trong những kỹ năng sống giúp trẻ hòa nhập với xã hội, thích nghi với cuộc sống hiện đại. Đồng quan điểm này, khi phỏng vấn cô N.T.M.T (Phó phòng GDMN của Sở GD&ĐT Tỉnh B.D) chia sẻ: “KNXH là một trong những kỹ năng cần thiết và góp phần vào thành công của trẻ sau này. Đây không chỉ là một xu hướng GD mà còn phù hợp với tình hình xã hội ngày càng hiện đại, ngày càng biến đổi nên trẻ cần được trang bị KNXH phù hợp để thích nghi với cuộc sống hiện đại này và phát triển được”.
Biểu đồ sau sẽ thể hiện rõ hơn nhận thức trên:
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, vai trò vô cùng cần thiết của KNXH đối với trẻ được đồng tình rất cao – 61,1%; kế đến là cần thiết 37,3%; chỉ có 1,6 ý kiến cho rằng KNXH không cần thiết với trẻ. Mặc dù, 1,6% là con số rất nhỏ so với các ý
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện vai trò của KNXH đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
V ô c ù n g
C ầ n T h i ế t 6 1 . 1% 61.1%
C ầ n T h i ế t 3 7 , 3 %
K h ô n g C ầ n T h i ế t 1 , 6 %
61,1%
kiến khác nhưng vẫn là điều đáng lo ngại khi GDKNXH cho trẻ vì vẫn còn GVMN nhận thức sai về vai trò của KNXH đối với sự phát triển của trẻ.
Nhận thức của GVMN về cách tổ chức và hình thức GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
Khi khảo sát bằng phiếu hỏi “Hiện nay, nhà trường có giáo dục KNXH cho trẻ không? Nếu có thì thời gian giáo dục KNXH là bao nhiêu buổi một tuần?” thì thu được số liệu: Số buổi GDKNXH ở các trường khác nhau, dao động từ 2 đến 5 buổi/
tuần. Minh chứng thêm cho câu hỏi này, chúng tôi phỏng vấn một số GVMN thì lại thu được nhiều ý kiến khác như: cô T.H.T (trường MG HH 3) phát biểu: “GDKNXH cho trẻ cũng là một phần nào đó trong các hoạt động thôi chứ không phải tổ chức GDKNXH riêng lẻ”. Điều này cũng thống với quan điểm của phần lớn GVMN, GDKNXH lồng ghép trong các hoạt động xuyên suốt trong ngày. Nhưng bên cạnh đó cũng có GVMN cho rằng: “GDKNXH không nhiều, hầu như chỉ giáo dục gắn với hành động sai của trẻ hoặc đầu mỗi giờ HĐVC mà thôi”. Theo khảo sát thực tế qua việc dự giờ ở trường MN thì hầu như phần lớn GVMN không có kế hoạch tổ chức GDKNXH cho trẻ một cách rõ ràng và hệ thống mà chỉ khi trẻ sai mới sửa hoặc nhắc nhở mà thôi.
Các trò chơi đóng vai trò là phương tiện GDKNXH cho trẻ rất hiệu quả. Vậy GVMN tổ chức các trò chơi với mục đích GDKNXH cho trẻ vào thời điểm nào trong ngày? Theo số liệu thống kê chúng tôi thấy được sự chênh lệch khá lớn trong từng câu trả lời của GVMN.
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện thời điểm tổ chức các trò chơi nhằm GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
3 344
33 22
6688
1 199
Đa số giáo viên (68 GVMN chiếm tỷ lệ 54%) lựa chọn lồng ghép các trò chơi nhằm GDKNXH cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng trong thực tế như có nói ở trên, khi xuống trường quan sát thì GVMN hầu như ít khi lồng ghép GDKNXH vào các hoạt động hàng ngày của trẻ. Nếu có thì cũng là nhắc nhở trẻ “ồn quá”, “nói nhỏ thôi”,... hoàn toàn không có kế hoạch GDKNXH cho trẻ thật sự.
Có 34 GVMN trong nhóm nghiên cứu chọn GDKNXH cho trẻ trong HĐVC, chiếm 27%. Theo nhận định của người nghiên cứu thì đây cũng không phải là con số chính xác vì hai lý do sau: Một là, trong dự giờ một số giờ HĐVC của các trường tôi thấy các GVMN tổ chức HĐVC đúng chủ đề nhưng không chú trọng đến KNXH của trẻ. Các cô làm thay trẻ nhiều, không cho trẻ giao tiếp nhiều vì sợ ồn, mất trật tự, trẻ không được vui chơi tự do, hết mình nên biểu hiện KNXH trong HĐVC rất hạn chế. Hai là, qua phỏng vấn một số GVMN có nhiều ý kiến khác nhau nhưng chung quy lại đều cho rằng HĐVC giúp trẻ có kỹ năng chơi và chơi vui vẻ mà thôi.
15,1% là tỉ lệ GVMN chọn tổ chức các trò chơi để GDKNXH cho trẻ trong tất cả các thời điểm trong ngày. Còn lại 1,6% tỉ lệ GVMN chọn tổ chức các trò chơi trong giờ học để GDKNXH cho trẻ. Phỏng vấn cô N.T.D trường MGHH2, cô cho biết: “Giờ học chủ yếu GD kiến thức theo chủ đề trong tuần, trong tháng, có tổ chức trò chơi thì chỉ là trò chơi học tập chứ không GDKNXH”. Tức là theo quan điểm của GVMN trò chơi học tập không GDKNXH cho trẻ được. Theo tôi, quan điểm này là sai lầm vì trò chơi học tập cũng là một trong những trò chơi GDKNXH rất tốt cho trẻ. Thông qua trò chơi học tập trẻ có thể thu thập thêm kiến thức về xã hội, rèn luyện kỹ năng qua các bài tập cô giao,...Vì vậy, nếu bỏ qua vai trò GDKNXH của trò chơi học tập thì thật là một điều vô cùng đáng tiếc.
Nhận thức của GVMN về ảnh hưởng của HĐVC đến sự phát triển KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của HĐVC đến sự phát triển KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
Theo phiếu khảo sát thì chỉ có 6/126 GVMN cho rằng HĐVC chỉ thỏa mãn nhu cầu chơi hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến KNXH của trẻ. Nhưng trên thực tế con số này còn cao hơn rất nhiều. Qua quá trình khảo sát thực tế ở trường MN thì rất nhiều GVMN tuy nhận định rất đúng về vai trò của HĐVC đối với việc GDKNXH cho trẻ nhưng khi tổ chức HĐVC lại cho trẻ chơi theo ý thích, chơi tự do, cô chỉ là người tổ chức ra các góc và giữ trật tự trong lớp mà thôi. Thậm chí có GV còn lớn tiếng la trẻ, không cho trẻ trao đổi, trò chuyện với nhau, bắt trẻ phải làm cái này không được làm cái kia, cấm đoán trẻ thái quá.
Tỉ lệ cao nhất là 106 GVMN cho rằng “Qua chơi trẻ hình thành được các KNXH”. Đây là một nhận định hợp lý. Vì HĐVC không những giúp trẻ thõa mãn nhu cầu được chơi vui vẻ mà còn là cơ hội để trẻ bộc lộ, rèn luyện KNXH của mình cũng như học hỏi thêm nhiều KNXH của bạn bè và người lớn.
Nếu như mỗi trường, mỗi lớp, mỗi GVMN đều thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa HĐVC thì trẻ sẽ được sống trong xã hội trẻ em thực sự. Lúc ấy, trẻ không bị cấm đoán, không sợ sệt mà sẽ được tự do, vui vẻ, bộc lộ KNXH của mình. Đồng thời giúp GVMN cũng tận dụng được cơ hội GDKNXH cho trẻ một cách tốt nhất.
7 722
6655
1 10066
8 866
6 6